Những ngày cuối năm 2011, Bộ GD&ĐT thực hiện một động thái gây rúng động dư luận khi đình chỉ tuyển sinh 3 trường ĐH và 14 ngành đào tạo của 4 trường ĐH khác do không đủ điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên. Sự kiện trên tạo nên một hiệu ứng "khát” tiến sĩ ở nhiều trường ĐH… Nhìn lại đề án đào tạo 29.000 tiến sĩ vào năm 2020 của Bộ GD&ĐT, câu hỏi đặt ra là liệu chất lượng có đảm bảo khi việc chạy đua số lượng đang được ưu tiên.
Theo lộ trình, năm 2015 các trường ĐH sẽ phải đạt 30% giảng viên là tiến sĩ
Trường ĐH "khát” tiến sĩ
Mục tiêu đào tạo 20.000 tiến sĩ đã được đặt ra từ hơn một năm trước đây.
Ngày 17-6-2010, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định 911/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án "Đào tạo giảng viên có trình độ Tiến sĩ cho các trường ĐH-CĐ giai đoạn 2010-2020”. Đề án này được gọi tắt là "Đề án 20.000 tiến sĩ” có tổng kinh phí khoảng 700 triệu USD, trong đó khoảng 10.000 tiến sĩ sẽ được đào tạo ở nước ngoài; 3.000 tiến sĩ sẽ đào tạo theo hình thức phối hợp, liên kết giữa các trường ĐH Việt Nam và trường ĐH nước ngoài; 10.000 tiến sĩ sẽ được đào tạo trong nước.
Đến tháng 12-2011, Bộ GD&ĐT đã trình quy hoạch phát triển nguồn nhân lực mới về đào tạo giảng viên ĐH bằng con số ấn tượng hơn: sẽ đào tạo đủ 29.000 giảng viên là tiến sĩ ở các trường ĐH vào năm 2020.
Vào tháng 9-2011, Báo cáo giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội công bố số liệu hiện trên toàn quốc có 440 cơ sở giáo dục ĐH, trong đó 304 trường thành lập mới hoặc nâng cấp lên từ năm 1998. Với số lượng các trường ĐH-CĐ lớn như hiện nay, Bộ GD&ĐT đã phải quy hoạch lượng tiến sĩ trong các trường ĐH đến năm 2020 là 29.000 người, thạc sĩ là 58.000 người; bậc CĐ cần 3.500 tiến sĩ và 27.000 thạc sĩ. Hiện, hệ thống giáo dục quốc dân mới chỉ có 14% đạt trình độ từ tiến sĩ trở lên.
Sau đợt thanh tra cuối năm 2011 và sau những quyết định đình chỉ tuyển sinh một số trường khá cương quyết của GD&ĐT, nhiều trường ĐH đã đôn đáo tuyển gấp giảng viên là tiến sĩ. Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT cho hay, nhiều trường ĐH khi giải trình với Thanh tra Bộ GD&ĐT đã nêu lý do thiếu giảng viên vì trong thời gian qua một số tiến sĩ đã "đột tử”. Theo ông Bằng, đó là lý do chống chế, vì trên thực tế không có lượng giảng viên nào đột tử nhiều đến thế.
Sự việc trên đã khiến người ta liên tưởng đến công tác làm phổ cập giáo dục các cấp Tiểu học, THCS. Nếu đã thực hiện phổ cập (hoặc đang thực hiện), sau khi rà soát lại phát hiện lượng học sinh tiếp tục bỏ học, tiêu chí phổ cập giáo dục sẽ không được công nhận. Giáo viên điều tra phổ cập đã "sáng tạo” bằng cách ghi tên những học sinh bỏ học vào diện gia đình chuyển đi Nam hoặc…đột tử. Vậy là khớp hồ sơ. Mục tiêu phổ cập được công nhận bởi danh sách điều tra rất hoàn hảo với những con số đẹp. Trở lại chuyện các trường ĐH cố vớt vát sĩ số tiến sĩ cho đủ tiêu chí, nhằm tránh việc bị đình chỉ tuyển sinh, sự khôi hài đã lên tới đỉnh điểm sẽ không thể đảm bảo được chất lượng thực.
Nhiều bất cập chạy đua số lượng
Xoá bỏ tình trạng cử nhân ĐH (dù là bằng "đỏ”) dạy sinh viên ĐH đang là chủ trương lớn mà Bộ GD&ĐT từng bước khắc phục.
