Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Sử dụng mạng xã hội thông minh cho giới trẻ: Lời hay ý đẹp “dẹp” tin xấu

Tạp Chí Giáo Dục

Chương trình tp hun kiến thc và k năng cơ bn v chuyn đi s đã gi đến thanh niên, sinh viên thông đip ý nghĩa đ s dng mng xã hi thông minh chính là “li hay ý đp “dp” tin xu”.


Sinh viên Trưng ĐH Nguyn Tt Thành s dng mng xã hi phc v vic hc tp

Chương trình do Thành đoàn TP.HCM phối hợp Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) tổ chức nhằm hưởng ứng các hoạt động của Tháng thanh niên năm 2023 với chủ đề “Tuổi trẻ tiên phong trong chuyển đổi số”. Qua đây, chuỗi chương trình trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số cho đoàn viên, sinh viên từ đó nâng cao năng lực số cho các bạn trẻ.

Chia s thông tin tiêu cc, d nhn thêm… tiêu cc

Tại chương trình, ông Nguyễn Đức Tính (biên tập viên Báo Pháp luật TP.HCM) với vai trò diễn giả đã nhắc lại sự việc khởi tố vụ án liên quan đến thông tin sai sự thật về chuyện sinh viên một trường ĐH đi học quân sự rồi bị xâm hại. Đây là thông tin sai sự thật nhưng tại thời điểm xảy ra sự việc, nhiều sinh viên lan truyền nội dung này cho nhau thông qua tin nhắn, qua nhóm chat trên mạng xã hội dẫn đến lượng thông tin bị chia sẻ mạnh. Điều đáng nói, gần như các em chỉ nhận được những thông tin phái sinh, không trực tiếp, chưa được kiểm chứng. Do vậy, chính các em vô tình tạo một hiệu ứng thông tin vô cùng tiêu cực, khuếch đại, ảnh hưởng lớn đến tâm lý sinh viên, học sinh cũng như dư luận xã hội.

TS. Nguyễn Tấn Cầm (giảng viên Khoa Khoa học và Kỹ thuật thông tin, Trường ĐH Công nghệ thông tin – ĐH Quốc gia TP.HCM) đưa ra một định nghĩa ngắn về mạng xã hội, đó là nền tảng cho phép kết nối những người có cùng sở thích với nhau. Thông qua đây, TS. Cầm thông tin thêm, một trong những thuật toán mà mạng xã hội thường cung cấp là những nội dung, đối tượng có sở thích tương đồng nhau nhất. Đơn cử như thuật toán Facebook dựa vào các yếu tố: Mối quan hệ (càng tương tác một người, một trang nào đó nhiều thì mạng xã hội càng có xu thế gợi ý các nội dung từ người hoặc các trang đó nhiều hơn); tính phổ biến (nội dung nào trên mạng xã hội có càng nhiều người tương tác sẽ được gợi ý cao); tính thời sự (nội dung nào càng mới xuất hiện sẽ càng dễ được cung cấp); thể loại nội dung (video ngắn, hình ảnh…).

Trở lại câu chuyện phát ngôn trên mạng xã hội, TS. Cầm cảnh báo, một khi sinh viên viết, đăng, chia sẻ những bài có nội dung tiêu cực lên mạng xã hội, có thể sẽ được mạng xã hội gợi ý thêm nhiều bài có nội dung tiêu cực tương tự. Đây là điều mà các bạn trẻ cần hết sức cẩn thận. Nếu sinh viên ngày càng lan tỏa các nội dung tiêu cực lên mạng xã hội thì vô tình chính các em lại nhận được năng lượng tiêu cực từ các bài viết tương tự ngày càng nhiều.

Hãy dn “rác” trên mng xã hi

TS. Cầm nhìn nhận, trong đời sống hằng ngày, một bộ phận giới trẻ vẫn còn tình trạng dùng những lời lẽ giao tiếp thiếu chuẩn mực, vi phạm quy tắc hay văn hóa ứng xử. Những nội dung này có thể tạm gọi “rác ngôn từ” hay “rác bình luận”. Cùng nhận định, ông Tính chỉ ra thêm, thực tế có những trường hợp cá nhân ban đầu xây dựng được hình ảnh đẹp, tích cực trên mạng xã hội; từ đó, có nhiều lượt thích, theo dõi và tương tác sau đó sinh ra… ảo tưởng. Trong một số tình huống, những người này đưa ra những phát ngôn thiếu chuẩn mực hoặc không đúng pháp luật.

Qua những câu chuyện thực tiễn, hai diễn giả cùng khuyên sinh viên cẩn trọng với việc phát ngôn trên mạng xã hội, chú ý dọn dẹp bớt “rác” bình luận, tăng cường tương tác chia sẻ những thông tin tích cực vì đây chính là cách trước tiên để các em bảo vệ bản thân mình. “Có những điều các em biết chưa chắc đã đúng, nên thay vì vội vàng chia sẻ, phát ngôn lên mạng xã hội, các em hãy lắng lại chờ thông tin được xác minh chính thức từ các cơ quan có thẩm quyền rồi sau đó lan tỏa một cách chính xác” – ông Tính nhắn nhủ.

Ông Tính nhấn mạnh, để tránh vi phạm pháp luật trên không gian mạng, việc sinh viên trang bị kiến thức pháp luật liên quan là điều vô cùng cần thiết. Sinh viên cần tìm hiểu các quy định của pháp luật để sử dụng mạng xã hội nói chung và phát ngôn trên mạng xã hội nói riêng được đúng chuẩn, cụ thể như tìm hiểu Luật An ninh mạng… Bên cạnh đó, các em cần tỉnh táo trước những thông tin trên mạng xã hội.

Xây dựng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội là điều được TS. Cầm nhấn mạnh đối với các bạn trẻ. TS. Cầm cho rằng, mạng xã hội hiện được sử dụng bởi rất nhiều đối tượng khác nhau. Để có văn hóa ứng xử tốt khi tham gia mạng xã hội, trước hết người dùng cần chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; không lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Thứ hai, các em nên tăng cường chia sẻ các thông tin tích cực. Bởi vì mạng xã hội có tốc độ lan truyền thông tin rất nhanh và có những thuật toán để phản ánh, kết nối thông tin rất thông minh. Thứ 3, cần xây dựng các bộ văn hóa ứng xử. Trường học hay doanh nghiệp… cũng cần xây dựng các bộ quy tắc ứng xử cho nhân viên, giảng viên, sinh viên. 

“Và điều quan trọng, mỗi cá nhân hãy tự biết cách xây dựng các quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Theo tôi, chúng ta cứ dựa theo những quy tắc ứng xử trên xã hội thực tế để xây dựng và thực hiện theo là được. Bên cạnh đó, người trẻ cần biết “chậm lại” một chút khi tham gia vào mạng xã hội; cần thận trọng, kiểm chứng, cân nhắc kỹ trước khi chia sẻ bài viết để hạn chế việc bị vi phạm pháp luật” – TS. Cầm nhấn mạnh.

Vit Ngân

Bình luận (0)