Chiều tối 25-7, Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) đã công bố điểm thi, điểm chuẩn dự kiến vào trường. Thủ khoa vào trường là thí sinh Võ Văn Huy, SBD 2758 (học sinh Trường THPT Lê Hồng Phong, huyện Tây Hòa, Phú Yên), dự thi khối A đạt 28,75 điểm, làm tròn thành 29.
|
Thí sinh xem danh sách điểm trúng tuyển vào Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) – Ảnh: Như Hùng |
Chưa xuất hiện thủ khoa 30 điểm
Đến hết ngày 25-7, đã có 70 trường ĐH công bố điểm thi, nhưng vẫn chưa thấy xuất hiện thủ khoa 30 điểm. Ba thí sinh đạt 29 điểm (không tính điểm làm tròn) đều thi khối A và là ba thủ khoa của Học viện Tài chính, Trường ĐH Dược, Trường ĐH Ngoại thương. Trong đó, thủ khoa đạt 29 điểm của Học viện Tài chính là thí sinh Phạm Thành Công (Hải Tân, Hải Dương) với điểm ba môn là 10; 9,5; 9,5. Thủ khoa 29 điểm của Trường ĐH Ngoại thương là Nguyễn Ngọc Thiện, học sinh Trường THPT Thanh Miện (Hải Dương) với điểm ba môn thi là 9,5; 9,75; 9,75. Thủ khoa 29 điểm của Trường ĐH Dược Hà Nội là thí sinh Lê Đức Duẩn, học sinh Trường THPT Đồng Quan (Phú Xuyên, Hà Nội) với điểm ba môn 9,75; 9,5; 9,75.
|
Điểm chuẩn dành cho học sinh phổ thông – khu vực 3 các ngành như sau: công nghệ thông tin 18,5, điện – điện tử 19, cơ khí – cơ điện tử 18,5, kỹ thuật dệt may 16 (điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung – NVBS – 16), công nghệ hóa – thực phẩm – sinh học 18,5, xây dựng 19,5, kỹ thuật địa chất – dầu khí 19,5, quản lý công nghiệp 18, kỹ thuật và quản lý môi trường 16,5 (NVBS 19), kỹ thuật giao thông 16,5, kỹ thuật hệ thống công nghiệp 16 (NVBS 18), kỹ thuật vật liệu 16 (NVBS 16,5), trắc địa – địa chính 16 (NVBS 16,5), vật liệu và cấu kiện xây dựng 16 (NVBS 18), vật lý kỹ thuật – cơ kỹ thuật 16,5 (NVBS 18), kiến trúc dân dụng và công nghiệp 24. Ngành kiến trúc chỉ xét tuyển các thí sinh đạt điểm môn năng khiếu từ 5,0 điểm trở lên, đồng thời đạt điểm từ 24 điểm trở lên – tính tổng điểm thi ba môn trong đó điểm môn toán nhân hệ số 2, điểm vật lý và năng khiếu hệ số 1.
Trường thông báo xét tuyển 150 chỉ tiêu bậc CĐ ngành bảo dưỡng công nghiệp mã ngành QSB-C65. Trường chỉ nhận phiếu điểm bản chính tại trường và qua đường bưu điện tới thời hạn chót là hết ngày 30-8-2012. Xét và công bố kết quả ngày 5-9-2012. Đối tượng: thí sinh thi đại học năm 2012 khối A hoặc khối A1 – không có bài thi bị điểm 0; chưa trúng tuyển; có tổng điểm thi lớn hơn hoặc bằng điểm sàn CĐ do Bộ GD-ĐT công bố. Riêng các thí sinh dự thi tại hội đồng thi QSB diện đã đăng ký nguyện vọng chính và các NVBS vào QSB-C65 thì không phải nộp lại hồ sơ.
Tại Trường ĐH Sài Gòn, thống kê cho thấy điểm chuẩn hầu hết các ngành có thể sẽ tăng 0,5-3 điểm so với năm 2011. Bên cạnh đó, một số ngành như quản lý giáo dục, giáo dục chính trị, Anh văn thương mại, sư phạm toán điểm chuẩn có thể giảm 0,5-1,5 điểm.
Năm 2011, những ngành tuyển nhiều khối thì điểm chuẩn khối B luôn cao hơn các khối còn lại. Tuy nhiên, điểm thi khối B vào trường năm nay khá thấp (chỉ có 133 thí sinh đạt điểm sàn 2011) nên nhiều khả năng điểm chuẩn khối B sẽ không cao. Nếu tính theo điểm sàn 2011, khối B chỉ có 133 thí sinh đạt được, khối A 2.362, khối C 605 và khối D1 cao nhất với 4.997 thí sinh. Do đó điểm chuẩn của khối D1 nhiều khả năng sẽ cao hơn các khối khác.
