Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nhìn từ kết quả thi THPT quốc gia 2018: Cần thay đổi cách ra đề môn toán

Tạp Chí Giáo Dục

Gn 920.000 thí sinh d thi môn toán THPT quc gia 2018 nhưng kết qu ch có 2 thí sinh đt đim 10; 561 thí sinh đt t 9 đim tr lên. Trong khi đó, s thí sinh đt đim dưi trung bình là 455.870. Đc bit, có ti 951 thí sinh đt đim 0; 1.558 thí sinh b đim lit (<=1)…

Hc sinh lp 12 ti TP.HCM trong gi hc môn toán. Ảnh: Y.Hoa

Theo đánh giá của nhiều giáo viên bộ môn, kết quả như trên chưa phân hóa và đánh giá đúng thực lực của thí sinh khá và giỏi. Đề thi quá nặng, những câu hỏi khó để làm được phải mất từ 20-30 phút; do đó thường dẫn đến tình trạng thí sinh đánh “hú họa”. Phương pháp giảng dạy chưa thể đáp ứng được với đề thi khi vẫn còn nặng về tự luận… Do đó, đề thi cần phải được thay đổi để “trả lại sự công bằng cho học sinh”.

+ Thy Nguyn Tác Tun Ngc (Tổ trưởng Tổ toán Trường THPT Phú Nhuận, TP.HCM): Không biết dy thế nào trưc yêu cu kiến thc quá cao

Đề thi toán năm nay chỉ hợp lý chuẩn để xét tốt nghiệp THPT, còn để xét vào ĐH-CĐ, theo tôi, đề ra như vậy là chưa thành công khi không đánh giá đúng thực lực của thí sinh, chưa phân khúc giữa các em giỏi và khá. Điểm từ 8 trở lên chỉ chiếm có 1% là quá thấp, ví dụ 1 trường phổ thông có 20 lớp (45 học sinh/lớp), toàn trường có 900 học sinh thì chỉ có 9 em đạt từ 8 trở lên. Hay Trường THPT Phú Nhuận thuộc top 10 tại TP.HCM, top 100 trên toàn quốc, có 18 lớp 12 nhưng kết quả chỉ có 9 em đạt điểm trên 8 (cao nhất 8,6), có nghĩa là trung bình 2 lớp mới có 1 em điểm trên 8. Như vậy số thí sinh đạt điểm giỏi chưa hợp lý. Đặc biệt, cả nước chỉ có 2 điểm 10 môn toán, làm ta liên tưởng đến việc trong 1 triệu vé số chỉ có 1 vé trúng độc đắc. Trong khi đó, trong gần 920.000 thí sinh dự thi thì tổng số thí sinh trong đội tuyển Olympic quốc gia, đội tuyển học sinh giỏi các trường chuyên, năng khiếu, đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố chí ít cũng gần cả ngàn em. Điểm 10 hiếm hoi là bất hợp lý của một kỳ thi thế này.

Có kết quả trên là do đề thi năm nay thiên về phân hóa đối tượng trung bình khá vô tình để xảy ra những câu hỏi phân hóa chiếm mất quá nhiều thời gian suy nghĩ và làm bài của thí sinh. Hầu hết những em khá giỏi chỉ đủ thời gian làm được từ 30 đến 40 câu, còn lại là đánh hú họa. Có những câu đòi hỏi phải tư duy từ 15 đến 30 phút mới tìm được kết quả chính xác. Còn để tìm được cách giải ngắn gọn thì phải luyện tập 5, 10 lần dạng toán này thì mới giải được trong vòng 3 đến 5 phút. Đề thi phần nào còn chủ quan trong việc thẩm định thời gian suy nghĩ và làm bài của thí sinh.

Với việc ra đề như trên, người làm giáo viên như tôi với gần 40 năm giảng dạy, cảm thấy rất hoang mang, lo lắng vì không biết dạy thế nào trước yêu cầu và khối lượng kiến thức của đề thi quá cao. Trong khi đó, phương pháp giảng dạy hiện nay phải đáp ứng đủ 4 đối tượng học sinh: yếu, trung bình, khá, giỏi. Thi trắc nghiệm nhưng các bài kiểm tra 1 tiết, học kỳ lại yêu cầu có phần tự luận. Như vậy là chiếm gấp đôi thời gian để dạy các em làm bài tự luận chặt chẽ như trước và gấp 10 lần số lượng bài tập trắc nghiệm cơ bản. Kiểu ra đề không phân biệt ranh giới câu khó của 3 chương trình 10-11-12 (trước đây tự luận chỉ khoảng 3/10 câu) thì thời gian, công sức bỏ ra cho môn toán phải gấp 5, 10 lần trước đây. Điều này sẽ dẫn đến hệ lụy của việc dạy thêm, học thêm.

