Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Hoạt động cụm chuyên môn

Tạp Chí Giáo Dục

Sinh hot “Cm trưng” khá quen thuc vi nhà trưng ti TP.HCM. Cm thi đua, Cm trưng dân lp – tư thc… là nhng t chc đưc thành lp theo tng chc năng qun lý riêng bit, nhưng Cm chuyên môn có vai trò rt quan trng trong quá trình nâng cao cht lưng đào to ca nhà trưng ti đa phương.

Giáo viên Trường THCS, THPT Quang Trung – Nguyễn Huệ (TP.HCM) hướng dẫn hc sinh thc hành trong phòng thí nghim. nh do trưng cung cp

Giáo dục TP.HCM đã có cuộc trao đổi về vấn đề trên với TS. Huỳnh Công Minh (nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM), người đã có quá trình xây dựng và phát huy hiệu quả loại hình hoạt động này. Ông Minh cho biết:

– Cụm là tên gọi một nhóm, một tập hợp những đơn vị có cùng tính chất, cùng mục tiêu, cùng chia sẻ những kinh nghiệm để cùng phát triển. Nhận thức được yêu cầu và ý nghĩa của Cụm trường học nên Phòng Giáo dục Trung học (Sở GD-ĐT TP.HCM) quyết định thành lập Cụm chuyên môn từ năm học 1996-1997. Khối trường THPT toàn thành phố lúc bấy giờ có gần 100 trường, trải rộng trên các quận/huyện từ nội thành đến ngoại thành, chất lượng chuyên môn giữa các trường không đồng đều, cự ly đi lại khá xa, 40-50 cây số từ Củ Chi, Cần Giờ… về trung tâm thành phố, mỗi lần về Sở GD-ĐT sinh hoạt, hội họp là sự vất vả cho cơ sở cả về thời gian, công sức, hiệu quả hoạt động không cao!

Cụm chuyên môn nói trên được tổ chức gồm những trường THPT trong cùng địa bàn, có những điều kiện hoạt động chuyên môn phù hợp, có đơn vị đầu đàn làm đầu mối tổ chức và huy động các trường thành viên cụm tham gia. Nội dung sinh hoạt chuyên môn là những vấn đề chuyên môn mà các trường trong cụm quan tâm, cùng tìm biện pháp giải quyết để nâng cao hiệu quả chuyên môn của toàn cụm, được phòng chuyên môn của Sở GD-ĐT đồng tình, ủng hộ và định hướng.

Qua thời gian triển khai loại hình hoạt động Cụm chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn của khối trung học thành phố khởi sắc đặc biệt, tình trạng xơ cứng, bảo thủ, trì trệ trong hoạt động chuyên môn ở các trường được tháo gỡ, nhân tố mới giữa các trường tương tác lẫn nhau tạo động lực tích cực cho từng thành viên nhà trường, hoạt động chuyên môn được phát triển rõ nét, trong thời gian không lâu, chất lượng chuyên môn của các trường phát triển đồng đều, độ chênh lệch giữa nội và ngoại thành cũng được rút ngắn. Những đơn vị đầu đàn như THPT Trung Phú ở Cụm 5 (Củ Chi, Hóc Môn, Q.12) hay THPT Mạc Đĩnh Chi ở Cụm 6 (Q.6, Bình Chánh…) đã thực hiện rất tốt vai trò Cụm trưởng của mình không những nâng cao tỉ lệ thi đậu tốt nghiệp THPT và ĐH cho cụm mà còn làm nòng cốt trong phong trào đổi mới thực hiện phương pháp dạy học hiện đại theo yêu cầu của bộ và của Sở GD-ĐT. Những cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết thời bấy giờ chắc không quên những tiết dạy điển hình ở Trường THPT Mạc Đĩnh Chi về sử dụng công nghệ thông tin trong giờ vật lý, giải quyết tình huống trong giờ giáo dục công dân và tập làm văn nói trong giờ ngữ văn của nhà trường, sức lan tỏa trở nên rất mạnh mẽ trong các trường trung học của thành phố và là nơi học tập, trao đổi của các tỉnh/thành bạn về đổi mới phương pháp dạy học lúc bấy giờ.

PV: Hin nay trong gii chuyên môn vn thưng nhc v hot đng Cm chuyên môn ca thi vàng son y. Theo ông, yếu t nào đã đem li thành công cho Cm chuyên môn?

– Theo tôi, trước hết là vấn đề nhận thức. Chúng ta phải thấm nhuần sâu sắc tư tưởng chuyên môn, phải lấy sự tiến bộ của chuyên môn làm chất men gắn kết và thúc đẩy hoạt động các thành viên trong cụm. Từ đó đòi hỏi Cụm trưởng, đơn vị đầu đàn phải có năng lực và tâm huyết về chuyên môn, tổ chức hoạt động nhẹ nhàng ít tốn kém nhưng thiết thực và hiệu quả, phải làm cho các hoạt động của cụm đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của các thành viên cụm về nhiệm vụ chuyên môn và về năng lực nghề nghiệp. Nếu biến hoạt động cụm trở thành nơi họp mặt… hoan hỉ thì tính chuyên môn của hoạt động cụm bị mai một, mất thời giờ và trở nên nhàm chán đối với những thành viên tâm huyết!

