Mùa thi tuyển sinh đại học, cao đẳng đã cận kề, cũng là lúc các đối tượng phạm tội giở đủ mọi trò lừa gạt để kiếm tiền bất chính từ thí sinh và gia đình họ. Thủ đoạn của chúng rất đa dạng, có thể là tự rao bán đề thi, bài giải hoặc có khả năng truyền đáp án vào phòng thi; một số đối tượng lại “vẽ” nên những mối quen biết “cấp cao” để chạy trường, chạy điểm.
Tất cả đều nhằm đánh vào điểm yếu của cả thí sinh và người thân: muốn thi đỗ nhưng lại không muốn mất nhiều công sức ôn luyện và thi thố đàng hoàng. Để tránh trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo, mất tiền oan, bạn hãy cảnh giác với những tin nhắn bất ngờ từ số lạ trên điện thoại di động hoặc cửa sổ chat trên mạng mời gọi “mua” đề, hay việc những người không quen biết bỗng dưng tiếp xúc với mình ở quán nước, bến xe, sau đó tự giới thiệu làm ở Sở này, Bộ nọ và gợi ý có thể “giúp đỡ”.
Nhưng hơn hết, các bậc phụ huynh cần động viên, khuyến khích con em mình có quyết tâm giành được “suất” vào đại học, cao đẳng bằng thực lực. Nếu nhận thấy không có khả năng học lên cao, vẫn có thể tìm con đường khác để lập thân và thành đạt, không nhất thiết cứ phải cố kiếm tấm bằng danh nghĩa bằng những việc làm khuất tất.
Hãy dựa vào chính sức mình trong mỗi kỳ thi |
Bạn đọc thân mến!
Dưới sức ép của xã hội hiện đại, ngày càng nhiều người mắc phải chứng stress hay trầm cảm, nhất là các ngành nghề như giáo viên, nhà báo, chứng khoán, bất động sản, ngân hàng… Một nghiên cứu mới của các chuyên gia thần kinh thuộc Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, hội chứng này cũng có thể “lây lan” sang những người cùng chung sống dưới một mái nhà, cụ thể là khi một thành viên gia đình mắc phải chứng trầm cảm, thì nguy cơ những người khác cũng bị trầm cảm kéo theo là rất cao.
Đặc biệt với đàn ông, vì tâm lý “phái mạnh” nên thường giấu giếm bệnh tật, tự giải tỏa bằng cách hút thuốc, uống rượu…, khiến hậu quả càng trầm trọng hơn và đặt gia đình trước khả năng mắc bệnh cao hơn. Chính vì vậy, cần phát hiện và điều trị sớm chứng “bệnh hiện đại” này để duy trì sức khỏe và hạnh phúc gia đình.
Thưa bạn đọc
Một lần nữa, vấn đề vệ sinh tại các quán giải khát, cà phê lại được xới lên khi phóng viên một tờ báo mạng đóng vai “xâm nhập” vào tận phía sau quầy pha chế nước giải khát, nơi diễn ra bao nhiêu hành vi làm ăn hoặc cẩu thả, hoặc dối trá mà khách hàng không thể biết, khó có thể kiểm tra.
Mỗi năm ở Việt Nam có hàng triệu ca ngộ độc thực phẩm với 100-200 người chết, tuy nhiên những sự việc tương tự vẫn tồn tại hàng ngày, hàng giờ. Xem ra chuyện giáo dục, tuyên truyền để thay đổi quan niệm bất chấp hậu quả chạy theo lợi nhuận của người bán hàng trong sớm chiều là không thể, vì vậy, tốt nhất là… mỗi người dân phải tự bảo vệ mình khi ăn, uống dọc đường.
Chúc bạn đọc một ngày mới bình yên!
Theo ANT
(ANTĐ)
Bình luận (0)