Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Phải hiểu rõ ngành Tài chính ngân hàng thì hãy thi vào

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

 “Tôi nhìn thấy trong 5 năm tới, thị trường Tài chính ngân hàng vẫn rất sôi động, cơ hội việc làm rất lớn. SV học ngành Tài chính Ngân hàng hiện nay, về mặt thời gian rất đúng thời điểm vì sắp tới có sự thay đổi lớn trong hệ thống ngân hàng”.
Đó là chia sẻ của ông Tom Nguyễn – giám đốc Pháp chế Ngân hàng Standard Chartered tại Việt Nam, Lào và Cam pu chia với hàng trăm phụ huynh, học sinh tại hội thảo chuyên đề “Triển vọng nghề nghiệp trong ngành Tài chính Ngân hàng tại Việt Nam” do trường ĐH Anh Quốc Việt Nam (British University Vietnam – BUV) tổ chức ngày 8/2.
 
Ông Tom Nguyễn.
Là một chuyên gia, nhiều năm hoạt động trong ngành Tài chính ngân hàng từ Châu Âu, Châu Phi, Châu Á, và Trung Đông và hiện nay tại Việt Nam, ông đánh giá về thị trường Ngân hàng hiện nay như thế nào?
Tôi nhìn thấy trong 5 năm tới, thị trường Tài chính ngân hàng vẫn rất sôi động, cơ hội việc làm rất lớn. SV theo học ngành Tài chính ngân hàng hiện nay rất đúng thời điểm vì sắp tới có sự thay đổi rất lớn trong hệ thống ngân hàng. Bây giờ có thể nhìn thấy sự khủng hoảng trong ngành ngân hàng, hình ảnh không tốt cả ở ngân hàng châu Âu và châu Mỹ vì họ tiếp nhận nhiều rủi ro nhưng trong tương lai, tôi nhìn thấy ngân hàng có trách nhiệm, đạo đức hơn bởi vì không thể nào gặp quá nhiều rủi ro như hiện nay mà các bạn đang nhìn thấy.
Trong tương lai, các bạn trẻ học xong ngành này có cơ hội thay đổi định hướng và để nâng cao hình ảnh khối ngân hàng, đó là điều rất quan trọng. Các bạn biết, khối ngân hàng luôn luôn quan trọng đối với xã hội, lĩnh vực kinh tế. Hiện tại rất nhiều ngân hàng Việt Nam phụ thuộc vào người nước ngoài, nhiều vị trí quan trọng đều do người nước ngoài nắm giữ. Nhưng trong tương lai, người Việt Nam phải đảm nhận những chức vụ, vai trò này vì người nước ngoài không thể ở đây mãi được.
Theo một khảo sát mới nhất của ĐH FPT với 20.000 học sinh cho thấy, năm 2012, lượng thí sinh mong muốn thi vào ngành Tài chính – Ngân hàng giảm khá nhiều so với năm 2011. Một số chuyên gia trong nước cũng nhận định, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ dư thừa nguồn nhân lực ngành Tài chính ngân hàng. Ông chia sẻ gì về vấn đề này khi nhận định trên mâu thuẫn với dự đoán của ông?
Tôi cho rằng, thất nghiệp là vấn đề lớn trên toàn thế giới chứ không riêng gì ở Việt Nam vì vậy trong khối ngân hàng, có nhiều ngân hàng họ xem xét lại hoạt động của họ, cũng có ngân hàng phải đóng cửa. Điều đó tạo nên sự cân bằng cũng nhưng tiếp tục tạo ra cơ hội việc làm.
Làm quản lý ngân hàng tại Việt Nam nhiều năm, ông nhận xét thế nào về sinh viên Việt Nam làm việc tại ngân hàng của ông?
Những cái chúng tôi nhìn thấy không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước châu Á là do các bạn học nhiều và kiến thức sách vở nhiều quá. Trong khi đó các bạn không được khuyến khích nghĩ đến bản thân của mình khi ra trường. Chính các bạn phải biết đặt ra câu hỏi, đối mặt với thử thách, vượt qua thử thách chứ không phải đơn giản chấp nhận và nghe lời.
Các chương trình học về Tài chính ngân hàng cần cung cấp cho sinh viên những kỹ năng như kỹ năng thuyết phục, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm. Đó là những yếu tố rất quan trọng cho các bạn khi làm việc sau này.
Ông chia sẻ gì với các thí sinh muốn học ngành Tài chính ngân hàng?
Các em phải nhận biết tình hình hiện tại của khối ngân hàng, bởi vì khối ngân hàng hiện nay thay đổi rất nhiều, nó không chỉ đơn thuần là nơi giữ tiền mà phải hiểu cốt lõi của nó là nơi làm ra tiền. Bên cạnh đó, các bạn nên hiểu hoạt động ngành ngân hàng 10 năm tới sẽ khác với 10 năm trước nên muốn thi vào ngành Tài chính ngân hàng các bạn phải hiểu rõ bản chất của ngành ngân hàng hiện nay sẽ thay đổi như thế nào để biết mình có phù hợp không và phải thể hiện đúng trách nhiệm của mình thì hãy thi vào.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Hồng Hạnh
Theo DTO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)