Thống kê chi tiết một số ngành như sau: sư phạm toán có 40 chỉ tiêu và có 36 thí sinh đạt từ 16,5 trở lên, sư phạm vật lý có 30 chỉ tiêu và 22 thí sinh đạt điểm từ 16, sư phạm hóa có 23 thí sinh đạt điểm từ 17,5 trong khi chỉ tiêu là 30, sư phạm tiếng Anh có 180 chỉ tiêu và ở mức điểm 18 có 179 thí sinh. Điểm thi khối C năm nay khá cao nên nhiều khả năng điểm chuẩn các ngành này cũng sẽ tăng. Sư phạm văn có 37 thí sinh đạt điểm 16,5 trở lên trong khi chỉ tiêu là 40, sư phạm sử có 25 thí sinh đạt điểm 16,5 trong khi chỉ tiêu 30, sư phạm địa lý có chỉ tiêu 30 và 27 thí sinh đạt điểm 16,5. Các ngành ngoài sư phạm như quản trị kinh doanh điểm chuẩn có thể nằm ở mức 17, tài chính ngân hàng 17,5-18, kế toán 16,5-17, luật 15,5-16, khoa học môi trường 15, công nghệ thông tin 14,5…
Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM có 3.758 thí sinh đạt từ điểm sàn năm 2011 trở lên. Ông Thái Doãn Thanh – trưởng phòng đào tạo – cho biết trường dự kiến mức điểm chuẩn nguyện vọng 1 vào các ngành bậc ĐH như công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, công nghệ kỹ thuật hóa học sẽ cao hơn điểm sàn. Các ngành công nghệ chế biến thủy sản, công nghệ kỹ thuật môi trường, công nghệ chế tạo máy, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính – ngân hàng sẽ bằng điểm sàn. Trường sẽ dành 1.300 chỉ tiêu xét nguyện vọng còn lại cho các ngành đào tạo bậc ĐH với mức điểm sàn xét tuyển bằng điểm chuẩn nguyện vọng 1.
Tại Trường ĐH Giao thông vận tải (cơ sở đào tạo phía Bắc), thủ khoa năm nay là thí sinh Nguyễn Thị Ngọc, SBD 21172, đạt 26,5 điểm (điểm ba môn là 9; 8,5; 9). Hai á khoa cùng đạt 26,25 điểm là thí sinh Đặng Đình Thắng và Nguyễn Đức Vinh.
Thống kê điểm thi cho thấy số thí sinh đạt từ 16,5 điểm trở lên là gần 2.200, số thí sinh đạt từ 16 điểm trở lên là khoảng 2.600, thí sinh đạt từ 15,5 điểm trở lên là 3.000. Tuy nhiên, đây mới chỉ là thống kê dựa trên điểm thi, chưa cộng điểm ưu tiên, điểm khu vực. Do đó, với chỉ tiêu đào tạo cơ sở phía Bắc năm 2012 là 3.500 thì dự kiến điểm chuẩn vào trường năm 2012 sẽ dao động khoảng 16-16,5 điểm.
Tại Trường ĐH Giao thông vận tải (cơ sở TP.HCM), nhìn chung mặt bằng điểm thi vào trường không cao. Chỉ tiêu năm nay của trường là 1.500 nhưng ở mức 13 điểm (chưa tính điểm ưu tiên) mới chỉ có 539 thí sinh đạt được. Thống kê theo ngành cho thấy ngoại trừ hai ngành kỹ thuật xây dựng và kỹ thuật xây dựng công trình giao thông có điểm thi tương đối khá, điểm chuẩn có thể trên điểm sàn, các ngành còn lại đều có khá ít thí sinh đạt điểm sàn năm 2011. Thậm chí có ngành không có thí sinh nào đạt điểm sàn của năm trước. Như vậy chắc chắn trường sẽ phải xét tuyển rất nhiều chỉ tiêu bằng các nguyện vọng tiếp theo.
Tính từ 13 điểm trở lên, ngành kinh tế vận tải chỉ có 11 thí sinh, khai thác vận tải 3 thí sinh, kinh tế xây dựng 86 thí sinh, kỹ thuật xây dựng 148, kỹ thuật xây dựng công trình giao thông 230, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 3, kỹ thuật điện tử truyền thông 6, kỹ thuật điện điện tử 1, kỹ thuật cơ khí 10, công nghệ kỹ thuật giao thông 6, công nghệ thông tin 2, kế toán 20, quản trị kinh doanh 3, kinh tế 7. Riêng ngành kỹ thuật môi trường không có thí sinh nào đạt điểm từ 13 trở lên. Thí sinh cao điểm nhất dự thi vào ngành này chỉ đạt 9,5 điểm.
Ở các trường địa phương, điểm thi khá thấp, nhiều khả năng điểm chuẩn chỉ bằng sàn và phải xét tuyển rất nhiều chỉ tiêu bằng các nguyện vọng tiếp theo. Thống kê tại Trường ĐH Quy Nhơn cho thấy nếu chưa tính điểm ưu tiên mới chỉ có 2.360 thí sinh đạt điểm sàn năm 2011. Trong đó khối A có 1.122 thí sinh, khối B 184, khối C 866 và khối D1 có 1.168 thí sinh. Do đó, điểm chuẩn nhiều ngành sẽ chỉ bằng điểm sàn và phải xét tuyển các nguyện vọng tiếp theo. Tương tự, Trường ĐH Phú Yên mới chỉ có 54 thí sinh đạt điểm sàn năm 2011 (chưa tính điểm ưu tiên). Trong đó khối A có 13, D1 có 22, khối B có 10 và khối C chỉ có 9 thí sinh. Chỉ tiêu bậc ĐH của trường là 400 nên điểm chuẩn của trường nhiều khả năng chỉ bằng điểm sàn và phải xét tuyển các nguyện vọng tiếp theo.
