Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Bạo lực học đường – SOS: Bài 1: Những cuộc hành xử đẫm máu

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Một “sân chơi” mang tính bạo lực.   Ảnh: P.N.QGần đây tại một số trường học đã xảy ra những vụ học sinh “nói chuyện” với nhau bằng hung khí dẫn đến những hậu quả thật đau lòng.Ông Đỗ Minh Hoàng – trợ lý thanh niên Sở GD-ĐT TP. HCM cho biết: “Tuy chưa đến mức báo động nhưng đề nghị các trường cần quan tâm, tìm hiểu nguyên nhân tình trạng này để đề phòng và ngăn chặn kịp thời”.

Giải quyết mâu thuẫn theo kiểu xã hội đen

Trưa ngày 4-10 sau khi học xong tiết cuối em Nguyễn Gia Bảo sinh năm 1990 (học viên lớp 11A2 thuộc TTGDTX quận 3) được bạn cùng lớp tên Trung chở xe máy đi đá bóng tại sân thể thao Hồ Xuân Hương. Khi đến ngã tư đường Bà Huyện Thanh Quan – Võ Thị Sáu (phường 7, quận 3) có hai đối tượng đi trên chiếc xe Attila chặn đường. Chưa kịp định thần thì Bảo bị đối tượng ngồi sau xe chém liên tục năm nhát vào người gây thương tích nặng. Sau đó Bảo được một anh xe ôm tốt bụng chở đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Tại bệnh viện các bác sĩ chẩn đoán nạn nhân bị tràn dịch màng phổi do vết thương ở lưng, đứt gân bốn ngón tay phải nếu không cấp cứu kịp thời thì khó lòng qua khỏi. Thủ phạm sau đó công an điều tra được không phải ai xa lạ mà chính là Diệp Thái Nguyên, sinh năm 1989 học viên lớp 10A2 chung trường với Bảo. Sự kiện trên đã thật sự gây một chấn động lớn trong dư luận của thầy cô giáo cũng như toàn thể học viên của nhà trường và người dân ngoài xã hội vì các em vẫn đang khoác trên người màu áo học trò.

Sau đó bốn ngày nhiều người dân ở trên đường Hồ Văn Tư (phường Trường Thọ, quận Thủ Đức) lại phải chứng kiến thêm một cảnh đau lòng khác: một học viên của TTGDTX quận Thủ Đức là Nguyễn Thiên Khánh sinh năm 1993 (học viên lớp 10A5 thuộc TTGDTX Thủ Đức) bị Nguyễn Tấn Đạt sinh năm 1992 đâm vào ngực và sau đó đã chết tại Trung tâm Y tế quận Thủ Đức. Cái chết của em Khánh chưa kịp nguôi ngoai trong lòng thầy cô, bạn bè của TTGDTX Thủ Đức thì cũng sau đó vài ngày tại phường 6, quận Bình Thạnh một vụ ẩu đả đã xảy ra trước cổng trường THPT Hoàng Hoa Thám giữa hai nhóm người và cuối cùng đi tới một kết cục vô cùng bi thảm là một người phụ nữ bị đâm chết. Nguyên nhân gây ra án mạng đó là do mâu thuẫn xảy ra nhiều lần giữa hai học sinh Nguyễn Thị Thu Trâm và Nguyễn Thị Tuyết Trinh đều là học sinh lớp 10 của Trường THPT Hoàng Hoa Thám.

Như vậy chỉ trong vòng chưa đầy 10 ngày trên địa bàn TP đã xảy ra liên tiếp ba vụ chém người gần ngay cổng trường để lại hậu quả vô cùng lớn cho cả gia đình và xã hội. Thủ phạm gây nên những cuộc hành xử đẫm máu đó không phải là những băng đảng giang hồ “chuyên nghiệp” mà lại là những cô cậu học sinh tuổi đời còn quá trẻ, cao nhất chỉ mới 18, 19 tuổi. Đây chính là điều mà dư luận xã hội trong những ngày gần đây bức xúc và bắt đầu lên tiếng nạn bạo lực đang có chiều hướng gia tăng trong nhà trường. Cô Kim Hạnh – giáo viên chủ nhiệm lớp 11A2 của TTGDTX quận 3 bùi ngùi: “Tôi đã vài lần ghé vào bệnh viện thăm em Bảo và gặp em nằm trên giường bệnh với những vết thương ở trên người thấy rất tội nghiệp. Nhìn thấy cô và bạn bè đến thăm nuôi, em rơm rớm nước mắt như có vẻ ân hận lắm. Cũng may em đã qua khỏi cơn nguy kịch và nay đã xuất viện về nhà”.

