Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Những “sát thủ” mang tên… đình chỉ thi

Tạp Chí Giáo Dục

Cho dù Quy chế đã nêu rõ, giám thi coi thi đã nhắc nhở nhiều nhưng hàng năm sau mỗi đợt thi số lượng thí sinh bị đình chỉ thi bởi những điều “cấm kị” vẫn phổ biến ở mực độ cao. Không những thế sau lỗi này thí sinh còn bị cấm thi ở đợt thi kế tiếp, thậm chí là cả mùa tuyển sinh năm sau.
“Sát thủ” mang tên điện thoại
Thống kế 3 mùa tuyển sinh gần đây (2008, 2009 và 2010) cho thấy, trong tổng số thí sinh vi phạm quy chế thi cả nước thì có đến 2/3 liên quan đến điện thoại. Điều đáng nói là ở chỗ phần lớn thí sinh mang điện thoại vào phòng thi đều không cố ý, thậm chí có thí sinh khi bị lập biên bản thì mới phát hiện ra là có “sát thủ” trong người. Tuy nhiên điều “oái ăm” nhất đó là phần lớn các trường hợp mang điện thoại vào phòng thi bị giám thị phát hiện đều do bản thân vật dụng này “tố” thân chủ.
Nhờ mùa tuyển sinh năm 2008, trong ngày đầu tiên của kỳ thi ĐH tại điểm thi ĐH Lao động Xã hội, một thí sinh phải giã biệt kỳ thi vì cú điện thoại của bố mẹ, dù “chú dế” để ở chế độ rung.
Thí sinh rời phòng thi năm 2010. (Ảnh Phạm Hải)
Trong lúc làm bài, bố đợi bên ngoài sốt ruột quá nên gọi điện hỏi thăm nhưng thí sinh này không nghe máy. Phụ huynh này càng sốt ruột tợn vì không biết con của mình sao rồi nên phải giục vợ gọi lại, quyết hỏi thăm cho bằng… nghe! Trước sự bị “quấy rầy” sĩ tử đành rút máy ra nhắn tin để thông báo ra ngoài. Điện thoại thì để chế độ “im lặng” nhưng âm báo tin nhắn lại chưa bị “khóa miệng” nên khi báo gửi và báo nhận đã “tít” lên một tiếng tố cáo thân chủ! Phòng thi thì lặng như tờ và sĩ tử cũng không thể thanh minh được vì sao lại có tiêng kêu “oan nghiệt” ấy phát lên từ túi quần mình nên đành ngậm ngùi ký vào biên bản và lủi thủi rời khỏi phòng thi…
Những mùa tuyển sinh sau đó ý thức thí sinh đã được nâng cao hơn nên các “chú dế” cũng có ít cơ hội “lên tiếng” trong khi thân chủ làm bài. Nhưng lại xuất hiện các tình huống “bi hài” hơn.
Chẳng hạn như tuyển sinh năm 2009 có thí sinh để điện thoại trong túi quần và tắt mọi chế độ nhưng lại để mặt hiện thị quay lên trên. Khi có tin nhắn của người thân mặc dù chẳng có tiếng kêu gì nhưng khổ nổi màn hình lại bật sáng và chẳng có khăn gì để lọt vào tầm ngắm của giám thị và hậu quả bị đình chỉ thi đáng tiếc…
Hay như năm 2010, một sĩ tử dự thi vào Trường ĐH Thương Mại đã đề phòng đến mức tắc nguồn rồi mới cho vào túi quần. Nhưng khi làm bài rà nữa thời gian giám thị đi qua thấy túi quần cộm nên yêu cầu lôi ra để kiểm tra. Mặc dù thanh minh là điện thoại đã tắt nguồn nhưng theo quy chế thi giám thị vẫn phải cương quyết lập biên bản đình chỉ thi…
Theo thượng tá Vũ Minh Chính, Phó trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ TP Hà Nội thì nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thí sinh bị đình chỉ vì điện thoại di động những mùa tuyển sinh qua vẫn ở mức cao vẫn là do công tác nhắc nhở và nhận thức của sĩ tử. Quá trình thống kê cho thấy, đối với những trường tốp trên thì hiếm khi thấy thí sinh vi phạm vì những em ĐKDT vào đây đều là những người có kiến thức tốt, các em ý thức được vấn đề. Còn đối với những trường tốp dưới do các em có trình độ thấp hơn nên đôi khi nhận thức cũng kém hơn.
