Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cổng trường em đang bị ô nhiễm: Bài 2: Những lớp học điếc tai, chướng mắt

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Chợ tự phát trước Trường Tiểu học Tô Hiến ThànhTình trạng quán xá, chợ búa mọc lên như nấm quanh các trường học hiện khá phổ biến. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lýhọc hành của học sinh, sinh viên.

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

> Cổng trường em đang bị ô nhiễm

Lớp học bị tra tấn!

Kể từ khi Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM (cơ sở Linh Trung, Thủ Đức, TP.HCM) nâng cấp cơ sở vật chất nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dần công tác đào tạo ra ngoại thành, thì các quán xá quanh trường cũng “bắt chước” nâng cấp theo để phục vụ kinh doanh. Chủ một quán cà phê trên đường Tân Lập (xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương) cho biết: “Khu đó địa thế rất tốt. Trường Nhân văn là “đệ nhất mỹ nhân”, kiếm một mặt bằng đối diện cổng trường mở quán cà phê sinh viên là hốt bạc ngay”. Trước năm 2005, xung quanh trường chỉ toàn những quán cóc. Quán nào “nhìn sạch con mắt” thì cũng chỉ có mái lá che tạm với vài bộ bàn ghế là đã thành… cà phê sinh viên được rồi. Nhưng hiện nay, nhìn thấy tiềm năng kinh doanh lớn, lượng sinh viên từ các nơi khác đổ về nơi này “uống cà phê Nhân văn, ngắm gái Nhân văn” ngày mỗi tăng nên các quán xung quanh đã mạnh tay đầu tư. Mỗi quán đều có cách bày trí ghế ngồi, tạo phong cảnh dân dã với phong cách riêng. Lâu lâu còn tung các chiêu khuyến mãi như vài ngày lại treo biển “nhân dịp khai trương giảm 20%” để hút khách. Những quán Sơ Ri, Tre, Phương Vy, MTV… lúc nào cũng đông sinh viên. Có sinh viên Trường ĐH An ninh thường “cắm rễ” ở các quán này còn “sáng tác” cả… thơ để bình phẩm: “Bình yên Sơ Ri/ Rạo rực em ti vi (MTV)/ Ngắm Phương Vy lòng trống rỗng/ Rồi đêm về thao thức với… Tre”. Một tân sinh viên khoa Triết học nói: “Nhiều khi ngồi học trong lớp mà nghe tiếng nhạc văng vẳng bên ngoài nên không tập trung được”. Còn bạn Minh Ánh, sinh viên năm 2 khoa Sử thổ lộ: “Tụi mình đi ngang qua các quán này thường bị nhiều cặp mắt ngó nhìn bình phẩm nên rất mất tự nhiên. Chỉ biết đi nhanh cho khỏi xấu hổ”.

Có dịp ngồi trong “phố cà phê Nhân văn” này mới thấy không khí náo nhiệt bên trong. Phía bên này quán tiếng nhạc xập xình vang lên “và khi ta yêu thì ta hát, khi ta đau thì ta khóc…”, còn phía bên kia thì gào thét “ôi tình yêu giống như cơn mê, yêu làm chi rước thêm ê chề…”. Tiếng nhạc khi trầm khi bổng, khi xập xình lúc lảnh lót. Sinh viên ngồi trong giảng đường mà tập trung nghe giảng được thì mới là chuyện lạ! Không chỉ chiếm dụng “không gian yên tĩnh” của trường học, nhiều quán còn chiếm dụng luôn cả không gian trước cổng trường để mở quán. Cụ thể là trường hợp của quán Tre. Quán cà phê này xây hẳn một hành lang sát với cổng trường rồi kê dù, bày trí bàn ghế để… tạo phong cách “hoang dã”.

Học gần “bãi đáp tình yêu”

Tọa lạc trong khu cư xá Thanh Đa (phường 27, quận Bình Thạnh), Trường THCS Thanh Đa như lọt thỏm giữa các quán cà phê, tiệm uốn tóc… Sáng 13-10, chúng tôi bắt gặp vài học sinh mặc đồng phục đang ngồi phì phà thuốc lá bên ly cà phê vì… “đi trễ nên bảo vệ không cho vào”. Một anh hành nghề xe ôm cho biết: “Trễ học cái gì, mấy đứa này vài ngày lại cúp tiết tụ tập nhau đi uống cà phê, đánh bài. Tôi cũng có đứa con học trong trường, sợ cháu học theo bạn bè nên sáng đưa tận nơi trưa đón tận cổng. Hôm nào có việc cũng cố sắp xếp thời gian đưa đón chứ không dám để con đi học một mình”. Men theo các quán cà phê dọc bờ sông trong khu vực Thanh Đa vào buổi chiều, cảnh các đôi tình nhân “đóng phim” diễn ra khá phổ biến. Chị Mai Thị Thanh, phụ huynh một học sinh Trường THCS Thanh Đa nói: “Mỗi chiều tôi đều tranh thủ đến sớm để đưa bé gái về. Tôi thường chạy vào phía bên trong các chung cư rồi ra đường lớn chứ không dám chạy dọc bờ sông, vì sợ con gái nhìn thấy sẽ bị ảnh hưởng”.

Không giống với những nơi khác, Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (104 Tô Hiến Thành, quận 10) lại bị “bao vây” bởi cái chợ tự phát. Phụ huynh học sinh mỗi khi đưa đón con em mình đều đau đầu với cảnh chen lấn, luồn lách để thoát ra cái chợ này.

Bài & ảnh: NGUYỄN NAM

Bình luận (0)