Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Vụ sữa chứa độc tố nhập từ Trung Quốc: Các trường mầm non có an toàn?

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Phụ huynh  lo lắng chất lượng sữa ở các trường mầm non hiện nay. Ảnh: H.TNhững thông tin về “sữa độc” Tam Lộc làm cho 53.000 trẻ em Trung Quốc nhiễm độc đã làm cho mọi người lo lắng về chất lượng sữa mà trẻ sử dụng hàng ngày tại các trường mầm non (MN) trên địa bàn thành phố.

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

> Sữa gây sạn thận đã có ở Việt Nam

> Sữa bột Tam Lộc liệu có vào TP.HCM?

> Sữa trôi nổi: Hiểm nguy rình rập

 Phụ huynh nơm nớp… lo

Chị Đặng Thị Nhật nhà ở ấp An Hạ, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh có hai đứa con gái rất thích uống sữa. Buổi sáng dù đã ăn bánh mì, cơm tấm hoặc hủ tiếu nhưng hai “nàng công chúa” của chị vẫn phải uống thêm một ly sữa nữa. Chị Nhật cho biết: “Những món ăn khác hai đứa có thể ngán nhưng sữa thì không, uống lúc nào cũng được và không bao giờ tụi nó chê cả”. Tuy mua các loại sữa bột có nhãn mác nhưng gần đây có thông tin sữa Trung Quốc chứa độc chất melamine nên chị Nhật cũng thật sự lo lắng: “Biết đâu những loại sữa tôi mua cho các cháu cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc là hàng giả vì người tiêu dùng rất khó phân biệt được các loại sữa, người bán bảo sao thì khách hàng mua vậy”.

Chị Hiền – công nhân của một công ty nhà ở quốc lộ 13 phường Hiệp Bình Phước cũng rất lo: “Do xài không nhiều nên tôi thường mua các loại sữa bột đựng sẵn trong bọc về làm các loại bánh vì rẻ tiền và thấy mùi vị cũng thơm ngon như các loại sữa khác”.

 Ông Đỗ Duy Hùng nhà ở KP.6, phường Hiệp Bình Chánh kể, hai đứa cháu ngoại ông đi học tại một trường MN công lập quận Gò Vấp trước đây mỗi ngày đến trường đều mang theo hai bình sữa pha sẵn từ nhà nhưng hơn một năm nay thì các cháu uống sữa tại trường luôn. Theo ông Hùng, việc mang sữa từ nhà đi do bố mẹ pha thì an toàn và chất lượng hơn, chứ vào lớp cô giáo cho uống loại sữa nào thì làm sao mình biết được?

Trao đổi với nhiều phụ huynh, chúng tôi thấy đa số các vị vẫn còn mang tâm lý chưa thật tin tưởng nhà trường nên họ vẫn muốn mang theo sữa cho con đến lớp.

Cô Huỳnh Thị Ngọc Vinh – Phó hiệu trưởng Trường MN 13, quận Bình Thạnh cho biết: “Sau khi có thông tin về sữa nhiễm độc của Trung Quốc, Phòng GD quận đã chỉ đạo chặt chẽ hơn về việc sử dụng sữa trong các trường MN để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ và bắt buộc các trường phải mua sữa có nguồn gốc nhãn mác rõ ràng. Hiện nay nhà trường cũng quy định không nhận các loại sữa bột, sữa pha sẵn do phụ huynh mang từ nhà đến”. Theo bà Trịnh Thị Hoàng, Phó phòng GD quận Bình Thạnh, việc các phụ huynh mang sữa từ nhà đến thì nhà trường không thể biết nguồn gốc xuất xứ từ đâu, đó là chưa nói đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Cô Lê Thị Ngọc Giàu – Hiệu trưởng Trường MN Sơn Ca 5, quận Phú Nhuận khẳng định: “Trẻ đến lớp đều được các cô chăm sóc rất tốt, đúng theo chế độ dinh dưỡng khẩu phần”. Bà Lê Thị Điệp – Phó phòng GD quận 4 khẳng định: “Nhiều năm nay các trường MN trong quận đều phải mua sữa có nguồn gốc từ các công ty có tiếng để tránh hàng giả và hàng kém chất lượng”.

