Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Nhiều cơ hội học cao đẳng

Tạp Chí Giáo Dục

Thi đại học (ĐH) nhưng không trúng tuyển, thí sinh có thể xin xét tuyển vào hệ cao đẳng (CĐ) ở ngay trường ĐH mình vừa dự thi, hoặc hệ CĐ ở các trường ĐH khác.
Thí sinh dự thi ĐH, CĐ năm 2009. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Mùa tuyển sinh năm nay, hầu hết các trường ĐH trong cả nước đều tuyển sinh hệ CĐ dưới hình thức xét tuyển và khá nhiều trường tổ chức đào tạo liên thông từ CĐ lên ĐH.

Năm nay, có hai trường thành viên thuộc ĐH Quốc gia TPHCM xét tuyển hệ CĐ.
Theo đó, ĐH Bách khoa xét tuyển 150 chỉ tiêu khối A ngành bảo dưỡng công nghiệp (chương trình do trường ĐH IUT của Pháp tài trợ), dự kiến liên thông lên ĐH ngành cơ khí – kỹ thuật chế tạo. ĐH Khoa học Tự nhiên xét tuyển 675 chỉ tiêu khối A ngành tin học.
ĐH An Giang xét tuyển 420 chỉ tiêu CĐ các ngành sư phạm. ĐH Tài chính- Marketing (TPHCM) xét tuyển hệ CĐ 1.300 chỉ tiêu ngành quản trị kinh doanh, kế toán, tiếng Anh. ĐH Tôn Đức Thắng xét 620 chỉ tiêu CĐ vào bảy ngành khối A và khối D1.
ĐH Công nghiệp TPHCM xét tuyển đến 4.000 chỉ tiêu CĐ vào 18 ngành học thuộc các khối A, B,D1. ĐH Đà Lạt xét tuyển 700 chỉ tiêu các ngành CNTT, điện tử viễn thông, công nghệ sau thu hoạch và kế toán.
ĐH Giao thông vận tải TPHCM xét 400 chỉ tiêu năm ngành học khối A, mỗi ngành 70 chỉ tiêu. ĐH Nha Trang (Thủy sản cũ) xét 800 chỉ tiêu vào  tám ngành học khối A, B, D1,3.
ĐH Nông lâm TPHCM xét 300 chỉ tiêu vào 5 ngành học. ĐH Sài Gòn xét tuyển đến 2.150 chỉ tiêu CĐ ở 23 ngành học thuộc nhiều khối thi, trong đó có 13 ngành sư phạm. 
ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM xét tuyển 300 chỉ tiêu CĐ cho 5 ngành khối A. ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao TPHCM xét 350 chỉ tiêu ngành giáo dục thể chất.
ĐH Thể dục Thể thao Đà Nẵng cũng xét 380 chỉ tiêu. ĐH Trà Vinh xét 1.300 chỉ tiêu, ĐH Văn hóa TPHCM xét 400 chỉ tiêu, ĐH Mở TPHCM: 250 chỉ tiêu.
ĐH Huế có 300 chỉ tiêu CĐ khối A, B thuộc ĐH Nông lâm; ĐH Đà Nẵng xét 2.000 chỉ tiêu CĐ, trong đó Trường CĐ Công nghệ xét tuyển 1.400 chỉ tiêu, Trường CĐ Công nghệ Thông tin: 550 chỉ tiêu và ĐH Sư phạm 50 chỉ tiêu.
Ở phía Bắc cũng có nhiều trường ĐH xét tuyển CĐ. Nhiều nhất là ĐH Công nghiệp Hà Nội với 4.000 chỉ tiêu cho 14 ngành đào tạo. Kế đến, ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp xét 3.000 chỉ tiêu các ngành công nghệ và kinh tế.
ĐH Công nghiệp Quảng Ninh xét 1.100 chỉ tiêu. ĐH Thái Nguyên có hai đơn vị thành viên xét tuyển 900 chỉ tiêu CĐ, trong đó có 100 chỉ tiêu ngành y tế học đường và ngành kỹ thuật xét nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc ĐH Y Dược, 800 chỉ tiêu thuộc Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông xét tuyển 500 chỉ tiêu (phía Bắc) ba ngành khối A và 150 chỉ tiêu phía Nam. Học viện Ngân hàng xét 900 chỉ tiêu, Học viện Ngoại giao 100 chỉ tiêu.
ĐH Bách khoa Hà Nội xét tuyển 800 chỉ tiêu các ngành điện – tự động hóa, điện tử – viễn thông, CNTT. ĐH Công đoàn: 200 chỉ tiêu, ĐH Điện lực: 650 chỉ tiêu, ĐH Hồng Đức: 960; ĐH Hùng Vương: 250; ĐH Mỏ Địa chất: 450; ĐH Nông nghiệp Hà Nội: 250; ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên: 600;
ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định: 400; ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh: 600; ĐH Sư phạm Nghệ thuật T.Ư: 200; ĐH Thủy lợi: 300; ĐH Thương mại: 300 chỉ tiêu ngành marketing và ngành kinh doanh khách sạn – du lịch; ĐH Văn hóa Hà Nội: 500; Viện ĐH Mở Hà Nội: 600…
Hầu hết các trường ĐH địa phương, các trường đại học ngoài công lập trong cả nước đều xét hệ CĐ. Thí sinh không đổ vào ĐH nhưng có điểm thi ngang điểm sàn CĐ có thể dễ dàng trúng tuyển vào hệ này.     
Song An/ Tiền Phong

Bình luận (0)