Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cải tiến tuyển sinh và nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ: Nên miễn phí đào tạo?

Tạp Chí Giáo Dục

Có đến 94% số lượng nghiên cứu sinh (NCS) của ĐHQG TP.HCM học tập nghiên cứu không tập trung. Chỉ 9% NCS đảm bảo được quy định về thời gian đào tạo. Phần lớn NCS đều không hoàn thành chương trình đào tạo đúng hạn.

Quá hạn rồi… gia hạn!
Những năm gần đây, Bộ GD-ĐT tiến hành xây dựng tương đối hoàn chỉnh và nhiều lần tổ chức đóng góp ý kiến cho Dự thảo Quy chế đào tạo tiến sĩ (TS). Điểm mới trong Dự thảo này là sẽ bãi bỏ hình thức học không tập trung, buộc NCS phải học tập trung. Theo PGS.TS. Trần Thọ Đạt (Viện Đào tạo Sau ĐH, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân), quy định mới này trở thành rào cản đối với kiểu TS “tại chức” (quan chức đi học TS), vốn đang là một trong những khiếm khuyết lớn nhất trong đào tạo TS ở nước ta hiện nay.

SV các lớp cử nhân tài năng đang được coi là nguồn tuyển sinh có chất lượng trong đào tạo sau ĐH

