Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Từ câu chuyện giờ giải lao…

Tạp Chí Giáo Dục

Quan sát quang cnh sinh hot ca sinh viên vào gi gii lao, nhiu ngưi không khi băn khoăn v mt thế h gn lin vi chiếc đin thoi cá nhân mi lúc mi nơi và nhng ni dung xu, đc đang tràn lan trên mng xã hi. 


Sinh viên trao đi nhóm trong sân trưng sau gi hc (nh minh ha). Ảnh: Y.H

o… hơn thc

Như thường lệ, đúng thời điểm, tiếng chuông vang lên báo hiệu giờ giải lao đã đến. Giảng viên tạm rời bục giảng về phòng, tranh thủ nghỉ ngơi giữa buổi dạy. Còn sinh viên, nhóm thì trao đổi, trò chuyện, thảo luận xôm tụ; nhóm háo hức rủ nhau xuống căng tin trường ăn uống; nhóm hí hửng ra sân trường tham gia hoạt động nọ, trò chơi kia; nhóm hối hả đến thư viện để kịp thời trả sách, mượn sách… Không khí giờ giải lao vừa tấp nập, cũng vừa trìu mến. Nhưng đó có lẽ là những hình ảnh thương nhớ trong hoài niệm của nhiều năm trước. Còn ở thì hiện tại, quang cảnh giờ giải lao thường thấy ở một số trường CĐ, ĐH sẽ thật tẻ nhạt. Sinh viên thường ít di chuyển mà ngồi ngay tại bàn, mỗi người đều chăm chú vào điện thoại di động của mình. Trong chiếc điện thoại thông minh nhỏ chưa bằng nửa quyển tập ấy, cả thế giới các nền tảng mạng xã hội đang đón đợi sinh viên với nhiều hấp dẫn, tò mò.

Có vẻ như sinh viên khó lòng cưỡng lại sự thú vị, niềm hào hứng đang đón đợi. Những dòng trạng thái hài hước, hình ảnh chế vui nhộn, tin tức giật gân nóng hổi, các clip ngắn đủ mọi nội dung, đủ lĩnh vực trong đời sống là những sản phẩm giải trí mà sinh viên tha hồ lựa chọn trong khoảng thời gian 15 phút của giờ giải lao. Các sinh viên ngồi cạnh nhau với những dãy bàn san sát nhưng ít giao tiếp chuyện trò, thậm chí chẳng buồn nhìn mặt, chẳng ai nói với ai dù chỉ một câu hỏi thăm bâng quơ. Tất cả đều say sưa với điện thoại thông minh của mình, thỉnh thoảng mỉm cười riêng tư, lắc đầu riêng tư, ngạc nhiên riêng tư, chỉ tự mình hiểu. Lúc này, điện thoại như người bạn tâm tình thắm thiết nhất trong giờ giải lao của mỗi sinh viên.

Chìm đm trong các ni dung xu, đc?

Mê ảo… hơn thực khiến sinh viên dần mất các kỹ năng giao tiếp cần thiết, mối quan hệ bạn bè trở nên lỏng lẻo, mờ nhạt. Có nhiều trường hợp trên mạng thì “cào phím” bình luận rất náo nhiệt, nhưng ngoài đời thực lại sống nội tâm, ngại giao tiếp, không biết chuyện trò linh hoạt hay ứng xử phù hợp. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Điều đáng nói là những nội dung mà sinh viên say sưa theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội đang có xu hướng xuất hiện nhiều yếu tố xấu, độc. Đó là những clip ngắn với câu chuyện câu view, các tin tức giật gân sai sự thật, nhiều tình huống drama éo le ngang trái, hình ảnh ăn mặc thiếu vải, gợi cảm quá mức phản cảm, thậm chí là nhiều nội dung truyền bá mê tín dị đoan, cổ xúy hành vi vi phạm pháp luật. Nhiều nội dung còn thành trend (xu hướng) ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi của sinh viên. Chẳng hạn như mô típ các tình tiết mâu thuẫn tranh đấu trong gia đình, “đúng nhận, sai cãi” truyền bá mê tín… Các nội dung càng sốc, càng “độc, lạ” thì càng “hot”, càng thu hút người xem, trong đó có sinh viên. Đã coi một lần thì sẽ coi lần hai, lần ba… Thuật toán phân phối nội dung tự động của các nền tảng mạng xã hội khiến cho những nội dung xấu, độc này càng dễ lan truyền với tốc độ chóng mặt đến người dùng. Sinh viên chỉ cần một lần dừng lâu ở một nội dung nào đó, nền tảng đó sẽ tự động xuất hiện những nội dung tương tự trong quá trình các em sử dụng. Không đủ bản lĩnh khước từ những nội dung truyền thông xấu, độc, sinh viên dần say mê, chìm đắm cùng các nội dung này.