Bên cạnh vấn đề nhận thức vừa nêu, yếu tố quyết định cho sự thành công của hoạt động Cụm chuyên môn là sự quan tâm của lãnh đạo sở, của Phòng Giáo dục Trung học. Phòng Giáo dục Trung học phải xem cụm là cánh tay nối dài của mình để thông qua đó mà chỉ đạo, đặt hàng cho cụm những vấn đề mới của ngành đề ra. Chúng ta không được nhầm lẫn giữa hoạt động của Cụm chuyên môn với các cụm trường khác như Cụm thi đua, Cụm trường theo yêu cầu quản lý!

Ông nghĩ thế nào v vai trò ca Cm trưng, mt chc danh không đưc xác lp trong h thng qun lý nhà trưng?

– Có ý kiến cho rằng làm Cụm trưởng rất vất vả nhưng không có chế độ chính sách gì! Có ý kiến cho rằng làm Cụm trưởng sẽ chi phối toàn bộ hoạt động của cụm! Cụm trưởng sẽ có những đặc quyền riêng về điều kiện đầu tư, về đánh giá thi đua!

Thưa ông, có ý kiến cho rng hot đng Cm chuyên môn làm mt đi tính riêng bit cn có ca mi nhà trưng!

– Hoạt động chuyên môn của trường học có hai yêu cầu cơ bản là phải quán triệt chủ trương của cấp trên và phải tích cực, sáng tạo giải quyết tốt những vấn đề chuyên môn của cơ sở. Cụm có trách nhiệm làm quán triệt chủ trương một cách cụ thể và sâu sắc, cụm sẽ không làm thay cái riêng của từng cơ sở.

Như trên đã đề cập, Cụm chuyên môn là một hoạt động khoa học, một hoạt động tự nguyện, vô vụ lợi, tất cả vì sự phát triển chuyên môn đào tạo của nhà trường. Qua hoạt động, người Cụm trưởng có điều kiện phát huy sáng kiến, thúc đẩy mọi thành viên phát huy năng lực để phục vụ chuyên môn, trong đó có cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường mình. Đây là cái được lớn nhất động viên người Cụm trưởng vinh dự thực hiện chức danh do Sở GD-ĐT phân công và các trường thành viên tín nhiệm. Cụm không phải là cấp trên của trường, quan hệ giữa trường cụm trưởng và trường thành viên hoàn toàn bình đẳng, không phân biệt đẳng cấp hay chế độ, chính sách đầu tư.

Phòng Giáo dục Trung học là người chủ đạo, đảm bảo cho hoạt động cụm đúng hướng và hiệu quả theo ý nghĩa nói trên.

Thưa ông, có ý kiến cho rng hot đng cm làm mt thi gian, không còn thi gian đ chăm sóc chu đáo công vic dy hc ca nhà trưng!

– Đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động Cụm chuyên môn. Không đòi hỏi Cụm chuyên môn họp hành nhiều mà chỉ yêu cầu giải quyết kịp thời được những vướng mắc về chuyên môn thông qua những giải pháp phù hợp. Làm được như vậy thì số thời gian dành cho cụm là số thời gian tất yếu, không phải là số thời gian mất đi.

Ông có ý kiến gì v vic sinh hot Cm chuyên môn hin nay?

– Hoạt động Cụm chuyên môn các trường ngày nay không còn giới hạn trong khối THPT mà nó phát triển, mở rộng đến các khối khác như mầm non, tiểu học, giáo dục thường xuyên và cả giáo dục chuyên nghiệp.

Hoạt động Cụm chuyên môn vẫn tiếp tục duy trì và phát triển, đã rất quen thuộc đối với mọi nhà trường, đã có những đóng góp tích cực trong hoạt động chỉ đạo chuyên môn của ngành giáo dục địa phương. Tuy vậy, trước yêu cầu đổi mới hiện nay đòi hỏi Cụm chuyên môn phải phát huy tác dụng sâu rộng hơn nữa, giúp giáo viên nhanh chóng quán triệt sâu sắc những vấn đề mới như vấn đề dạy học tích hợp, vấn đề đánh giá học sinh theo chuẩn mực và phương thức mới, dạy học phát triển năng lực người học và nhanh chóng hiện đại hóa phương pháp dạy học đối với mọi giáo viên…

Xin cm ơn ông!

Phan Ngc Quang (thc hin)

Bình luận (0)