Bên cạnh đó nhiều thí sinh cũng có tâm lý nếu gửi điện thoại cho nhà trường thì sợ bị mất. Cũng có em thì do mới lần đầu ra Hà Nội thì lại có tâm lý lạc bố mẹ, người thân sau khi kết thúc môn thi nên cứ nghĩ mang vào mà không sử dụng chắc không sao…
Để giải quyết vấn đề này trong kì thi năm nay, Thượng tá Chính cho rằng, cần phải nâng cao nhận thức của thí sinh khi sử dụng điện thoại trong quá trình dự thi. Thí sinh cần phải nhận thức được rằng, mang điện thoại vào phòng thi dù sử dụng hay chưa sử dụng đều bị đình chỉ thi.
Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường công tác nhắc nhở thí sinh trước khi bước vào phòng thi. Gia đình của thí sinh cũng cần đề cao trách nhiệm để nhắc nhở các em trước khi đến trường thi.
Mang tài liệu: Đề phòng hay tai họa?
Nếu như việc mang điện thoại di động vào phòng thi thường là vô tình thì việc “găm” tài liệu để dự thi được coi là cố ý. Mặc dù số lượng thí sinh bị lập biên bản vi phạm mang “phao” vào phòng thi ở mỗi mùa tuyển sinh không ở mức quá phổ biến những hai năm trở lại đây nhiều sĩ tử luôn có tư tưởng mang vào để đề phòng, nhất là các môn thi xã hội. 
Mùa tuyển sinh năm 2010, tại Hội đồng thi trường Học viện Hành chính Quốc gia một thí sinh vì có tư tưởng như vậy nên đã mang tài liệu vào phòng thi, đang chăm chú làm bài thì giám thi phát hiện ra và hậu quả bị lập biên bản đình chỉ thi. Mặc dù đã cố “cứu vớt” bằng cách cương quyết không kí vào biên bản với lý do: Em có sử dụng đâu! Tuy nhiên, sau khi được đưa xuống Hội đồng và “học lại” quy chế thi thí sinh này đành phải ngậm ngùi chấp nhận…rời cuộc đua.
Theo đánh giá của một bộ tuyển sinh thì các thầy cô đi coi thi nhiều nên dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa một thí sinh làm bài thực thụ với một thí sinh có ý đồ gian lận. Chính vì thế chỉ cần để ý đến hành vi là có thể phát hiện được vấn đề. Do đó khi dự thi thí sinh đừng có tưởng nghĩ rằng là “qua mặt” được giám thị. 
“Nhiều thí sinh cứ cho rằng mang tài liệu vào để đề phòng cho chắc ăn nhưng đây chính là yếu tố tạo ra sự dao động rất lớn khi làm bài. Lúc nào các em cũng có tâm lý sợ bị phát hiện hoặc khi không làm được bài dễ hình thành xu hướng muốn quay cóp. Thông thường khi không có tài liệu trong người thí sinh làm bài thoải mái hơn và quan trọng nhất khi “bí” thì “bộ não” sẽ hoạt động hết công suất chứ không có thói trông chờ, ỷ lại”-Cán bộ tuyển sinh này phân tích.
Kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ đã đến gần nên việc ổn định tâm lý là rất cần thiết. Căng thẳng kèm theo bao nỗi lo lắng sẽ khiến cho thí sinh “mụ mẫm” và quên đi những điều tối “kị” ở kì thi. Hi vọng qua bài viết này các em sẽ tỉnh táo hơn để tránh bị loại ra khỏi cuộc chơi sớm với những tâm trạng buồn không tên.
Theo Song Nguyễn
(Vietnamnet)

Bình luận (0)