Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chuyển đổi 5 huyện ngoại thành TP.HCM: Phải để mọi người dân đều hưởng lợi

Tạp Chí Giáo Dục

“Xây dng các huyn thành qun hoc thành TP thuc TP.HCM là đ phát trin thành các đô th v tinh ca TP.HCM. Nhng đô th v tinh này phi là nhng đô th hin đi, sinh thái, xanh, đô th s… Quan trng hơn là đ mi ngưi dân đu hưng li”, ông Võ Văn Hoan – Phó Ch tch UBND TP.HCM – nhn mnh.


Theo đnh hưng, huyn Cn Gi s phát trin theo hưng đô th sinh thái, ngh dưng…

Các huyn chưa th lên qun

Đầu tư, xây dựng, chuyển đổi các huyện ngoại thành lên quận hoặc TP trực thuộc TP.HCM giai đoạn 2021-2030 là một trong những chương trình đột phá của TP.HCM theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ 11.

Qua thực tiễn và đối chiếu các tiêu chí từ những đề án nghiên cứu, cho thấy việc lựa chọn mô hình TP thuộc TP (tương ứng đô thị loại III) sẽ khả thi và thuận lợi hơn đối với 5 huyện so với mô hình lên quận (tương ứng đô thị loại I).

TS. Dư Phước Tân – Trưởng phòng Nghiên cứu quản lý đô thị, Viện Nghiên cứu và phát triển TP.HCM – cho biết, đến năm 2030, hầu hết 5 huyện ngoại thành đều không đạt tiêu chí đô thị loại I, do tiêu chí khá cao, nhất là vướng tiêu chí 100% xã, thị trấn phải đạt tiêu chí cấp phường.

“Tiêu chí đơn vị hành chính cấp TP thuộc TP cho phép giữ lại một số xã nông nghiệp (35% trong tổng số xã), trong khi lên quận yêu cầu 0% xã nông nghiệp. Mô hình này phù hợp với các huyện còn nhiều diện tích đất nông nghiệp như Củ Chi, Cần Giờ, Bình Chánh”, ông Tân nói.

Theo ông Tân, huyện Nhà Bè đang dần tiệm cận với đô thị loại II; Bình Chánh gần đạt đô thị loại III; 3 huyện còn lại đều có khả năng phấn đấu vươn tới đạt được đô thị loại III vào năm 2030. Theo lộ trình đầu tư khắc phục những tiêu chí còn thiếu, như huyện Bình Chánh, cần ưu tiên giải quyết các vấn đề về giao thông kết nối.

Chủ nhiệm đề án Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước của chính quyền các huyện trong quá trình chuyển đổi, PGS.TS Vũ Tuấn Hưng cho rằng, vấn đề nổi lên trong các nhóm tiêu chí là quy mô dân số đô thị. Cũng là một chính quyền cấp huyện, cơ cấu tổ chức bộ máy giống nhau nhưng số đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn lại khác nhau. Huyện Củ Chi có 21 đơn vị gồm 20 xã và 1 thị trấn, Cần Giờ và Nhà Bè có 7 đơn vị, Bình Chánh là 16, còn Hóc Môn là 12. Về mật độ dân số, cụ thể như Bình Chánh có 3 xã dân số trên 100 ngàn người. Ngay giữa các xã trong một huyện cũng có sự phân bố dân cư không đồng đều, như xã Vĩnh Lộc A của huyện Bình Chánh lên đến 165 ngàn dân cư. Sự khác nhau này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý Nhà nước, số lượng và chất lượng xử lý công việc. Cùng một địa bàn cấp huyện nhưng có nơi có 7 đơn vị hành chính thì chỉ xử lý công việc của 7 đơn vị, có nơi 21 đơn vị thì  số lượng công việc nhiều hơn.

“Nhiều lãnh đạo cấp xã đông dân đều đánh giá rủi ro cao trong xử lý công việc. Trong một ngày, một người xử lý một việc sẽ khác với một người xử lý 100 việc. Sai số 100 việc là rất lớn vì quá tải. Nhiều nhân sự ở huyện Bình Chánh nói thường xuyên làm việc đến 7, 8 giờ tối. Đây là sức ép liên quan đến thời gian. Và thực tế này đặt ra bài toán đối với công tác quản lý Nhà nước”, ông Hưng cho hay.

