Năm nay, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ký công văn thành lập các đoàn thanh tra ngay giữa đợt xét tuyển nguyện vọng 2 (NV2), thay vì đợi tới khi kết thúc khâu tuyển sinh như mọi năm. Điều này giúp cho thí sinh tránh được những thiệt thòi, đồng thời Bộ cũng sớm kiểm soát được vấn đề phát sinh từ những quy định mới áp dụng.
Thông tin xét tuyển, mỗi trường một kiểu
Theo quy định năm nay, hằng ngày các trường cần cập nhật thông tin về hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2 của thí sinh (TS) và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường. Tuy nhiên, sau gần 1 tuần nhận hồ sơ, nhiều trường vẫn chưa tuân thủ đúng các quy định hoặc thực hiện chưa hết các quy định Bộ đã đề ra. Có trường chưa đưa các số liệu về hồ sơ xét tuyển lên trang web, như Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội; có trường đưa số liệu nhưng không cập nhật hằng ngày; trường thì lại không công khai danh sách TS song lại thống kê chi tiết số lượng hồ sơ của mỗi chuyên ngành, như Trường ĐH Điện lực… Lý do chung mà đại diện một số trường nhận nhiều hồ sơ xét tuyển cho biết là rất khó khăn khi cập nhật thông tin hằng ngày bởi lực lượng nhân sự mỏng; thông tin đưa lên trang web có thể không chính xác do lỗi kỹ thuật. Vào giờ cao điểm, tình trạng nghẽn mạng có thể xảy ra do nhiều thí sinh truy cập cùng một lúc…
Theo quy định năm nay, hằng ngày các trường cần cập nhật thông tin về hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2 của thí sinh (TS) và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường. Tuy nhiên, sau gần 1 tuần nhận hồ sơ, nhiều trường vẫn chưa tuân thủ đúng các quy định hoặc thực hiện chưa hết các quy định Bộ đã đề ra. Có trường chưa đưa các số liệu về hồ sơ xét tuyển lên trang web, như Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội; có trường đưa số liệu nhưng không cập nhật hằng ngày; trường thì lại không công khai danh sách TS song lại thống kê chi tiết số lượng hồ sơ của mỗi chuyên ngành, như Trường ĐH Điện lực… Lý do chung mà đại diện một số trường nhận nhiều hồ sơ xét tuyển cho biết là rất khó khăn khi cập nhật thông tin hằng ngày bởi lực lượng nhân sự mỏng; thông tin đưa lên trang web có thể không chính xác do lỗi kỹ thuật. Vào giờ cao điểm, tình trạng nghẽn mạng có thể xảy ra do nhiều thí sinh truy cập cùng một lúc…
Cương quyết xử lý vi phạm
Năm nay, Bộ GD-ĐT cũng đặc biệt lưu ý các trường không gửi giấy triệu tập trúng tuyển NV2 cho TS không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, kể cả TS có nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển nhưng không đúng quy định. Tuy nhiên, trên thực tế, dẫu không phổ biến như năm 2010, năm nay vẫn diễn ra tình trạng TS nhận được giấy triệu tập của trường "lạ". Về vấn đề này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết các đoàn thanh tra đã đi kiểm tra những trường gửi giấy báo cho TS không đăng ký vào trường, cương quyết xử lý các vi phạm và sẽ có kết quả kiểm tra khi hết đợt xét tuyển. Năm nay, việc gửi giấy báo tràn lan bị coi là trái quy định nên nhiều trường chuyển sang chiêu dụ TS bằng nhiều cách khác, thậm chí thưởng quà bằng tiền cho TS hay cho các đơn vị giới thiệu TS. Trước tình trạng này, Bộ cũng yêu cầu các trường tập trung tìm các giải pháp cải thiện hình ảnh, nâng cao chất lượng và uy tín của trường, không thông tin, quảng bá việc áp dụng các biện pháp thu hút TS bằng mọi giá, dưới mọi hình thức, thiếu lành mạnh, gây phản cảm và bức xúc trong dư luận xã hội.
Việc năm nay Bộ GD-ĐT bãi bỏ chỉ tiêu đào tạo ngoài ngân sách cũng khiến nhiều TS bỡ ngỡ, bởi trong cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011”, một số trường vẫn có thông báo về chỉ tiêu này. Nhiều ý kiến cho rằng hệ đào tạo chất lượng cao trên thực tế cũng chẳng khác gì đào tạo ngoài ngân sách trên diện rộng. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định: Đào tạo ngoài ngân sách là lấy điểm thấp, đóng học phí cao. Còn đào tạo chất lượng cao là trường công khai điều kiện, TS phải trúng tuyển vào trường và được lựa chọn với mục tiêu học phí tương ứng với chất lượng. Thứ trưởng Bùi Văn Ga phân tích thêm: Hiện nay chúng ta chưa có điều kiện để nâng cao chất lượng cho tất cả các trường, các ngành. Việc có những lớp chất lượng cao sẽ nâng chất lượng đầu ra cho một bộ phận sinh viên và việc mở lớp chất lượng cao là bình đẳng ở tất cả các trường đại học.
