Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tạo môi trường, hành lang pháp lý, an toàn cho cán bộ làm việc

Tạp Chí Giáo Dục

Thng Phm Minh Chính va ch trì bui làm vic ca Thưng trc Chính ph vi Ban Thưng v Thành y TP.HCM v tháo g khó khăn, vưng mc trong phát trin kinh tế – xã hi ca TP.


Trong khuôn kh chương trình làm vic ti TP.HCM, Th tưng Phm Minh Chính tham gia kho sát tiến đ xây dng d án xây dng tuyến đưng st đô th s 1

Buổi làm việc nhằm đánh giá tình hình phát triển kinh tế – xã hội quý I năm 2023, xử lý những kiến nghị và trao đổi về các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng TP.HCM. Đáng chú ý, vấn đề khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung được đề cập nhiều với thực trạng, giải pháp và kiến nghị.

Bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm là nội dung khó

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã báo cáo kết quả kinh tế – xã hội TP trong quý I năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ những tháng  tới. Trong đó, trong quý I năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trưởng dương ước tăng 0,7%, trong đó một số ngành có mức tăng trưởng khá ngành dịch vụ, lưu trú ăn uống tăng 24,24%.  Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, riêng công nghiệp và dịch vụ chiếm 86,3%. Thu ngân sách Nhà nước đạt gần 125 ngàn tỷ, đạt 26,6% dự toán năm. Tổng vốn đầu tư thực hiện khoảng gần 70 ngàn tỷ đồng, tăng 4,4% so với cùng kỳ, trong đó vốn FDI thực hiện tăng 19,4%…

Riêng về công tác cán bộ, ông cho biết, hiện nay một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức TP có tình trạng lo ngại về thực hiện công vụ là có thật. Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM sẽ có chỉ thị về nội dung này, đồng thời kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo sớm hoàn thiện khung pháp lý để cán bộ công chức yên tâm thực hiện công vụ theo hướng vừa chống tham nhũng có hiệu quả, vừa kiến tạo môi trường phát triển.

Ông Lê Quốc Hùng – Thứ trưởng Bộ Công an cho rằng lo ngại trong một bộ phận cán bộ công chức là có thật. Không những lo ngại mà có thực trạng co cụm, cầu an, thận trọng quá mức trong việc xử lý, điều hành các công việc chung. Có những việc đáng lẽ quyết theo thẩm quyền, quy chế nhưng vẫn cứ thận trọng quá mức, lấy ý kiến rất nhiều ban, sở ngành nhưng thời gian nhận được đầy đủ ý kiến không khác “đẽo cày giữa đường”. Ông đánh giá cao TP.HCM nếu có chỉ thị về vấn đề một bộ phận cán bộ lo ngại khi thực hiện công vụ vì đây là một lối ra. Tuy nhiên, ông lo ngại với một chỉ thị thì khó có khả năng tháo gỡ được bế tắc này, qua đó ông đề xuất TP.HCM cân nhắc để có giải pháp mạnh hơn, toàn diện hơn.

Ông Nguyễn Duy Thăng – Thứ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho rằng, cần lưu ý với tình trạng cán bộ công chức đang ngại làm việc, tránh việc. Ông cho biết, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ đang xây dựng nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. “Tuy nhiên, đây là nội dung rất khó, phức tạp để thể chế hóa Đại hội 13 của Đảng và Kết luận 14 của Bộ Chính trị về bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung”.

Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, vấn đề quan trọng hàng đầu của TP cũng như các địa phương là phải giải phóng được tư tưởng cho cán bộ lãnh đạo và những người thực thi.

Muốn làm được điều này phải khắc phục được tư tưởng không sợ, không dám làm. Hiện nay đang thực trạng “3 không” của một bộ phận cán bộ, đó là “không nói; không tham mưu đề xuất; không triển khai hoặc triển khai cầm chừng”, tức là vừa làm, vừa lắng nghe, vừa nghe ngóng. “Muốn khắc phục được điều này, không chỉ về chủ trương mà còn cơ chế, quy định và tạo môi trường an toàn cho cán bộ làm việc”.