"Đề án 20.000 tiến sĩ” cũng như quy hoạch 29.000 tiến sĩ cho hệ thống các trường ĐH là một chủ trương đúng đắn, cần phải có đủ lượng giảng viên đạt chuẩn. Tuy nhiên, với lộ trình này, năm 2015 các trường ĐH sẽ phải đạt 30% giảng viên là tiến sĩ. Nhiều lãnh đạo các trường ĐH đã thẳng thắn cho rằng, đó áp lực không dễ gì đạt được. Việc đào tạo thạc sĩ chỉ mất 2 năm; nhưng đào tạo tiến sĩ phải mất 4-5 năm. Nếu trong 10.000 tiến sĩ theo đề án 911 kia được đào tạo ở nước ngoài, thì liệu có bao nhiêu tiến sĩ sẽ chắc chắn trở về nước phục vụ.
Sự ràng buộc bằng yếu tố hoàn lại kính phí xem ra không khả thi bởi trong 4 hoặc 5 năm ở nước ngoài, những tiến sĩ ấy sẽ tạo lập các mối quan hệ thăng tiến tương lai rất tốt. Họ sẵn sàng hoàn trả kinh phí để không phải về nước. Đề án 322 vừa qua là một ví dụ. Khi kinh phí cấp không đủ cho các lưu học sinh (điển hình ở Trung Quốc, Soton-Anh), khi họ đã vất vả hoàn thành khoá học tại nước ngoài bằng nhiều sự nỗ lực bản thân, yếu tố lôi kéo các tiến sĩ về nước là rất ít.
Nhưng điều đáng quan tâm hơn cả là mục tiêu đào tạo thì đã rõ, nhưng yếu tố chất lượng thì sao? Ở một số cơ sở đào tạo trong nước, vẫn tồn tại hình thức tiến sĩ…tại chức. Ngoài ra, trước sức ép cần đủ tiến sĩ để không bị đình chỉ tuyển sinh, nhiều trường ĐH đã ồ ạt tạo điều kiện cho giảng viên đi hàm thụ, nâng cấp. Cuộc chạy đua này đang dần khốc liệt, miễn sao đủ con số, chỉ tiêu.
GS Phan Đình Diệu thẳng thắn, việc đặt ra mục tiêu đào tạo 20.000 tiến sĩ giai đoạn 2010- 2020 không thực tế, điều đó chỉ dẫn đến việc đạt thành tích, số lượng, còn về chất lượng thì chưa một ai có thể dám khẳng định chắc chắn.
Mục tiêu đào tạo 20.000 tiến sĩ đã được đặt ra từ hơn một năm trước đây.
Ngày 17-6-2010, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định 911/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án "Đào tạo giảng viên có trình độ Tiến sĩ cho các trường ĐH-CĐ giai đoạn 2010-2020”. Đề án này được gọi tắt là "Đề án 20.000 tiến sĩ” có tổng kinh phí khoảng 700 triệu USD, trong đó khoảng 10.000 tiến sĩ sẽ được đào tạo ở nước ngoài; 3.000 tiến sĩ sẽ đào tạo theo hình thức phối hợp, liên kết giữa các trường ĐH Việt Nam và trường ĐH nước ngoài; 10.000 tiến sĩ sẽ được đào tạo trong nước.
Đến tháng 12-2011, Bộ GD&ĐT đã trình quy hoạch phát triển nguồn nhân lực mới về đào tạo giảng viên ĐH bằng con số ấn tượng hơn: sẽ đào tạo đủ 29.000 giảng viên là tiến sĩ ở các trường ĐH vào năm 2020.
Vào tháng 9-2011, Báo cáo giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội công bố số liệu hiện trên toàn quốc có 440 cơ sở giáo dục ĐH, trong đó 304 trường thành lập mới hoặc nâng cấp lên từ năm 1998. Với số lượng các trường ĐH-CĐ lớn như hiện nay, Bộ GD&ĐT đã phải quy hoạch lượng tiến sĩ trong các trường ĐH đến năm 2020 là 29.000 người, thạc sĩ là 58.000 người; bậc CĐ cần 3.500 tiến sĩ và 27.000 thạc sĩ. Hiện, hệ thống giáo dục quốc dân mới chỉ có 14% đạt trình độ từ tiến sĩ trở lên.