Theo lời kể của một số học viên thì xích mích xảy ra giữa hai học viên này bắt đầu từ một tiết học vi tính, sau đó lời qua tiếng lại nên mâu thuẫn càng ngày càng cao. Nếu biết nhường nhịn nhau thì giữa hai người đã không có chuyện gì xảy ra, đằng này “một bên ỷ học lớp trên, một bên ỷ đàn anh lớn tuổi” như lời một giáo viên của trường thuật lại nên không bên nào chịu nhường bên nào và dẫn đến cách hành xử bạo lực theo kiểu giang hồ.

ng cường giáo dục pháp luật

Qua tìm hiểu thực tế chúng tôi thấy không chỉ giáo viên của các trường có học sinh vi phạm mà ngay các trường khác cũng lên tiếng tố cáo những hành vi bạo lực của học trò. Nhiều thầy cô không hiểu tại sao học sinh bây giờ lại có những hành động liều lĩnh như vậy, cách hành xử đó không thể tồn tại trong môi trường sư phạm được. Thầy Võ Ngọc Sơn – Giám đốc TTGDTX quận 3 trăn trở: “Vì những mâu thuẫn nhỏ mà các em đã tìm mọi cách để cho bạn một “bài học” nhưng giải quyết mâu thuẫn bằng cách dùng dao chém bạn là “bài học” quá đắt giá và không bao giờ chấp nhận được”. Thầy trò TTGDTX quận Thủ Đức thương cậu học trò lớp 10A5 giã từ cuộc đời khi tuổi đời chỉ mới 15. Nếu “biết suy nghĩ trước khi hành động” như lời thầy Sơn nói thì chắc chắn không bao giờ các em trở thành kẻ phạm tội.

Theo hồ sơ quản lý của TTGDTX quận 3, cả hai học viên Bảo và Nguyên mới vào trường học từ đầu năm học này. Tại trường cũ cả hai đều thuộc diện học sinh cá biệt đã bị đuổi học do vi phạm kỷ luật nhà trường. Một tuần trước đó Bảo từng mang dao vào lớp bị cô giáo Anh văn phát hiện và tịch thu. Một giáo viên trường THPT quận Bình Thạnh phản ánh: “Từ đầu năm học đến nay thời gian chưa đầy hai tháng mà trường tôi có gần một chục vụ học sinh xô xát, gây gổ để tìm cách đánh nhau. May mà giáo viên chủ nhiệm và giám thị phát hiện kịp thời nếu không chắc chắn sẽ có đổ máu”. Nhiều thầy cô ở các trường cho biết thời điểm có nhiều vụ học trò đánh nhau thường diễn ra vào cuối và đầu năm học mới. Mới “chân ướt chân ráo” tới trường các em chưa quen nhau nên thường có những ánh mắt “gây hận thù” vô cớ. Nhiều học sinh chưa “bắt nhịp” với môi trường mới trong khi nội quy kỷ luật nhà trường vẫn chưa đủ hiệu lực đối với tất cả học sinh. Đối với học sinh cá biệt do hoàn cảnh sống phức tạp và thiếu sự quan tâm của cha mẹ gia đình nên các em dễ có những hành động bột phát, nông nổi, thiếu kiềm chế.

Thầy Phú Ngọc Hùng – Phó giám đốc TTGDTX quận 7 kiến nghị: “Cần chú trọng việc giáo dục “dạy chữ để dạy người” để rèn nhân cách học sinh qua các tiết học giáo dục công dân và giáo dục pháp luật”. Ngoài việc liên hệ phòng tư pháp quận mời luật sư đến nói chuyện chuyên đề tuyên truyền pháp luật, thời gian gần đây nhà trường còn tổ chức cho các em tham dự các phiên tòa hình sự để răn đe và phòng ngừa tội phạm học đường.

Nguyễn Hoàng Anh

Các nhà tâm lý học cho rằng một nguyên nhân dẫn đến cách hành xử thiếu giáo dục của học sinh là do các em thiếu niềm tin ở người lớn. Đáng lý ra các em phải tìm chỗ dựa ở người lớn để giãi bày tâm tư của mình nhưng do không tìm được người chia sẻ nên đã tự giải quyết “chuyện đời” theo ý chủ quan của bản thân.

Bình luận (0)