Đến hẹn lại "kêu", môn lịch sử năm nào cũng là môn… khó nhằn đối với nhiều thí sinh. Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam ghi lại lời nhận xét về môn lịch sử của PGS.TS Đặng Thanh Toán, ĐH Sư phạm Hà nội.
Đề thi môn lịch sử có những điểm đáng chú ý sau:
Ưu điểm:
– Đề thi khái quát được những giai đoạn lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh Thế Giới thứ 1 đến 2000 tập trung vào các điểm chính, có ý nghĩa khoa học, cơ bản, tính tư tưởng và tính thời sự.
– Về thời gian: 4 câu phù hợp với mặt bằng chung thời gian làm bài 180’.
– Có sự phân hoá: VD câu 2, Câu 3 đòi hỏi học sinh phải nắm chắc các kiến thức mới có thể làm được
– Thang điểm cơ bản là phù hợp.
– Hạn chế: Đây là một đề khó và ít có thể đạt được điểm 8, 9, 10.
– Đề thi khái quát được những giai đoạn lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh Thế Giới thứ 1 đến 2000 tập trung vào các điểm chính, có ý nghĩa khoa học, cơ bản, tính tư tưởng và tính thời sự.
– Về thời gian: 4 câu phù hợp với mặt bằng chung thời gian làm bài 180’.
– Có sự phân hoá: VD câu 2, Câu 3 đòi hỏi học sinh phải nắm chắc các kiến thức mới có thể làm được
– Thang điểm cơ bản là phù hợp.
– Hạn chế: Đây là một đề khó và ít có thể đạt được điểm 8, 9, 10.
Thí sinh dự thi Đại học, Cao đẳng |
Câu 1 (2đ) thì hơi nhiều so với câu 2 bởi vì ở đây chỉ nói đến tác động về kinh tế mà không đi trình bày về cuộc khai thác và tác động về mặt xã hội.
Câu 2 là phân kì lịch sử từ 1919-2000 học sinh có thể trình bày theo như trong sách giáo khoa sẽ hơi dài.
Khái quát nội dung chính diễn ra sự kiện đập tan tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương cũng là quá dài.
Câu 4a chính sách đối ngoại của Nhật cũng là 1 câu khó, xuyên suốt các thời kì.
Câu 1 nên chỉ là (1đ) và câu 2 là (3đ) thì mới phù hợp với nội dung.
Câu 1 không đòi hỏi trình bày cuộc khai thác thuộc địa mà chỉ đặt vấn đề và phân tích tác động đến kinh tế. Sách giáo khoa ban nâng cao chỉ có 7 dòng mà dành 2 điểm cho câu 1 là hơi nhiều. Nhiều em học sinh sẽ trình bày tác động về đối ngoại. Do đó câu này có thể sẽ mất điểm với các em.
Câu 2 yêu cầu học sinh nêu 5 giai đoạn: 1919-1930, 1930-1945, 1945-1954, 1954-1975, 1975-2000.
Về ý thứ 2 của câu 2, cần làm rõ:
– Thứ nhất: Thắng lợi đập tan tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương là chiến dịch Điện Biên Phủ.
– Thứ hai: nêu nhận xét trải qua 2 thời kỳ nhỏ:
+ Từ ngày 02-09-1945 đến 19-12-1946: bước đầu xây dựng chính quyền mới, giải quyết những khó khăn trước mắt; đối phó với thù trong giặc ngoài (quân Tưởng, quân Pháp và tay sai).
+ Từ ngày 19-12-1946 đến 21-07-1954: tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc với những thắng lợi tiêu biểu như: Việt Bắc thu động 1947; biên giới thu đông 1950; Điện Biên Phủ mùa hè năm 1954; Hiệp định Giơ ne vơ.
Ở câu này, học sinh có thể viết rất chi tiết và sẽ mất rất nhiều thời gian.