Tại Trường ĐH Đồng Tháp, nếu tính theo điểm sàn năm 2011, khối A chỉ có 71 thí sinh đạt được (chưa tính điểm ưu tiên), khối B có 24, khối A1 có 27 thí sinh đạt từ 13 điểm trở lên, khối C có 106 và khối D1 có 75. Tổng chỉ tiêu bậc ĐH năm 2012 của trường là 2.800. Với mặt bằng điểm thi như vậy, điểm chuẩn đa số các ngành chắc chắn chỉ bằng điểm sàn. Bên cạnh đó, trường chắc chắn sẽ phải xét tuyển rất nhiều chỉ tiêu bằng các nguyện vọng tiếp theo.
Tương tự, tại Trường ĐH Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi), chỉ có 17 thí sinh khối A, 46 thí sinh khối C và 11 thí sinh khối D1 đạt điểm sàn năm 2011. Điểm trên chưa tính điểm ưu tiên nên số thí sinh thực tế đạt điểm sàn năm 2011 sẽ nhiều hơn. Chỉ tiêu bậc ĐH của trường năm nay là 450. Như vậy, điểm chuẩn các ngành sẽ khó cao hơn điểm sàn và chắc chắn trường sẽ phải xét tuyển nhiều chỉ tiêu bằng các nguyện vọng tiếp theo.
Ông Lâm Thành Hiển – phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai) – cho biết số dự thi có điểm thi đạt điểm sàn năm 2011 là 1.290, trong khi chỉ tiêu là 2.400. Do đó điểm chuẩn dự kiến của các ngành sẽ bằng điểm sàn và phải xét tuyển nguyện vọng tiếp theo với điểm sàn xét tuyển bằng điểm sàn chung.
Tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vinh, thống kê hơn 2.600 thí sinh thi vào trường thì số thí sinh đạt từ 10 điểm trở xuống chiếm đến hơn 2.400 thí sinh. Số thí sinh đạt điểm ba môn từ 13 điểm trở lên không nhiều, không đủ lấp đầy chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012. Với chỉ tiêu đào tạo ĐH là 800, nhiều khả năng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vinh sẽ lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT.
Thủ khoa Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định là Trần Thị Kim Huế, SBD 1621, đạt 24 điểm. Bà Nguyễn Kim Hà – trưởng phòng đào tạo của trường – cho biết theo thống kê toàn trường có 1.361/4.243 thí sinh dự thi đạt mức điểm từ 13 trở lên, hơn 500 thí sinh đạt 16 điểm trở lên. Chỉ tiêu vào trường là 500 hệ ĐH, 200 hệ CĐ. Điểm chuẩn năm 2011 hệ ĐH là 16 điểm, CĐ là 13 điểm. Bà Hà cũng cho biết trường sẽ không phải xét tuyển nguyện vọng 2.
Còn thông tin từ Trường ĐH Sao Đỏ (Hải Phòng) cho hay thí sinh có điểm cao nhất thi ở trường là 26 điểm nhưng đó là thí sinh thi nhờ. Thủ khoa của trường là thí sinh Dương Thị Thủy Tiên đạt 24,5 điểm. Thống kê của trường cho thấy điểm thi của thí sinh cao hơn năm trước nhưng dự kiến điểm chuẩn sẽ tương đương năm ngoái. Năm 2011, Trường ĐH Sao Đỏ lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn của bộ và có xét tuyển nguyện vọng bổ sung.
Tại Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, theo PGS.TS Lê Hữu Lập – phó giám đốc học viện, thủ khoa của trường năm nay đạt 26 điểm. Năm 2012, học viện có 2.200 chỉ tiêu đào tạo. PGS Lập cho hay trường sẽ dành khoảng 300 chỉ tiêu cho đối tượng trúng tuyển lớp học đóng học phí như trường công lập, 1.800 chỉ tiêu cho đối tượng tự túc học phí, còn lại là đối tượng cử tuyển, xét tuyển thẳng.
Theo TTO
Tin liên quan
Đó là lưu ý của các chuyên gia dành cho học sinh Trường THPT Trường Chinh (Q.12) trong chương trình hướng nghiệp...
Nhận thấy rào cản trong công tác hướng nghiệp cho học sinh còn đến từ phía phụ huynh, nhiều trường học tại...
Bộ GD-ĐT dự kiến có thể ngưng xét tuyển sớm, thay vào đó sẽ chuyển sang xét tuyển thẳng theo quy chế...
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Dương Trí Dũng yêu cầu các địa phương, nhà trường trong và ngoài công lập báo...
Bình luận (0)