Vừa qua, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã có buổi làm việc với UBND TP.HCM cùng đại diện nhiều trường ĐH và phổ thông trên địa bàn về chiến lược giáo dục năm 2011 – 2020.
Trong buổi làm việc, nhiều vấn đề đã được đưa ra bàn luận như: đưa TP.HCM thành một trong những địa phương đi đầu về giáo dục, nâng cao chất lượng và thu nhập cho đội ngũ giảng viên, quyền tự chủ cho các trường, sự phân tầng ĐH, việc quản lý về mặt nhà nước với những người du học tự túc…
Trong buổi làm việc, nhiều vấn đề đã được đưa ra bàn luận như: đưa TP.HCM thành một trong những địa phương đi đầu về giáo dục, nâng cao chất lượng và thu nhập cho đội ngũ giảng viên, quyền tự chủ cho các trường, sự phân tầng ĐH, việc quản lý về mặt nhà nước với những người du học tự túc…
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận
Ý kiến của hiệu trưởng 2 trường ĐH rất được các đại biểu quan tâm, đó là Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), PGS-TS Võ Văn Sen cho rằng: “Đã đến lúc phải chấm dứt ngay kỳ thi “ba chung” đó là: chung đề, chung đợt, sử dụng chung kết quả mà thay vào đó nên giao cho các trường tự tổ chức với nhiều đợt thi trong năm. Bởi lẽ, không nước nào như VN khi mà cả dân tộc hơn 80 triệu người lại hồi hộp theo dõi vào từng dấu trừ, dấu cộng… của một kỳ thi tuyển sinh như vậy”.
PGS-TS Mai Hồng Quỳ – Hiệu trưởng trường ĐH Luật TP.HCM, phát biểu: “Việc thay đổi một kỳ thi tuyển sinh cần phải có lộ trình với kế hoạch cụ thể. Nếu bỏ ngay kỳ thi “ba chung” trong năm sau thì e rằng chất lượng đầu vào của các trường không được đảm bảo. Nên tùy vào điều kiện thực tế của mỗi trường mà có cách thay đổi tuyển sinh đầu vào cho phù hợp”.Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định: “Bộ sẽ sẵn sàng ủng hộ một sự thay đổi trong kỳ thi tuyển sinh nếu các trường đưa ra được phương án khác tốt hơn. Tuy nhiên, phương án đó phải đảm bảo ba điều kiện: không được lặp lại việc luyện thi tràn lan như trước đây, phải công khai cho toàn dân giám sát và đảm bảo được sự an toàn”.
PGS-TS Mai Hồng Quỳ – Hiệu trưởng trường ĐH Luật TP.HCM, phát biểu: “Việc thay đổi một kỳ thi tuyển sinh cần phải có lộ trình với kế hoạch cụ thể. Nếu bỏ ngay kỳ thi “ba chung” trong năm sau thì e rằng chất lượng đầu vào của các trường không được đảm bảo. Nên tùy vào điều kiện thực tế của mỗi trường mà có cách thay đổi tuyển sinh đầu vào cho phù hợp”.Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định: “Bộ sẽ sẵn sàng ủng hộ một sự thay đổi trong kỳ thi tuyển sinh nếu các trường đưa ra được phương án khác tốt hơn. Tuy nhiên, phương án đó phải đảm bảo ba điều kiện: không được lặp lại việc luyện thi tràn lan như trước đây, phải công khai cho toàn dân giám sát và đảm bảo được sự an toàn”.
Theo Duy Tuấn
(CAO)
Bình luận (0)