Giáo viên biết kết hợp tốt các phương pháp dạy sẽ đưa người học đi từ chán nản đến tích cực hơn. Ảnh: T.S |
Chương trình là “pháp lệnh”, sách giáo khoa là bộ khung, đây là cái sườn của một ngôi nhà; giáo viên là người thợ xây dựng và cũng là người thiết kế bản vẽ. Nếu lớp học là sân khấu thì giáo viên vừa là người đạo diễn, vừa là diễn viên trên sàn diễn.
>>Cần loại bỏ lối dạy “thầy đọc, trò chép” trong trường học
>>Thuyết giảng vẫn là phương pháp tối ưu
>> Bài 2: Giáo viên phải biết “rút tỉa” kiến thức từ SGK
>> Bài 1: Dạy bám sát chuẩn tối thiểu
>>“Đọc – chép” đang là phương pháp dạy ở nhiều giáo viên
>>Đổi mới phương pháp dạy và học môn ngữ văn
>>Vẫn còn lúng túng trong đổi mới
>>Nghĩ về đổi mới phương pháp dạy và học
>>Giáo viên vẫn giữ vai trò chủ đạo
Tuy nhiên người thợ phải biết sử dụng thành thạo những công cụ của mình thế nào để đạt năng suất cao nhất, hoàn thành thời gian ngắn nhất. Người thiết kế phải biết tận dụng những vật liệu sẵn có để giá thành ngôi nhà rẻ nhất mà lại đẹp, bền chắc nhất. Việc biến kiến thức sách vở thành kiến thức của người học là một việc làm rất khó, đòi hỏi mỗi giáo viên phải là người nghệ sĩ. Cũng đối tượng học sinh đó, bài giảng đó nhưng giáo viên này hơn giáo viên kia ở sức hấp dẫn, cách trình bày lôi cuốn học trò.
Theo tôi, chưa thể khẳng định phương pháp dạy học nào là tối ưu hơn cả. Ta đã cải cách, thay đổi chương trình, biên soạn lại sách giáo khoa, học chuyên đề này đến chuyên đề khác, nhưng rốt cuộc cũng không bỏ qua được phương pháp thuyết trình. Thuyết trình có nhiều ưu điểm, phù hợp với cả bậc đại học và trung học chuyên nghiệp, như rút ngắn được thời gian, không bị “cháy giáo án”, nhưng cũng bộc lộ các khiếm khuyết khi dạy ở phổ thông. Có một lần tôi đang dạy một bài toán cực trị cho lớp bồi dưỡng học sinh giỏi của huyện (đi dự kì thi học sinh giỏi lớp 9 toàn tỉnh) thì có một học sinh trường thị trấn đứng dậy hỏi: “Thưa thầy, em làm cách khác nhưng không hiểu sao giá trị nhỏ nhất lại không được như của thầy”. Em vận dụng bất đẳng thức Cauchi rất khéo nhưng trong khi kết quả của tôi là 2 thì của em là 4. Tôi toát mồ hôi hột. Em đã dùng thủ thuật chia hai vế cho một biểu thức mà ta chứng minh được biểu thức đó luôn luôn bằng không. Nhiều bài toán ngụy biện đã vận dụng thủ thuật này mà ai không tinh ý dễ bị đánh lừa. (Em học sinh nói trên đã đạt giải nhất cả ba môn thi học sinh giỏi cấp tỉnh, giải nhì môn giải toán trên máy tính Casio khu vực miền Trung. Em giỏi đến nỗi thi vào lớp chuyên toán của tỉnh đạt điểm tối đa). Rõ ràng việc đối thoại với học trò giúp ta phát hiện được những sai lầm, ngay cả những em rất giỏi.
Theo Giáo sư G.Pôlya ở Trường Đại học Stanford nổi tiếng thì người thầy phải luôn luôn đặt địa vị mình là một học sinh “cố gắng hiểu xem anh ta nghĩ gì, đặt một câu hỏi hay hướng dẫn một bước suy luận mà người học sinh có thể suy nghĩ ra được”. Vào thập kỉ 70 phương pháp đàm thoại được cho là phương pháp tối ưu. Mấy năm trở lại đây thì phong trào ứng dụng công nghệ thông tin nổi lên như một bước đột phá, làm thước đo cho mỗi bài dạy, làm anh bạn tôi phải xin về hưu trước tuổi vì không sử dụng được công nghệ thông tin, dù anh là một giáo viên hóa học rất giỏi. Nhiều giáo viên trẻ đã lạm dụng máy móc, copy giáo án điện tử trên mạng rồi chèn tên mình vào, chỉ trong mấy phút là in xong được giáo án một bài dạy. Khi giảng dạy thì chỉ cần bấm máy. Có giáo viên cho các mục đề “nhảy điệu tang-go” làm học sinh chóng cả mặt. Việc sử dụng máy chiếu nên thay cho bảng phụ chứ không thể thay thế được hoàn toàn vai trò của viên phấn và bảng đen. Một số giáo viên khác thì bê nguyên xi thiết kế bài giảng trong sách vào giáo án của mình nhưng khi lên lớp thì dạy không được. Sách thiết kế viết cho đối tượng học sinh giỏi, học sinh thành phố (một tiết dạy 45 phút mà học sinh phải trả lời đến vài chục câu hỏi, giải gần chục bài toán) vùng nông thôn, miền núi không theo kịp.
Trở lại vấn đề Giáo viên “chạy” theo sách giáo khoa: nên hay không?Theo tôi sách giáo khoa đã ấn định kiến thức cần đưa đến cho học trò, ta không thể vứt bỏ đi được. Có chăng là ta thay sang các ví dụ khác, các kí hiệu khác nhưng phải xác định cho được đơn vị kiến thức chuẩn, kiến thức trọng tâm của bài dạy. Đã có trường hợp một số học sinh ít động não, khi ta thay sang một bài toán khác, thí dụ ta thay tam giác ABC bằng tam giác MNQ thì cứ trả lời bừa theo trong sách hướng dẫn là tam giác ABC.
Tôi nghĩ người giáo viên dạy giỏi phải biết lựa chọn phương pháp thích hợp, đúng với hoàn cảnh, đúng đối tượng, đúng với từng bài dạy đó là phương pháp tối ưu nhất. Sách giáo khoa mới cũng có những vấn đề cần bàn nhưng tốt nhất người dạy phải hiểu ý đồ của sách, phối hợp tốt các phương pháp một cách sáng tạo. Cái đọng lại cuối cùng là học sinh có hiểu bài không, vận dụng được hay không.
Theo Giáo sư G.Pôlya ở Trường Đại học Stanford nổi tiếng: người thầy phải luôn đặt địa vị mình là một học sinh “cố gắng hiểu xem anh ta nghĩ gì, đặt một câu hỏi hay hướng dẫn một bước suy luận mà người học sinh có thể suy nghĩ ra được”. |
Loạt bài diễn đàn: Giáo viên “chạy” theo sách giáo khoa: Nên hay không?
Hoàng Minh Đức
(Trường THCS Quảng Minh – Quảng Trạch – Quảng Bình)
Bình luận (0)