Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Bộ bảo thủ trong việc xác định điểm sàn

Tạp Chí Giáo Dục

Theo Hiệu trưởng ĐH dân lập Hải Phòng, mức điểm sàn năm nay bằng năm ngoái có phần cứng nhắc, bảo thủ khi điểm thí sinh thực tế thấp hơn năm ngoái.

Sau khi Bộ GD – ĐT công bố mức điểm sàn tuyển sinh năm nay, một số trường top dưới cho rằng mức điểm này sẽ gây khó khăn cho các trường trong công tác tuyển sinh. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều ngành đứng trước nguy cơ đóng cửa vì cạn nguồn tuyển.
Theo ông Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải phòng cho biết, ông và nhiều cán bộ trong trường cũng như các trường cùng top khác không hài lòng với quyết định của Bộ về mức điểm sàn tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay. Ông Nghị cho rằng, điểm môn Sử năm nay quá thấp vậy mà điểm chuẩn khối C không có thay đổi so với năm ngoái là Bộ hơi cững nhắc.
“Điểm thi của thí sinh thấp hơn năm ngoái thì Bộ có thể đưa ra mức điểm sàn thấp hơn năm ngoái một chút để tạo điều kiện cho thí sinh cũng như các trường. Không nhất thiết Bộ cứ phải đưa ra mức điểm sàn cao hơn hoặc bằng chứ không thể thấp hơn năm trước. Như vậy là quá cứng nhắc và bảo thủ”, ông Nghị nói.
Với mức điểm sàn Bộ GD – ĐT vừa công bố sáng nay, nhiều trường lo không xoay đủ 50% chỉ tiêu. Ảnh minh họa: Đức Long

Cũng theo ông Nghị, với mức điểm sàn này chắc chắn ĐH Hải Phòng sẽ gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh năm nay. Bởi lẽ, tổng thí sinh cả hệ ĐH và CĐ đạt mức 10 trở lên mới được 37%. Năm ngoái, nhà trường đã phải bù chỉ tiêu CĐ sang ĐH thì mới được 96%.

Ông Nghị hy vọng, với những thành tựu nhà trường đã làm được trong những năm vừa qua trường sẽ thu hút được nhiều thí sinh đến với trường qua NV2 và NV3.
Tương tự, ông Đặng Văn Định, Chủ tịch Hội đồng quản trị ĐH Chu Văn An cho rằng, mức điểm sàn của Bộ không ảnh hưởng đến các trường top trên, top giữa nhưng sẽ gây khó khăn cho các trường top dưới, nhất là các trường ngoài công lập không ở thành phố trung tâm.
Điểm sàn ĐH khối A, D là 13, khối B, C là 14 điểm.
Điểm sàn CĐ thấp hơn điểm sàn ĐH 3 điểm
Cũng theo ông Định, với mức điểm sàn này, trường đàn đứng trước nguy cơ không tuyển đủ 50% chỉ tiêu. “ Năm ngoái, bằng mọi cách, trường cố gắng lắm mới tuyển được trên 50”% chỉ tiêu. Với tình hình điểm thi năm nay của thí sinh, đây cũng là một con số khó khăn đặt ra với trường”, ông Định phản ánh.
Chung hoàn cảnh, ông Nguyễn Đình Tư, Trưởng phòng đào tạo ĐH Phú Xuân (Huế) cho biết, mức điểm sàn Bộ GD – ĐT vừa công bố hơi cao với điểm thi thực tế của thí sinh, nhất là với khối C. Với mức điểm sàn này, một số ngành tuyển sinh khối C sẽ rất khó khăn.
“Mức điểm sàn này không chỉ gây khó cho trường tôi mà một số trường công lập như ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng chắc chắn cũng khó khăn. Những thí sinh đủ điểm sàn có thể vào được trường công lập thì tội gì các em ấy nộp hồ sơ vào trường dân lập”, ông Tư tâm sự.
Cũng theo ông Tư, ngoài yếu tố vùng miền, việc thí sinh chọn trường đăng ký xét tuyển NV2, NV3 còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, quan điểm của gia đình. Ngoài ra, trong số thí sinh đạt điểm sàn có tới 5% thí sinh ảo.
Tuy nhiên, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, Bộ đã xem xét kỹ kiến nghị về xác định điểm sàn của các trường và quyết định đưa ra mức điểm sàn như đã công bố. Khi xác định điểm sàn, Bộ đã xét đến tất cả các yếu tố liên quan như: kết quả tuyển sinh, từng tỉnh, vùng miền khác nhau.
Theo ông Ga, với mức điểm này, Bộ đã tính toán mức dôi dư rất lớn giữa số lượng thí sinh thiếu và thừa. Ví dụ , ở khối A số lượng dư hơn 1,5 lần số thiếu; khối B số dư/số thiếu là 21 lần, năm ngoái khối này chỉ số lượng hơn nhau chỉ 8 lần. Sở dĩ như vậy vì lượng hồ sơ ảo nộp vào khối B là rất lớn trong các năm là rất lớn, các trường khó khăn khi tuyển sinh. Các khối C, D mức dư vẫn tương đương so với năm ngoái.
Bộ cũng đã có thống kê, những vùng miền có số lượng thí sinh thiếu như Tây Bắc, ĐBSCL…, nếu các em không trúng tuyển ở khu vực các thành phố lớn mà quay về học các trường địa phương số lượng dư hơn rất nhiều. Ví dụ, nếu các thí sinh không đỗ ở TP.HCM mà quay về khu vực ĐBSCL thì số lượng dư ra tới 2 lần so với chỉ tiêu.
Vùng núi phía Bắc, thí sinh khối D không đỗ NV1 ở Hà Nội mà quay về thì số lượng dư ra gấp 10 lần chỉ tiêu của các trường.
Còn ở các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên, nếu các em thi khối A ở khu vực lớn không đỗ NV1 mà quay về thì số lượng dư ra gấp 20 lần số lượng trúng tuyển. Chỉ cần thí sinh ở các tỉnh này nếu không trúng tuyển NV1 mà quay về các trường địa phương, số lượng dư ra đã rất lớn.

Theo Khánh Tường
(ĐVO)

Bình luận (0)