Điều này có nghĩa các đối tượng được tuyển thẳng không cần tham gia kỳ thi "3 chung" do Bộ GD-ĐT tổ chức. Cách làm này hứa hẹn là bước đột phá thúc đẩy các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) mạnh dạn thực hiện chủ trương đổi mới tuyển sinh. Nhưng cũng còn đó những lo ngại. Lãnh đạo một trường chuyên bày tỏ lo ngại: Chủ trương nói trên có thể tạo áp lực đầu vào cho trường THPT Năng khiếu của ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, bởi học sinh vào được trường là phần nào có thể yên tâm về "đầu ra". Liệu điều đó có tạo làn sóng đổ xô vào các trường chuyên, trường năng khiếu trong thời gian sắp tới, khi ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh mở rộng đối tượng tuyển thẳng sang học sinh ngoài trường, hoặc khi các trường khác cũng áp dụng cách làm tương tự?
Học sinh trường năng khiếu |
Mặc dù chính sách ưu tiên nói trên nằm ngoài quy định về ưu tiên tuyển thẳng của Bộ GD-ĐT, song lãnh đạo của ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh cho biết, căn cứ vào cơ sở pháp lý hiện hành, nhà trường hoàn toàn có đủ thẩm quyền trong việc quyết định hình thức tuyển sinh… Trước khi đưa hình thức này vào thí điểm, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã tiến hành khảo sát kết quả học tập, các kỳ thi học sinh giỏi, kết quả thi tốt nghiệp THPT của học sinh năng khiếu trường mình trong nhiều năm liền. Theo quy định của trường, việc xét tuyển dựa trên nguyên tắc áp dụng duy nhất một lần vào đúng các khối ngành học phù hợp với chuyên ban của học sinh. Học sinh không sử dụng quyền ưu tiên này vẫn có quyền dự thi vào các trường ĐH khác và được hưởng quyền ưu tiên xét tuyển theo đúng quy chế của Bộ GD-ĐT. Để bảo đảm chất lượng đầu vào của học sinh trường PT năng khiếu được tuyển thẳng, nhà trường có đưa ra điều kiện: Trong 3 năm học THPT, các em phải có hạnh kiểm tốt và đạt danh hiệu học sinh giỏi, hoặc là thành viên đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, thi Olympic quốc tế và có kết quả thi tốt nghiệp loại khá trở lên.
Lý do chính của việc tuyển thẳng là nhà trường muốn tạo động lực cho học sinh năng khiếu có cơ hội phát triển tốt nhất chuyên môn của mình mà không phải lo lắng về kỳ thi tuyển sinh chung. Các chuyên gia tuyển sinh của trường hy vọng chính sách này sẽ phần nào giúp nhiều ngành, đặc biệt là những ngành khoa học cơ bản, thu hút được học sinh giỏi.
ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh là trường đầu tiên "dám" thực thi chính sách này sau nhiều năm ấp ủ. Trong khi đó, ĐH Quốc gia Hà Nội vẫn chưa thực hiện dù cũng có thẩm quyền tương đương. Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) Bùi Duy Cam cho biết nhà trường đã từng đề ra phương án tuyển thẳng, không chỉ với học sinh trường PT năng khiếu mà còn xét tuyển thẳng cả học sinh giỏi quốc gia, học sinh được chọn vào vòng 2 thi Olympic quốc tế. Trực thuộc Bộ GD-ĐT, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có khối THPT mạnh, nơi sản sinh nhiều thủ khoa trong các mùa tuyển sinh. Hiệu phó, TS Nguyễn Thị Tĩnh của nhà trường cũng khẳng định việc tuyển thẳng với các học sinh năng khiếu, học sinh chuyên là rất xứng đáng, cách làm nói trên có thể tạo thêm cơ hội cho các học sinh giỏi. Tuy nhiên, TS Nguyễn Thị Tĩnh lo rằng, khó đạt được mục tiêu thu hút thí sinh giỏi bằng chính sách này, bởi phần lớn các em học khối chuyên, năng khiếu đều đi du học nước ngoài. Số còn lại thường lựa chọn các trường học, ngành học hấp dẫn khác như Ngoại thương, Y, Kinh tế… Lãnh đạo một trường chuyên bày tỏ lo ngại: Chủ trương nói trên có thể tạo áp lực đầu vào cho trường THPT Năng khiếu của ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, bởi học sinh vào được trường là phần nào có thể yên tâm về "đầu ra". Liệu điều đó có tạo làn sóng đổ xô vào các trường chuyên, trường năng khiếu trong thời gian sắp tới, khi ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh mở rộng đối tượng tuyển thẳng sang học sinh ngoài trường, hoặc khi các trường khác cũng áp dụng cách làm tương tự?
Xét tuyển thẳng học sinh chuyên có thể là hướng đi phù hợp cho một số cơ sở đào tạo và phần nào khắc phục những điểm còn hạn chế của cách tuyển sinh hiện nay. TS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu phó Trường ĐH Y Hà Nội, nơi hút rất nhiều học sinh chuyên và năng khiếu, khẳng định: hướng đi của ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh là hợp lý, là điều mà đa số các trường ĐH trên thế giới thực hiện. Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Hữu Tú, dùng chính sách này để "giữ chân" học sinh giỏi là rất khó khăn nếu như trường không có các ngành học hấp dẫn. Trăn trở về phương án tuyển sinh, TS Nguyễn Thị Tĩnh chia sẻ, "điều quan trọng nhất là chúng ta phải nỗ lực để có được kỳ thi "2 trong 1" chất lượng cao, để kỳ thi tốt nghiệp phản ánh chính xác thực lực của học sinh. Trên cơ sở đó, việc xét tuyển có thể áp dụng một cách rộng rãi mà vẫn bảo đảm chất lượng đầu vào".
Theo NB&CL
Bình luận (0)