Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nhà giáo hãy là người truyền cảm hứng

Tạp Chí Giáo Dục

S rt sai lm nếu cho nhà giáo ch là ngưi dy ch – theo nghĩa là ngưi truyn đt kiến thc. Dù đây là chc năng ch yếu ca nhà giáo nhưng bên cnh đó, ngưi thy còn nhiu thiên chc khác, như làm hình mu v đo đc, li sng; là ngưi đng viên, un nn các li lm, khiếm khuyết ca ngưi hc; là ngưi giúp đ thiết thc c v vt cht ln tinh thn cho ngưi hc trong mt s điu kin c th nào đó…

Cô Trn Th Qunh Anh (giáo viên môn văn Trưng THPT Trưng Vương, Q.1, TP.HCM) hưng dn hc sinh lp 10A13 ghi bài hc. Ảnh: Y.Hoa

Hẳn nhiều người nhớ câu chuyện học giả Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) bị thầy giáo Hà Ngọc Chử phê bình khi chấm bài: “Lê marche à reculons” (Trò Lê đi giật lùi), nhờ đó mà nhà văn tỉnh chí, quyết tâm thôi lêu lổng và học thành tài. Hay việc một số thầy cô giáo được học trò coi như cha mẹ bởi đã tận tình giúp đỡ về nhiều mặt, không chỉ những lời động viên, khích lệ mà còn cả miếng ăn, giấc ngủ, đọng lại thành một hình tượng chẳng thể nào phai.

Người viết bài này có một người bạn, sau khi trở thành một doanh nhân khá thành đạt, đã quay về trường cũ, gặp thầy giáo dạy sử, lúc này đã nghỉ hưu và làm công tác khuyến học ở huyện, để hỗ trợ thầy một số chương trình chăm lo cho học sinh nghèo. Anh tâm sự: “Hồi đó tôi rất chán học sử, mà thầy giáo dạy sử lại rất nghiêm nên kết quả môn này thường khá tệ. Nhưng tôi nhớ có lần thầy kể chuyện về nhà bác học Edison (1847-1931), thầy nhắc lại câu nói của ông: “Thiên tài là do 1% bẩm sinh và 99% do nỗ lực mà thành”. Chính câu nói đó đã làm thay đổi cuộc đời tôi, vì nhờ đó mà tôi siêng năng hơn, chăm chỉ hơn, học đều các môn hơn…”. Anh cũng cho biết, vì cảm phục sự hy sinh, tận tụy của người thầy lẽ ra được nghỉ ngơi sau mấy mươi năm đi kháng chiến và dạy học thì vẫn miệt mài “đi xin” để giúp các học trò nghèo có nguy cơ bỏ học, nên anh đã tích cực làm công tác xã hội, thay vì chỉ quan tâm làm giàu như trước…

Trên thực tế, có không ít nhà giáo đã làm được cái việc mà ta có thể gọi là “truyền cảm hứng” cho người học. Chẳng hạn, nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký là một người như vậy. Chính tấm gương vượt khó đã thúc đẩy hàng vạn người được học thầy và hàng triệu người khác nỗ lực hơn, phấn đấu nhiều hơn trên con đường học vấn. Trường hợp GS.TS Phan Thanh Sơn Nam (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM), người từng là giáo sư trẻ nhất Việt Nam, cũng là một người đã truyền nhiều cảm hứng cho các thế hệ sinh viên, không chỉ về thái độ nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học, sự tận tâm với nghề mà còn là những giúp đỡ thiết thực cho những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt, với các status đậm chất trẻ khiến thầy trở thành người anh, người bạn với sinh viên. Hay gần đây, cộng đồng mạng rất hứng thú với bài cover từ bản Despacito nổi tiếng thành các bài học tiếng Anh của thầy giáo 9x Nguyễn Thái Dương, không chỉ giúp học sinh nhớ thêm nhiều từ vựng, cách dùng từ mà còn thúc đẩy nhiều học sinh thích học tiếng Anh hơn. Hoặc chuyện cô giáo dạy văn Trần Thị Quỳnh Anh ở Trường THPT Trưng Vương (TP.HCM) đã giúp mở ra “cả bầu trời thương nhớ” cho hơn 40 học sinh lớp 10A13 khi gợi mở cho học sinh viết nên những cảm xúc, tâm sự thật của mình về gia đình… Những câu chuyện đó không chỉ thể hiện sự vượt khó, sáng tạo của người thầy mà bản thân nó còn là những bài học lớn lao cho người học, chứ không chỉ những lời giảng trên lớp.

