Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Bữa cơm SV thời “bão giá”: Lượng thì chưa đủ, chất không xong

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Xuân Nương đang chuẩn bị cho bữa ăn chiềuTần ngần nâng lên đặt xuống bó rau muống có giá tới… 3.000 đồng, Xuân Nương, sinh viên năm 3 Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM cứ “vặn vẹo” chị bán rau: “Dì ơi sao mà mắc thế, bán rẻ cho tụi con đi. Tụi con là sinh viên mà dì!”.

Bị cuốn theo cao trào tăng giá của cả nước cùng với giá xăng dầu tăng là nguyên nhân khiến cho giá cả nhiều mặt hàng ở làng ĐH Thủ Đức đang tăng cao đến chóng mặt. Rất nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm hàng ngày đều có mức giá mới cao hơn; có mặt hàng thậm chí tăng giá tới… gấp đôi. Những bữa cơm đạm bạc của sinh viên, cũng theo đó mà ngày một vơi dần chất lượng. Ngoài việc đầu tư chất xám cho việc học, nhiều sinh viên còn phải đau đầu vì phải tính toán chi ly trong việc ăn, ở, đi lại…

Cân, đo, đong, đếm …và trả giá

Tần ngần nâng lên đặt xuống mớ rau muốn có giá tới… 4.000 đồng, Xuân Nương, sinh viên năm 3 Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM cứ “vặn vẹo” chị bán rau: “Dì ơi sao mà đắt thế, bán rẻ cho tụi con đi. Tụi con là sinh viên mà dì!” .

“Bữa này cái gì cũng đắt con ạ! Dì cũng biết sinh viên khó khăn nhưng bây giờ cái gì cũng tăng thế cả, rồi thêm chi phí vận chuyển nữa, xăng đang tăng giá mà con; có muốn bán rẻ cho tụi con dì cũng không bán nổi” – giờ thì đến cả cái “mác sinh viên” cũng không giúp Nương mua được đồ ăn rẻ hơn. “Bây giờ cái gì cũng đắt đỏ hết, phải trả giá lên xuống, riết rồi quen…” – Nương cười.

Dạo một vòng quanh chợ ngã ba làng ĐH cùng Nương, tôi mới hiểu được “trách nhiệm” của những sinh viên phụ trách nội trợ cho phòng trọ trong cơn “bão giá” là như thế nào! Cân đong, đo đếm, tính đi tính lại… rồi trả giá lên xuống sao cho vừa khít với số tiền đóng góp.  Đợt trước với 20.000 đồng có thể lo cho bữa ăn 3 đứa cả ngày, nhưng giờ góp đến 30.000 đồng rồi mà còn khó xoay xở. Riêng chuyện đi chợ đã làm tụi mình phải đau đầu chứ chưa nói gì tới việc mua sách vở, áo quần” – Nương cho biết.

Méo mặt “thích nghi” với cuộc sống SV thời bão giá, Ngọc Quỳnh – SV năm 3 ĐH Nông Lâm, TP.HCM, nhăn nhó: “Em ở trọ cùng 3 người bạn, mỗi tháng bố mẹ chu cấp khoảng 800.000đ. Trừ 150.000đ tiền trọ, em dành tới 400.000 đồng tiền ăn mà vẫn không đủ. Mới hôm nào em mua 1 bó rau khoảng chừng 1.500 đến 2.000đ thì bữa nay đã lên tới 3.000, 4.000đ. Các hàng gạo, hàng cá, hàng rau, quả… cùng vùn vụt tăng giá”.

Không nấu ăn như Ngọc Quỳnh, Thanh Hà cho biết có thói quen ăn cơm quán. “Lúc đầu một suất cơm chỉ có giá 6.000 đồng thôi, nhưng giờ suất cơm có giá lên tới 8.000 đồng nên em đành góp gạo thổi cơm chung với mấy đứa bạn cùng phòng. Mới hôm nào em mua một bó rau muống có 1.500đ mà giờ rau muống cũng có giá 3.000đ. Rau ngót từ 500 đồng cũng lên giá tới 2.000 đồng”.