Câu 3 đòi hỏi học sinh phải biết tư duy và lựa chọn chính xác thời điểm cuối tháng 3 năm 1975. Đây là khó với học sinh và chắc chắn nhiều em sẽ không làm đúng câu này vì sách giáo khoa chỉ nêu sau 2 chiến dịch Tây Nguyên – Huế – Đà Nẵng. Đề ra có tính phân hoá rất cao ở câu này.
Câu 4a và 4b lịch sử thế giới cũng tương đối khó bởi vì học sinh thường học theo thời kỳ của Nhật Bản. Trong khi đó, câu hỏi chỉ tập trung vào chính sách đối ngoại của thời kỳ chiến tranh lạnh.
Về Ấn Độ, thường hỏi vào thời kỳ 1945-1950 nhưng ở đây câu hỏi lại hỏi về giai đoạn sau 1950. Nhiều em học sinh sẽ không chú trọng thời kỳ này trong khi ôn tập.
Tóm lại, đề thi Đại học năm nay hay, có sự phân hoá cao, chỉ những em nào học tập chăm chỉ, nắm vững kiến thức và có tư duy thông minh thì mới làm được điểm cao.
Câu 4a chính sách đối ngoại của Nhật cũng là 1 câu khó, xuyên suốt các thời kì.
Câu 1 nên chỉ là (1đ) và câu 2 là (3đ) thì mới phù hợp với nội dung.
Câu 1 không đòi hỏi trình bày cuộc khai thác thuộc địa mà chỉ đặt vấn đề và phân tích tác động đến kinh tế. Sách giáo khoa ban nâng cao chỉ có 7 dòng mà dành 2 điểm cho câu 1 là hơi nhiều. Nhiều em học sinh sẽ trình bày tác động về đối ngoại. Do đó câu này có thể sẽ mất điểm với các em.
Câu 2 yêu cầu học sinh nêu 5 giai đoạn: 1919-1930, 1930-1945, 1945-1954, 1954-1975, 1975-2000.
Về ý thứ 2 của câu 2, cần làm rõ:
– Thứ nhất: Thắng lợi đập tan tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương là chiến dịch Điện Biên Phủ.
– Thứ hai: nêu nhận xét trải qua 2 thời kỳ nhỏ:
+ Từ ngày 02-09-1945 đến 19-12-1946: bước đầu xây dựng chính quyền mới, giải quyết những khó khăn trước mắt; đối phó với thù trong giặc ngoài (quân Tưởng, quân Pháp và tay sai).
+ Từ ngày 19-12-1946 đến 21-07-1954: tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc với những thắng lợi tiêu biểu như: Việt Bắc thu động 1947; biên giới thu đông 1950; Điện Biên Phủ mùa hè năm 1954; Hiệp định Giơ ne vơ.
Ở câu này, học sinh có thể viết rất chi tiết và sẽ mất rất nhiều thời gian.
Câu 3 đòi hỏi học sinh phải biết tư duy và lựa chọn chính xác thời điểm cuối tháng 3 năm 1975. Đây là khó với học sinh và chắc chắn nhiều em sẽ không làm đúng câu này vì sách giáo khoa chỉ nêu sau 2 chiến dịch Tây Nguyên – Huế – Đà Nẵng. Đề ra có tính phân hoá rất cao ở câu này.
Câu 4a và 4b lịch sử thế giới cũng tương đối khó bởi vì học sinh thường học theo thời kỳ của Nhật Bản. Trong khi đó, câu hỏi chỉ tập trung vào chính sách đối ngoại của thời kỳ chiến tranh lạnh.
Về Ấn Độ, thường hỏi vào thời kỳ 1945-1950 nhưng ở đây câu hỏi lại hỏi về giai đoạn sau 1950. Nhiều em học sinh sẽ không chú trọng thời kỳ này trong khi ôn tập.
Tóm lại, đề thi Đại học năm nay hay, có sự phân hoá cao, chỉ những em nào học tập chăm chỉ, nắm vững kiến thức và có tư duy thông minh thì mới làm được điểm cao.
Theo GDVN
Bình luận (0)