Từ kỳ thi năm nay, tôi mong Bộ GD-ĐT lưu ý mục tiêu giảm tải cho học sinh, làm sao theo cách học và thi mới, học sinh phải thực sự đạt được niềm vui hạnh phúc khi đến trường, các em còn thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng sống… chứ không phải suốt ngày chỉ lo việc ôn thi ở trường và còn phải lao vào các trung tâm luyện thi ngoài giờ. Bên cạnh đó, cần giảm tải nội dung thi: Hoặc là chỉ chương trình lớp 12 với các dạng toán trắc nghiệm, toán thực tế; hoặc thi chương trình dạng toán lớp 12 nhưng sử dụng thêm công thức và kiến thức lớp 10, 11. Còn nếu vẫn thi nội dung đầy đủ các khối thì phải giới hạn những câu vận dụng cao nằm trong phần nào.

+ Thy Ngô Phm Hưng Thnh (Tổ trưởng Tổ toán Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM): Đ thi ra theo kiu “t lun trong trc nghim”

Chiến lược của đề thi năm nay là “tự luận trong trắc nghiệm”, phương pháp tự luận được đặt trong trắc nghiệm. Với thời gian 90 phút thì không thí sinh nào có thể giải hết được. Do đó, đề không phân hóa được phân khúc giữa thí sinh trung bình, khá và giỏi mà lại dựa vào “sự ăn may”. Các câu phân loại quá dài, quá khó. Thí sinh trung bình có thể làm khoảng 25 câu đầu nhưng các câu sau đánh lụi, trúng cũng có thể đạt đến 7 điểm. Do đó, đề ra như thế không đánh giá đúng năng lực của thí sinh, thậm chí là “gây bất công” cho các em khá, giỏi, khiến công sức của các em “đổ sông đổ biển”.

Các dạng toán trong đề thi nằm trong SGK nhưng kiến thức nâng cao, kiến thức ngoài rất nhiều, để giải được thì thầy và trò có lẽ phải “vắt tay lên trán” suy nghĩ và “cùng nhau đánh vật”.

Nếu Bộ GD-ĐT vẫn giữ cách ra đề “trắc nghiệm hoàn toàn kiến thức tự luận” thì có lẽ giáo viên chỉ dạy cho học sinh giữ ở mức 5, 6, 7 điểm, còn lại những kiến thức quá khó, nâng cao là… bỏ qua. Điều này sẽ khiến cho chất lượng cả học sinh và giáo viên trở nên tụt lùi.

Hơn 1.500 thí sinh bị điểm liệt trong môn toán là những em “kém may mắn nhất”, có lẽ do các em chưa nắm được những mẹo để tránh điểm liệt. Do vậy, chính cách ra đề như thế này lại đưa ra hệ lụy khiến thí sinh không học bài nhưng lại tìm mọi cách để có những mẹo tránh điểm liệt.

Bên cạnh đó, với cách ra đề này, học sinh dễ bị phân tâm, không chủ động học, nhất là những em học lực trung bình, thậm chí là khá, giỏi khi cho rằng có học thêm nữa cũng không cải thiện được điểm số. Cùng với đó sẽ làm học sinh trở nên lơ là, giảm tính logic học của môn toán, giảm tính tư duy… Từ đó, thầy – trò và ngay cả bên ra đề sẽ tự đưa ra những mẹo để thích ứng với nhau.

Để có thể thích ứng với các dạng toán “tự luận trong trắc nghiệm”, người thầy cần phải tiếp cận thêm nhiều phương pháp để giảng dạy cho học sinh, còn học sinh phải nỗ lực, làm thật nhiều để bắt kịp phương pháp ra đề. Về phía Bộ GD-ĐT, cần phải lắng nghe ý kiến của học sinh, giáo viên để đưa ra được 1 đề thi phù hợp với năng lực của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên.

Nếu năm tới đề thi có thêm kiến thức lớp 10 thì học sinh và giáo viên phải gồng gánh 1 lượng kiến thức khổng lồ. Cách ra đề lại càng phải được thay đổi, có sự phân hóa lại để “trả lại sự công bằng” cho các em. Chứ nếu kết quả như thế này thì thật sự là “không thể tưởng tượng được”.

Đ Quang Long

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)