Quyết tâm giữ tính bảo mật, an toàn đề và bài thi, giữ nghiêm kỷ cương trường thi, đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trưởng Ban chỉ đạo Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2011-2012 đối với các Hội đồng coi thi tuyển sinh lần này
Tại kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông vừa qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn có nơi còn chủ quan trong việc giữ an toàn trong khu vực tổ chức thi… Lần này, thành phố đã quán triệt tới toàn bộ 158 Hội đồng coi thi trên địa bàn là phải thực hiện tốt hơn kỳ thi tốt nghiệp THPT ở mọi khâu với tinh thần từng thành viên tham gia phải tuyệt đối không được chủ quan, lơ là khi thực hiện nhiệm vụ.
Ảnh: Internet
|
Các chủ tịch Hội đồng coi thi được giao trách nhiệm bố trí nơi ăn, ở và các điều kiện sinh hoạt bảo đảm cho lãnh đạo Hội đồng coi thi và cán bộ an ninh bảo vệ đề, bài và trường thi trong suốt thời gian diễn ra kỳ thi, tuyệt đối không được để ai bỏ vị trí.
Song song với các biện pháp bảo đảm an toàn tối đa cho kỳ thi tuyển vào lớp 10 của thành phố, để tránh tâm lý lo lắng, mất bình tĩnh cho thí sinh do tính chất cạnh tranh của kỳ thi, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội đã yêu cầu các giám thị coi thi chú ý giữ thái độ nhẹ nhàng, chu đáo khi hướng dẫn thí sinh làm thủ tục dự thi; tích cực động viên các em cố gắng làm bài thi theo đúng khả năng; không được gây không khí căng thẳng trong trường thi.
Đặc biệt, khi coi thi, các giám thị được yêu cầu thực hiện "3 không", để thí sinh không dám, không thể và không muốn vi phạm Quy chế thi. Theo đó, giám thị phải cương quyết áp dụng những chế tài xử phạt nghiêm khắc, đúng quy định để thí sinh không dám vi phạm; tiếp theo là răn đe, phòng ngừa, ngăn chặn để các em không thể vi phạm; cuối cùng là giáo dục ý thức, tinh thần tự giác để thí sinh không muốn vi phạm…/.
Đặc biệt, khi coi thi, các giám thị được yêu cầu thực hiện "3 không", để thí sinh không dám, không thể và không muốn vi phạm Quy chế thi. Theo đó, giám thị phải cương quyết áp dụng những chế tài xử phạt nghiêm khắc, đúng quy định để thí sinh không dám vi phạm; tiếp theo là răn đe, phòng ngừa, ngăn chặn để các em không thể vi phạm; cuối cùng là giáo dục ý thức, tinh thần tự giác để thí sinh không muốn vi phạm…/.
Theo Tintuc
Bình luận (0)