Nhiều trường sợ bị kiểm tra(?)

Nguyên hiệu trưởng một trường MN tâm sự: “Không ít công ty đã dùng những chiêu thức khuyến mãi hấp dẫn nếu ban giám hiệu nhà trường vì ham lợi nhuận thì có thể mua những loại sữa rẻ tiền hơn. Thế nhưng biết đâu có thể có những loại sữa không đảm bảo dưỡng chất cho trẻ chứ chưa nói đến chuyện sữa có độc tố hoặc quá đát. Quan trọng là ở cái tâm của các cô và hiệu trưởng”.

 Đi tìm hiểu thực tế để viết bài này, chúng tôi gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với các lớp MN tư thục và nhóm trẻ gia đình. Cũng giống như hai lần trước, sáng 23-9 chúng tôi vào Trường MN tư thục Hoa Hồng nằm trên đường Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh thì bị giáo viên từ chối vì lý do ban giám hiệu đi vắng không có ai ở đây cả (?), hỏi tên các giáo viên đang đứng lớp thì không ai chịu trả lời kể cả cô Nguyễn Thị Hồng (sau này mới biết là hiệu phó của trường – PV). Đến lớp MN Phù Đổng trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, quận Tân Bình chúng tôi cũng không được giáo viên và bảo mẫu cho vào với câu trả lời: “Ban giám hiệu không có ai trực” và sau đó có người xưng là chủ ngôi nhà nhưng vẫn cương quyết không cung cấp thông tin. Cô Phạm Thị Thiên Nga – Hiệu trưởng Trường MN 1A khẳng định: “Trường MN 1A chỉ quản lý về mặt chuyên môn cho lớp MN Phù Đổng, lớp không trực thuộc Trường MN 1A quản lý như bà Liên (tự xưng chủ nhà – PV) nói”. Bà Phạm Thị Phước – Phó trưởng phòng GD quận Tân Bình khẳng định: “Từ nhiều năm nay điều kiện chăm sóc trẻ của Trường MN tư thục Phù Đổng không tốt, chúng tôi đã trực tiếp góp ý nhiều lần. Trường cũng đã thay đổi qua nhiều chủ quản lý do không đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, số lượng trẻ gửi vào ít nên hiện nay đã chuyển sang lớp MN tư thục”. Rõ ràng chính vì lý do đó mà chủ trường ở đây rất ngại và đã không cho chúng tôi vào.

Qua điều tra chúng tôi thấy vẫn còn một vài trường ngoài công lập cho phụ huynh mang sữa bột từ nhà đến gửi cho giáo viên pha. Đúng như một vị Phó phòng GD phụ trách khối MN khẳng định: “Việc quản lý các trường lớp, nhóm trẻ gia đình ngoài công lập thường rất khó khăn và phức tạp nhất là về chuyện an toàn thực phẩm. Họ rất ngại các đoàn kiểm tra và báo chí đến làm việc”.

Nguyễn Hoàng Anh

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Sáng 25-9 vừa qua, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã đi kiểm tra các cơ sở sản xuất sữa tại Q.Tân Phú. Tại Công ty TNHH chế biến thực phẩm Á Việt (73-75 D11, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú) đã phát hiện nhiều loại sữa thành phẩm của công ty có xuất xứ từ Trung Quốc được cung cấp cho rất nhiều trường mầm non (MN) tư thục. Cụ thể, Trường MN Hoa Sen, MN Ánh Hồng (Q.Gò Vấp); MN Quang Minh (Q.Tân Phú); MN Hoàng Anh, MN Tuổi Thơ, MN Ban Mai, MN Thiên An, MN Sơn Ca, MN 19-5, MN Ánh Sáng (Q.12); MN Bibo, MN Minh Quang (Q.Bình Tân); MN Bình Minh, MN Rạng Đông (H.Hóc Môn)… Không chỉ bán tại các trường MN tư thục, sữa của Công ty Á Việt còn được bày bán nhiều tại các nhà sách trên địa bàn Q.Bình Tân, Gò Vấp, Q.3…

Bình luận (0)