GS.TSKH Lê Huy Bá (Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM) cũng chung nhận định: “Chuyện giảng dạy ở lớp cho NCS hầu như không thực hiện. Các NCS
Khoảng 60%-65% luận án đạt chất lượng thấp. Nhiều nghiên cứu công phu nhưng giá trị khoa học và giá trị sử dụng thấp, nạp vào thư viện là hết chuyện. Điều đáng lưu ý khi đào tạo TS là làm sao để các đề tài không những có tính khoa học cao mà tính ứng dụng cũng lớn”- GS.TS. Lê Huy Bá (Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM).
chỉ chuẩn bị và bảo vệ 3 chuyên đề. Quá trình nghiên cứu đề tài thường là “khoán trắng” cho NCS. Thường thì hệ đào tạo đã có bằng thạc sĩ đăng ký 2 năm tập trung nhưng hầu như đều kéo dài đến 3 năm, thậm chí 5 năm. Trễ hạn rồi xin gia hạn là chuyện rất bình thường”. Đã tiến hành đào tạo TS được 26 năm, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cũng chỉ có 10% NCS hoàn thành luận án TS đúng thời hạn. Ngoài những vấn đề như ngân sách đầu tư của Nhà nước ít, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo TS chưa đáp ứng đúng nhu cầu… thì hình thức học không tập trung cũng là một nguyên do đáng kể cho tình trạng này. Một lượng lớn NCS của Việt Nam chọn học hệ không tập trung vì họ phải vừa học vừa phải lo kiếm sống. Trong khi đó cơ chế tài chính cho đào tạo sau ĐH được xem là đã lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Có những chuyên ngành, lĩnh vực nghiên cứu tổn hao kinh phí và có nhiều NCS phải tự bỏ tiền túi ra trang trải. PGS.TS. Nguyễn Văn Trình (Phó trưởng Khoa Kinh tế, ĐHQG TP.HCM) đề xuất: “Nếu theo hình thức tập trung thì kinh phí đào tạo phải do Nhà nước chi trả hoàn toàn, đồng thời phải cung cấp một số lượng học bổng cho NCS để họ đủ sống và tập trung nghiên cứu. Nếu hình thức tập trung bán thời gian thì nhà nước phải cấp toàn bộ chi phí cho đào tạo nhưng không cấp học bổng cho NCS và NCS cũng không phải đóng học phí như hiện nay”. Hiện, việc gộp chung kinh phí từ ngân sách cho đào tạo ĐH và sau ĐH gây khó cho các cơ sở đào tạo trong việc triển khai phân bổ ngân sách cho từng cấp (ĐH, sau ĐH). Việc phân bổ này, trước giờ vẫn được thực hiện dựa trên nhu cầu thực tế của từng trình độ đào tạo. Do đó, các cơ sở đào tạo không nắm rõ được mức chi cho từng loại hình đào tạo để chi cho tương xứng. Xuất phát từ thực tiễn trên, ông Trình cho rằng: “Việc đào tạo TS tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước nên Nhà nước phải chi phí hoàn toàn và tương xứng, có thể bằng 1/3 chi phí so với mức chi cho việc đào tạo TS ở nước ngoài”.
Để cho “lá rụng về… rừng”
“Nếu phấn đấu tăng quy mô đào tạo sau ĐH/ĐH bằng 25%, góp phần đào tạo để đạt 40% TS vào năm 2015 thì mâu thuẫn giữa quy mô và chất lượng đào tạo vẫn còn gay gắt, tạo sức ép lớn cho công tác đào tạo TS”.
Hội nhập giáo dục quốc tế thông qua tăng cường liên kết đào tạo dạng “bằng đôi” giữa các cơ sở đào tạo với nước ngoài sẽ tạo rất nhiều thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng đào tạo TS (tận dụng được cơ sở vật chất, học bổng từ đối tác…). Hiện nay, các nhà giáo dục trẻ có nhu cầu học TS lại đều chạy theo xu hướng du học nước ngoài. Vấn đề ở chỗ, khi lực lượng đào tạo trong nước còn mỏng, cần có chiến lược dài hạn là gửi người đi đào tạo nước ngoài. Một nhà giáo dục Trường ĐH Khoa học Tự nhiên góp ý kiến: “Chúng ta dường như chỉ mới nghĩ đến việc gửi người đi chứ chưa tính việc kéo họ trở về. Trở về bao hàm trở về nước và trở về trường chứ không phải bị thu hút bởi khu vực tư nhân. Nhiều dư luận quan niệm “lọt sàng xuống nia”, miễn có nơi sử dụng nhân lực là tốt. Nhìn ở góc độ một cơ sở đào tạo sau ĐH, sự “chảy máu chất xám” ra nước ngoài hay ra khu vực tư nhân đều có hậu quả nghiêm trọng”.
GS.TS. Lê Huy Bá (Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM) trình bày thực tế của việc thi tuyển: “Hầu hết thí sinh trượt toán và ngoại ngữ. Do có những thí sinh bỏ học lâu quá, quên kiến thức toán cũng như trình độ ngoại ngữ nhìn chung còn thấp. Còn môn chuyên ngành vì số lượng thí sinh đăng ký khá ít, tâm lý các thầy muốn có học viên để mở lớp đào tạo nên dễ… nương tay.” Chính vì vậy, Ông Bá đề nghị thay thi tuyển bằng xét tuyển.
TS. Trương Thị Kim Chuyên (Trường ĐHKHXH&NV TP.HCM) cũng đồng tình: “Hầu hết các trường ĐH trên thế giới đều áp dụng việc xét tuyển. Hồ sơ của thí sinh xét tuyển yêu cầu có thể khác nhau, tùy theo trường nhưng chủ yếu thường gồm: lý lịch khoa học, các bài báo, đề cương nghiên cứu, thư giới thiệu của giáo sư đầu đàn trong ngành và kèm theo các chứng nhận liên quan đến tiếng Anh hoặc các kỹ năng khác”.
TS. Ngô Văn Lệ (Trường ĐHKHXH&NV TP.HCM) nhận xét: “Việc quá chú trọng tiếng Anh trong tuyển sinh NCS là tự phủ nhận sự đa dạng của nguồn đào tạo và rất lãng phí. Những người đã bỏ một thời gian học một ngôn ngữ khác phục vụ chuyên môn của họ, chuyển sang học Anh văn phải bắt đầu lại gây lãng phí thời gian và cả trí tuệ”. Theo GS. Nguyễn Văn Hạnh (Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ) thì “Nên có yêu cầu cao hơn về ngoại ngữ, có thể là tiếng Nga, Nhật, Đức… nhưng khuyến khích tiếng Anh. NCS khi dự tuyển nên có bằng B nhưng khi bảo vệ luận án, tối thiểu phải là bằng C”.
Việc “ươm mầm” SV từ các lớp cử nhân tài năng tạo nguồn cho tuyển sinh NCS ở dạng chuyển tiếp tuyển sinh hiện là một hướng đi hữu hiệu của chiến lược đào tạo sau ĐH. Chất lượng đào tạo cũng cần được kiểm định hằng năm.
MÊ TÂM

 

Bình luận (0)