PGS.TS Nguyễn Văn Thông – ĐH Quốc gia TP.HCM – cũng chỉ ra 3 nhóm chỉ số tồn tại. Đó là các huyện chưa tự chủ, cân đối được ngân sách; Tăng trưởng trong điều kiện bấp bênh, đặc biệt các huyện nặng về nông nghiệp như Cần Giờ sẽ rất khó đáp ứng vì phát triển nông nghiệp rất dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thời tiết; Vốn đầu tư – phải làm sao thu hút được tổng vốn đầu tư xã hội để phát triển các huyện chứ không phải đầu tư công.

Cũng theo ông Thông, tỷ lệ xử lý chất thải đạt quy trình kỹ thuật ở các huyện chưa đáp ứng. Vì vậy phải đặt trọng tâm làm sao có những dự án xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Các huyện phải quan tâm đến chỉ số tỷ lệ cây xanh/ đầu người mới đáp ứng được lộ trình phát triển xanh. Mặt khác, cần đáp ứng các công trình y tế, giáo dục, nhà ở. Về cơ bản, hiện nay các huyện đều đáp ứng, tuy nhiên khi phát triển cộng với thu hút dân cư đến sinh sống thì áp lực về các công trình này trong tương lai rất lớn.

Không th phát trin kiu “vết du loang”

Ông Hoan thông tin: “Đề án đầu tư, xây dựng các huyện thành quận hoặc thành TP thuộc TP.HCM giai đoạn 2021-2030 đã chậm 2 năm. Nếu không khẩn trương hoàn thành đề án để đưa vào quy hoạch chung TP thì những nghiên cứu vừa qua sẽ không có giá trị sử dụng”.

Theo ông Hoan, đầu tư, xây dựng các huyện thành quận hoặc thành TP thuộc TP.HCM là để phát triển thành các đô thị vệ tinh của TP.HCM. Những đô thị vệ tinh này phải là những đô thị hiện đại, sinh thái, xanh, đô thị số. Theo đó, việc phát triển phải có định hướng, nhìn ở khía cạnh phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, con người, hạ tầng, quản trị. Tính định hướng còn để khắc phục tình trạng phát triển đô thị theo “vết dầu loang”, tự phát phát triển nhà ở trước khi có hệ thống hạ tầng.

Định hướng mỗi huyện cần đi lên theo thế mạnh riêng, ông Hoan ví dụ huyện Cần Giờ phát triển theo hướng đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, cảng logistics; huyện Hóc Môn có thể là đô thị sinh thái gắn với dịch vụ; huyện Nhà Bè đô thị sông nước. Hai huyện Củ Chi và Bình Chánh là khu vực phát triển phức hợp, tạo ra những sản phẩm hỗ trợ khiếm khuyết của trung tâm TP như khu vui chơi, giải trí.

Theo ông, trên tinh thần chung các đơn vị phải đạt được tiêu chí đô thị loại III. Tuy nhiên các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, kỹ thuật phải phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại I. Ở đó, đường sá rộng hơn, công viên lớn hơn, trường học đảm bảo đạt chuẩn quốc gia, y tế đạt chuẩn quốc tế, chăm sóc sức khỏe chu đáo hơn. Diện tích nhà ở trên bình quân đầu người phải gấp 3 lần đô thị loại III để không chỉ phục vụ cho huyện mà phục vụ cho liên huyện, phục vụ luôn cả nhu cầu của người dân TP. “Muốn phát triển như vậy phải là đô thị nén”, ông Hoan cho biết.

“Quy hoạch lần này kèm theo các chính sách khai thác đất đai, tài nguyên liên quan đến trục phát triển giao thông, đến những định vị để mọi người dân đều hưởng lợi. Thực hiện quy hoạch theo hướng xã hội hóa, chỉ trừ những trường hợp đặc biệt TP phải trực tiếp thu hồi, trực tiếp quản lý, đầu tư, sử dụng thì phải làm theo cơ chế Nhà nước”.

Linh Anh

 

Bình luận (0)