Để đáp ứng nhu cầu nhân lực của một số địa phương, nhân lực cho một số ngành nghề, năm nay Bộ GD-ĐT tiếp tục cho phép một số trường hợp đặc biệt được áp dụng điều 33 của Quy chế tuyển sinh. Tuy nhiên, nhiều ý kiến băn khoăn cho rằng như vậy TS chỉ đạt 8 điểm vẫn có thể vào ĐH. Về vấn đề này, Vụ phó Vụ ĐH Ngô Kim Khôi cho biết: Ưu tiên nói trên chỉ được áp dụng với TS là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu ở vùng cao, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Tất nhiên đối với những trường hợp này đòi hỏi TS phải nỗ lực phấn đấu và các trường cũng phải đầu tư nhiều hơn đối với nguồn đầu vào có mức điểm thấp như vậy.
Năm nay, Bộ GD-ĐT cũng đặc biệt lưu ý các trường không gửi giấy triệu tập trúng tuyển NV2 cho TS không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, kể cả TS có nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển nhưng không đúng quy định. Tuy nhiên, trên thực tế, dẫu không phổ biến như năm 2010, năm nay vẫn diễn ra tình trạng TS nhận được giấy triệu tập của trường "lạ". Về vấn đề này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết các đoàn thanh tra đã đi kiểm tra những trường gửi giấy báo cho TS không đăng ký vào trường, cương quyết xử lý các vi phạm và sẽ có kết quả kiểm tra khi hết đợt xét tuyển. Năm nay, việc gửi giấy báo tràn lan bị coi là trái quy định nên nhiều trường chuyển sang chiêu dụ TS bằng nhiều cách khác, thậm chí thưởng quà bằng tiền cho TS hay cho các đơn vị giới thiệu TS. Trước tình trạng này, Bộ cũng yêu cầu các trường tập trung tìm các giải pháp cải thiện hình ảnh, nâng cao chất lượng và uy tín của trường, không thông tin, quảng bá việc áp dụng các biện pháp thu hút TS bằng mọi giá, dưới mọi hình thức, thiếu lành mạnh, gây phản cảm và bức xúc trong dư luận xã hội.
Việc năm nay Bộ GD-ĐT bãi bỏ chỉ tiêu đào tạo ngoài ngân sách cũng khiến nhiều TS bỡ ngỡ, bởi trong cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011”, một số trường vẫn có thông báo về chỉ tiêu này. Nhiều ý kiến cho rằng hệ đào tạo chất lượng cao trên thực tế cũng chẳng khác gì đào tạo ngoài ngân sách trên diện rộng. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định: Đào tạo ngoài ngân sách là lấy điểm thấp, đóng học phí cao. Còn đào tạo chất lượng cao là trường công khai điều kiện, TS phải trúng tuyển vào trường và được lựa chọn với mục tiêu học phí tương ứng với chất lượng. Thứ trưởng Bùi Văn Ga phân tích thêm: Hiện nay chúng ta chưa có điều kiện để nâng cao chất lượng cho tất cả các trường, các ngành. Việc có những lớp chất lượng cao sẽ nâng chất lượng đầu ra cho một bộ phận sinh viên và việc mở lớp chất lượng cao là bình đẳng ở tất cả các trường đại học.
Để đáp ứng nhu cầu nhân lực của một số địa phương, nhân lực cho một số ngành nghề, năm nay Bộ GD-ĐT tiếp tục cho phép một số trường hợp đặc biệt được áp dụng điều 33 của Quy chế tuyển sinh. Tuy nhiên, nhiều ý kiến băn khoăn cho rằng như vậy TS chỉ đạt 8 điểm vẫn có thể vào ĐH. Về vấn đề này, Vụ phó Vụ ĐH Ngô Kim Khôi cho biết: Ưu tiên nói trên chỉ được áp dụng với TS là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu ở vùng cao, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Tất nhiên đối với những trường hợp này đòi hỏi TS phải nỗ lực phấn đấu và các trường cũng phải đầu tư nhiều hơn đối với nguồn đầu vào có mức điểm thấp như vậy.
Theo Quỳnh Phạm
(HNM)
Bình luận (0)