Cn s dng gi gii lao đúng cách

Tất nhiên thực trạng trên không phải là tất cả. Nhưng đang có phần trở nên phổ biến tại các giảng đường, rất cần lên tiếng báo động. Chúng ta phải xác quyết rằng mục đích của giờ giải lao là nhằm giúp sinh viên có thời gian bổ sung năng lượng, não bộ được nghỉ ngơi, tránh suy giảm thị lực, duy trì hiệu suất học tập, tăng cường tập trung và giảm căng thẳng. Thế nên, nhiều chuyên gia y tế khuyến nghị người học nên dùng giờ giải lao để tranh thủ nhắm mắt và massage quanh vùng mắt nhằm điều tiết thị lực. Hoặc người học có thể vươn vai vận động nhẹ một chút, để thoải mái hơn sau hàng giờ ngồi một chỗ. Hay nghe nhạc thư giãn, đi dạo bên ngoài cũng là những lựa chọn tốt cho sức khỏe.

Không chỉ phương hại về mặt nhận thức, tư tưởng, việc dùng điện thoại vào giờ giải lao cũng mang đến những hệ lụy về mặt sức khỏe. Tưởng chừng lướt mạng xã hội để thư giãn, nhưng thực ra lại cản trở hiệu suất học tập. Việc nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại với ánh sáng nhân tạo có thể dẫn đến tình trạng mỏi mắt, khiến bộ não mệt mỏi, đồng thời khiến sinh viên rơi vào trạng thái suy nghĩ mơ màng, phân tán tư tưởng, ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học.

Ging viên là nhà sáng to ni dung, ti sao không?

Trong bối cảnh sinh viên có nhiều thích thú với mạng xã hội, nếu giảng viên tham gia hoạt động sáng tạo trên không gian mạng sẽ dễ dàng truyền tải kiến thức bài học, tương tự như việc các cơ quan, đơn vị hay nhãn hàng phát đi những thông điệp truyền thông quảng cáo. Việc có phong phú các hiệu ứng hỗ trợ, các hình thức trình bày (từ hình ảnh đến clip ngắn) sẽ giúp những sản phẩm bài học thực hiện sáng tạo trên không gian mạng thu hút sự quan tâm của sinh viên. Thêm vào đó, là người trực tiếp giảng dạy sinh viên, bên cạnh cha mẹ, giảng viên hiểu rõ người trẻ cần gì, thiếu gì trong nhu cầu học tập cũng như giải trí; từ đó có cơ sở để thiết kế, xây dựng các sản phẩm sáng tạo phù hợp, chất lượng. Ngoài những bài giảng trên lớp, các sản phẩm sáng tạo của giảng viên trên không gian mạng sẽ là những bài giảng đầy tính ứng dụng và thiết thực. Thực tế ở nước ta những năm gần đây cho thấy, đã có một số giảng viên trở thành Facebooker, YouTuber, TikToker nổi tiếng, có được lượng người xem nhất định nhờ các sản phẩm mang tính gần gũi với giới trẻ, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa thầy – trò. Tuy vậy, các tài khoản này thường chủ yếu mang tính tự phát cảm tính, làm cho vui trong thời gian rảnh rỗi, hoặc những khi có chung hoạt động phong trào vui chơi với sinh viên. Ít giảng viên đặt nặng mục đích xa hơn, xem đây là một “mặt trận” nối dài của quá trình học tập đi kèm với hoạt động giải trí. Tin rằng, nếu nhận thức đúng tầm quan trọng, sự tác động của những sản phẩm sáng tạo trên không gian mạng đối với sinh viên, các giảng viên sẽ có chiến lược dài hơi, đầu tư cả về nội dung lẫn hình thức cho sản phẩm của mình. Từ đó kết hợp hài hòa giữa mục đích giải trí và học tập, giúp sinh viên có thêm những sân chơi, diễn đàn mang tính tích hợp công nghệ mạng xã hội.

Trn Xuân Tiến

Bình luận (0)