Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho thợ cả

Tạp Chí Giáo Dục

Đi din các trưng TC-CĐ trên đa bàn TP.HCM cho biết, hu hết đã trin khai chương trình gn kết vi doanh nghip (DN), hp tác v giáo dc ngh nghip (GDNN). Tuy nhiên khó khăn là mt s DN chưa mn mà, bi đi ngũ th c đu trc tiếp đng khâu sn xut, vn hành… Thêm na, th c DN không có chng ch sư phm ngh nên h sơ xin vic ca HS, SV đưc xem là chưa hoàn chnh.

Đi din các trưng CĐ-TC chia s kinh nghim thc hin vic gn kết vi DN. Ảnh: T.A

Đây là những thông tin được đưa ra tại buổi làm việc của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM với Hiệp hội DN TP.HCM, các trường CĐ-TC về chương trình đào tạo kép và liên kết với DN trong đào tạo, GDNN diễn ra chiều 22-3.

Tại đây, ông Nguyễn Văn Lâm – Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP – cho biết, sở đã thực hiện thí điểm mô hình đào tạo kép của Đức từ năm 2017, đây là mô hình hiệu quả cần được triển khai rộng tại các trường CĐ-TC. Kinh phí cho chương trình này Nhà nước hỗ trợ 1 phần, còn lại của trường, phụ huynh và DN đóng góp (thời gian công nhân đi học vẫn được hưởng lương). Dự kiến, trong năm 2018 sẽ đào tạo 1.000 công nhân phục vụ cho các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Về hoạt động liên kết, hợp tác về GDNN, ông Lâm đề nghị các cơ sở GDNN gắn kết chặt chẽ với các DN hoạt động trong 4 ngành công nghiệp trọng yếu, 9 ngành dịch vụ chủ yếu và 8 lĩnh vực tự do dịch chuyển lao động trong khối ASEAN.

Về vấn đề này, ông Phạm Đức Khiêm – Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM – chia sẻ: Hiện tại trường đã ký kết với 17 DN thực hiện liên kết đào tạo nhưng để làm tốt hơn nữa, DN cần dành thời gian để đào tạo hết học phần hoặc modun mới đảm bảo được chất lượng đào tạo.

Đại diện Trường TC Nghề Củ Chi cũng lo ngại một số DN không mấy mặn trong liên kết đào tạo vì sợ lộ… công nghệ. Trong khi đó, bà Phạm Quang Trang Thủy – Hiệu trưởng Trường TCN Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương – trăn trở: Thợ cả của DN chưa có chứng chỉ sư phạm thì hồ sơ học viên không hoàn chỉnh, người học rất khó đi xin việc. Học phí của HS đã bao gồm chi phí thực hành nhưng khi xuống DN thì chi phí thực hành đội lên rất cao. Nếu như không có gắn kết mật thiết thì khó mà đào tạo, trong khi chuyên gia và vật tư thực hành còn thiếu.

Đại diện Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức cho rằng, khó khăn lớn nhất mà trường gặp phải trong liên kết đào tạo là đội ngũ tham gia giảng dạy thực hành là đội ngũ sản xuất. Nếu dành thời gian cho đào tạo học viên, sinh viên thì ảnh hưởng đến DN, chưa kể họ phải dành thời gian cho đội ngũ của họ.

Ông Nguyễn Phước Hưng – Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP – cho biết, phía hiệp hội sẽ có kết quả khảo sát nhu cầu lao động của DN cần đào tạo vào cuối tháng 4 này. Các trường CĐ-TC có khó khăn gì trong việc liên kết trong hoạt động GDNN, hội sẽ có biện pháp hỗ trợ.

Phát biểu kết luận cuộc họp, ông Nguyễn Văn Lâm đề nghị các trường phối hợp với DN thống kê số thợ cả tham gia chương trình đào tạo tại DN để có kế hoạch đào tạo chứng chỉ sư phạm. Khi phối hợp xây dựng chương trình đào tạo với DN phải theo hướng ứng dụng CNTT, hướng đến chuẩn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

T.Anh

Bình luận (0)