To môi trưng, hành lang pháp lý, an toàn cho cán b làm vic

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, hiện chúng ta đang đứng trước bối cảnh biến động chưa từng có. Dịch Covid-19 vẫn diễn biến khó lường, đặt chúng ta vào tình thế vừa thích ứng linh hoạt, vừa năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì lợi ích chung.

Theo ông, dám nghĩ dám làm trước hết phải là từ cấp cao. Điều đó thể hiện Bộ Chính trị đã gương mẫu đưa ra Kết luận 14. Trong bối cảnh tình hình có nhiều nhu cầu bức thiết của xã hội, pháp luật có những việc không còn phù hợp và những vấn đề mới xảy ra thì Bộ Chính trị cho phép chúng ta tìm cách giải quyết các vấn đề để phát triển. Chính phủ cũng đưa ra hàng loạt kết luận, 5 quyết định trên nhiều lĩnh vực, và cả dự thảo nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.

Về góc độ TP.HCM, ông Nên cho biết TP cũng đang thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị, tuy nhiên mới ở mức khuyến khích, động viên còn bảo vệ thì chưa. Ông kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sớm hoàn chỉnh nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Trong bối cảnh tình hình hiện nay, làm sao để cán bộ nhìn vào đó thấy yên tâm hành động quyết liệt vì lợi ích chung, nếu có rủi ro thì có người chịu.

Trước các kết quả về kinh tế – xã hội quý I năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ sắp tới của TP.HCM báo cáo, cũng như ý kiến các bộ ngành nêu ra, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cơ bản nhất trí.

Theo Thủ tướng, TP.HCM có lực lượng lao động đông đảo, trên 5 triệu người, chiếm gần 10% lực lượng lao động cả nước, trong đó có nhiều nhân lực chất lượng cao, chuyên gia. Có 11,6 nghìn doanh nghiệp FDI, 265 nghìn doanh nghiệp trong nước đang hoạt động. Có 51 trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu trong hệ thống giáo dục quốc dân.

TP.HCM cũng có nhiều bệnh viện lớn, chuyên sâu hàng đầu cả nước. Là địa điểm du lịch hấp dẫn với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng trong nước và quốc tế.

Với nhiều tiềm năng khác biệt, lợi thế so sánh và cơ hội nổi trội, TP.HCM có đầy đủ yếu tố phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, trở thành TP văn minh, hiện đại, động lực tăng trưởng quan trọng cho vùng và cả nước.

“Những kết quả của TP trong quý I năm 2023 góp phần cùng cả nước đạt được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng – an ninh, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế”, Thủ tướng đánh giá.

Giao nhiệm vụ chung trong thời gian tới, Thủ tướng nêu ra 8 quan điểm, chỉ đạo điều hành, trong đó đối với công tác cán bộ, Thủ tướng đề nghị nâng cao tinh thần trách nhiệm. Cùng với với các biện pháp về cán bộ cần tạo môi trường, hành lang pháp lý an toàn cho cán bộ làm việc. Động viên, khuyến khích người dám nói, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì việc chung; cũng như xử lý dứt điểm các tồn đọng liên quan đến cán bộ, sắp xếp lại cho phù hợp với khả năng, năng lực cũng như nhiệt huyết cán bộ. Xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm và khen thưởng những người có thành tích, thành tựu.

Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu rà soát lại công tác cán bộ, tiến hành điều chuyển, thay đổi, tránh khuynh hướng sợ trách nhiệm không dám làm; đi đôi với phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí xảy ra, để những vụ việc kéo dài. Thành lập ngay Tổ công tác do Chủ tịch UBND TP làm Tổ trưởng cùng các bộ ngành để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân trong lúc này.

Minh Phương

Bình luận (0)