Cái gì không có nn tng mà chóng đến thì s chóng tàn, ngưi thy đi theo cách đó s không gi đưc s mến phc, yêu quý và nh hưng lâu đi vi hc trò!

Khả năng truyền cảm hứng của người thầy không phải đến từ ngoại hình để được “tôn” thành các “thầy giáo hotboy” hay “cô giáo hotgirl” hoặc các “tài lẻ” như hát, khiêu vũ (dù trong vài trường hợp, những yếu tố này có tác dụng bổ trợ không nhỏ) mà cái chính là sự nhiệt thành đối với người học, đối với nghề nghiệp. Khi người thầy có tâm huyết, có trách nhiệm, có tình cảm sâu sắc, đúng mực cộng với những tài năng khác, có thể biến những buổi lên lớp thành những buổi học lớn, vượt ra ngoài chuyên đề, bài giảng cụ thể, biến những buổi trao đổi ngoài giờ thành các buổi sinh hoạt ngoại khóa đầy bổ ích, biến bản thân thành một tấm gương sáng để người học tự noi theo mà không cần phải kêu gọi, tác động. Tức là, khi người thầy lấy công việc dạy học tự truyền cảm hứng cho mình thì qua công việc đó có thể truyền cảm hứng cho người học. Ở đây, lòng say mê với nghề nghiệp, lòng yêu quý người học và xem đó là đối tượng bộc lộ cụ thể, trực tiếp của sự say mê nghề nghiệp, thì gần như tự nhiên sẽ tạo ra được sự hứng khởi phù hợp.

Dĩ nhiên, bản thân người thầy chỉ có thể truyền được cảm hứng khi có được một số đặc điểm mang tính chuẩn mực, hình mẫu nào đó. Sẽ thật khó là người truyền cảm hứng trọn vẹn nếu người thầy có những khiếm khuyết hoặc sai sót về mặt nhân cách, phẩm chất; chẳng hạn, thầy giáo dạy giỏi, hát hay, ăn nói có duyên, nhưng hay tranh thủ “đụng chạm” với nữ sinh thì sẽ dễ tạo nên sự e ngại, dè dặt, khi đó cảm hứng khó đến được nhiều người một cách tự nhiên, thuyết phục. Hay người thầy chỉ quan tâm đến các “tài lẻ” mà không chú trọng rèn giũa các năng lực chủ yếu thì khả năng truyền cảm hứng cũng có giới hạn; ví như cô giáo hay lấy sự “lung linh” của mình qua các bức ảnh, các clip trên mạng xã hội để thu hút học sinh mà không thể hiện sự vượt trội về kiến thức thì nếu có truyền được cảm hứng cũng sẽ không bền…

Hiện nay, với sự phát triển của mạng xã hội, cùng với xu hướng đề cao các năng lực cá nhân, rất nhiều người có thể truyền cảm hứng, làm lay động đến nhiều người khác. Nhà giáo cũng không ngoại lệ. Nhưng sẽ rất tai hại nếu người thầy quá chú trọng vào các “kỹ xảo”, “thủ thuật” để truyền cảm hứng mà không xuất phát từ sự chân thành, vào tài năng, vào phẩm hạnh. Khi đó, có thể chỉ là hành động đi tìm sự nổi tiếng chứ không hẳn là gợi mở, khích lệ hay truyền động lực cho người học vươn tới một tầm cao về chân, thiện, mỹ. Lẽ dĩ nhiên, cái gì không có nền tảng mà chóng đến thì sẽ chóng tàn, người thầy đi theo cách đó sẽ không giữ được sự mến phục, yêu quý và ảnh hưởng lâu đối với học trò!

Trnh Minh Giang

 

Bình luận (0)