Sau đợt thanh tra cuối năm 2011 và sau những quyết định đình chỉ tuyển sinh một số trường khá cương quyết của GD&ĐT, nhiều trường ĐH đã đôn đáo tuyển gấp giảng viên là tiến sĩ. Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT cho hay, nhiều trường ĐH khi giải trình với Thanh tra Bộ GD&ĐT đã nêu lý do thiếu giảng viên vì trong thời gian qua một số tiến sĩ đã "đột tử”. Theo ông Bằng, đó là lý do chống chế, vì trên thực tế không có lượng giảng viên nào đột tử nhiều đến thế.
Sự việc trên đã khiến người ta liên tưởng đến công tác làm phổ cập giáo dục các cấp Tiểu học, THCS. Nếu đã thực hiện phổ cập (hoặc đang thực hiện), sau khi rà soát lại phát hiện lượng học sinh tiếp tục bỏ học, tiêu chí phổ cập giáo dục sẽ không được công nhận. Giáo viên điều tra phổ cập đã "sáng tạo” bằng cách ghi tên những học sinh bỏ học vào diện gia đình chuyển đi Nam hoặc…đột tử. Vậy là khớp hồ sơ. Mục tiêu phổ cập được công nhận bởi danh sách điều tra rất hoàn hảo với những con số đẹp. Trở lại chuyện các trường ĐH cố vớt vát sĩ số tiến sĩ cho đủ tiêu chí, nhằm tránh việc bị đình chỉ tuyển sinh, sự khôi hài đã lên tới đỉnh điểm sẽ không thể đảm bảo được chất lượng thực.
Nhiều bất cập chạy đua số lượng
Xoá bỏ tình trạng cử nhân ĐH (dù là bằng "đỏ”) dạy sinh viên ĐH đang là chủ trương lớn mà Bộ GD&ĐT từng bước khắc phục.
"Đề án 20.000 tiến sĩ” cũng như quy hoạch 29.000 tiến sĩ cho hệ thống các trường ĐH là một chủ trương đúng đắn, cần phải có đủ lượng giảng viên đạt chuẩn. Tuy nhiên, với lộ trình này, năm 2015 các trường ĐH sẽ phải đạt 30% giảng viên là tiến sĩ. Nhiều lãnh đạo các trường ĐH đã thẳng thắn cho rằng, đó áp lực không dễ gì đạt được. Việc đào tạo thạc sĩ chỉ mất 2 năm; nhưng đào tạo tiến sĩ phải mất 4-5 năm. Nếu trong 10.000 tiến sĩ theo đề án 911 kia được đào tạo ở nước ngoài, thì liệu có bao nhiêu tiến sĩ sẽ chắc chắn trở về nước phục vụ.
Sự ràng buộc bằng yếu tố hoàn lại kính phí xem ra không khả thi bởi trong 4 hoặc 5 năm ở nước ngoài, những tiến sĩ ấy sẽ tạo lập các mối quan hệ thăng tiến tương lai rất tốt. Họ sẵn sàng hoàn trả kinh phí để không phải về nước. Đề án 322 vừa qua là một ví dụ. Khi kinh phí cấp không đủ cho các lưu học sinh (điển hình ở Trung Quốc, Soton-Anh), khi họ đã vất vả hoàn thành khoá học tại nước ngoài bằng nhiều sự nỗ lực bản thân, yếu tố lôi kéo các tiến sĩ về nước là rất ít.
Nhưng điều đáng quan tâm hơn cả là mục tiêu đào tạo thì đã rõ, nhưng yếu tố chất lượng thì sao? Ở một số cơ sở đào tạo trong nước, vẫn tồn tại hình thức tiến sĩ…tại chức. Ngoài ra, trước sức ép cần đủ tiến sĩ để không bị đình chỉ tuyển sinh, nhiều trường ĐH đã ồ ạt tạo điều kiện cho giảng viên đi hàm thụ, nâng cấp. Cuộc chạy đua này đang dần khốc liệt, miễn sao đủ con số, chỉ tiêu.
GS Phan Đình Diệu thẳng thắn, việc đặt ra mục tiêu đào tạo 20.000 tiến sĩ giai đoạn 2010- 2020 không thực tế, điều đó chỉ dẫn đến việc đạt thành tích, số lượng, còn về chất lượng thì chưa một ai có thể dám khẳng định chắc chắn.
Theo Hoàng Anh Thắng
(ĐạiĐoànKết)
Bình luận (0)