Điệp khúc: Rau muống, đậu hũ và mì tôm

Không riêng khó khăn trong chi tiêu ăn uống, bước vào năm học mới 2008- 2009, ngay cả sinh hoạt hằng ngày của sinh viên cũng đã bị xáo trộn bởi “giá”. Giá phòng trọ tăng, tiền điện, tiền nước cũng tăng theo … ngay cả những gói mì – thực phẩm “không thể thiếu” của đa số SV cũng nhích lên vài trăm đồng.

 Mục kích bữa ăn sinh viên thời bão giá thì mới thấy được bao nỗi khó khăn của SV. Cả tuần điệp khúc đậu phụ và rau muống; với năm nghìn đồng ba miếng đậu, rán chấm nước mắm hoặc sốt cà chua, rau muống ba nghìn một bó có thể xào, luộc và nấu canh…, gạo thì mua từng ký một hay mang từ quê lên, vậy là xong một bữa.

Với sinh viên nghèo, bữa ăn chính (bữa trưa và tối) còn chật vật huống chi là ăn sáng. Thế nên, chỉ trừ trường hợp “bất khả kháng” là đói quá, vào giảng đường không tập trung được nên SV đàng phải bấm bụng ăn qua loa. Thế nhưng bữa ăn “qua loa” này cũng không phải đơn giản. Nếu ăn tô phở lót dạ hay tô hủ tiếu cũng đã tốn từ 7.000 – 10.000 đồng. Nắm xôi trước đây có giá 2.000 đồng thì giờ cũng nhảy vọt lên 4.000 – 5.000 đồng. Một hàng bánh mì kẹp thịt ở gần cổng trường ĐH KHXH&NV cũng có giá là 5.000đ/cái, trong khi trước đó chỉ 3.000 đến 4.000 đồng. Thế nên các bạn SV đành tự chế biến những món ăn “ăn liền” bao gồm mì gói và cháo ăn liền, giá chỉ khoảng 2.000  đồng, “vừa rẻ vừa tiện”.

Một bữa ăn của sinh viênVà nỗi lo “áo, gạo, tiền”

Không còn cách nào khác ngoài việc cố xoay sở để sống chung với giá tăng; thế nhưng cũng có không ít sinh viên đang thực sự khốn đốn trước cơn lốc giá. Bạn Quỳnh Anh, lo lắng: “Xăng thì mắc mà em đã đăng ký học Anh ngữ buổi tối mãi trong Hàng Xanh, bây giờ ngày nào cũng đi về tốn mỗi ngày gần 20.000đ xăng, mà đi xe buýt thì bất tiện, bỏ học thì lại tiếc, đóng tiền học hết mấy triệu chứ ít ỏi gì…”.

Chú Bảy, chủ hai dãy trọ 18 phòng gần ĐH KHTN cho biết: “Cùng với giá các mặt hàng nhu yếu phẩm tăng, giá cho thuê phòng trọ cũng tăng theo. Ở đây tôi chỉ tăng 10%, còn nhiều chỗ khác thì đã tăng đến 50% rồi”. Nhiều sinh viên cho biết trước đây phòng có diện tích 16m² giá 600.000 đồng/tháng thì bây giờ đã tăng đến 800.000 hoặc 1 triệu. Vậy là ngoài bữa ăn, SV làng ĐH Thủ Đức còn phải đối mặt với giá nhà, giá điện đang có chiều hướng tăng chóng mặt.

Thanh Hà, sinh viên Khoa Kinh tế – ĐH Quốc gia TP.HCM, tâm sự: “Nhà mình ở Hải Dương, cha mình là thương binh nên lâu nay mình phải vừa học vừa làm thêm để có tiền trang trải, nhưng với giá cả tăng vọt như thế này, không biết có xoay sở được lâu nữa không”. Cùng một tâm trạng, Đức Anh – sinh viên ĐH KHXH&NV, lo lắng: “Với đà này, e rằng đến Tết, tụi mình không còn tiền mà mua vé tàu để về quê! Để dành tiền tàu xe, có khi mình phải chuyển sang ăn mì gói ngày ba bữa thôi”.

Vậy là không chỉ có nỗi lo về học phí, SV làng ĐH Thủ Đức lại đang phải đối mặt với sự tấn công của bão giá. Và, cuộc sống cơ cực ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập của các bạn SV.

Q.H

Bình luận (0)