Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Người phụ nữ nói không với rác thải nhựa

Tạp Chí Giáo Dục

Ch trong vòng 2 năm, ca tim tp hóa ca ch H Hoàng Oanh (37 tui) đưng Bà Huyn Thanh Quan, phưng M An, qun Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nng đã ct gim đưc gn 11 ngàn sn phm nha, túi nilon dùng mt ln. Thông đip ca ch gi đến khách hàng ca mình là bo v môi trưng phi bt đu t hành đng nh nht…


Ch
 H Hoàng Oanh

Hình thành thói quen mua sm xanh

Tấm biển cửa tiệm tạp hóa “No waste to go” (không rác thải) được chủ nhân Hồ Hoàng Oanh viết chân phương trên miếng gỗ nhỏ gắn ngay trên chiếc cổng ra vào. Rất khó để nhận ra nơi này bán tạp hóa nếu không chú ý hoặc đã biết địa chỉ từ trước thông qua trang Facebook cửa tiệm. Thế nhưng, tầm từ 8 giờ sáng cuối tuần đã có rất nhiều khách hàng ghé mua. Một điểm đặc biệt là khách đến cửa tiệm đều chủ động mang theo chai, lọ, túi của riêng mình. Đến mua hàng từ sớm, chị Nguyễn Thanh Hiền ở phường Hòa Hải (quận Ngũ Hành Sơn) cho biết: “Nhà tôi cách tiệm gần 5km. Tôi biết cửa tiệm thông qua bạn bè và mạng xã hội. Ở đây có nhiều thực phẩm và đồ dùng cần thiết cho gia đình nên tôi đến mua mỗi tuần. Tôi thích nhất là phong cách bảo vệ môi trường của chị chủ tiệm. Thực ra, nhà mình có rất nhiều chai lọ, đồ dùng, nếu mình chịu khó mang đến đựng thực phẩm mua mang về thì sẽ hạn chế được rất nhiều rác thải”.

Đến từ quận Liêu Chiểu, cách cửa tiệm đến 20km, chị Diệu Linh chia sẻ: “Tôi từng tham gia nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, nhặt rác ở các bãi biển nên tôi hiểu mỗi người chỉ cần thải ra một túi nilon hay 1 chai nhựa thôi là đã quá ô nhiễm rồi. Tôi đến cửa tiệm này mua sắm phần vì muốn góp phần bảo vệ môi trường sống, phần khác giá cả hợp lý và cửa tiệm bài trí rất sạch sẽ. Khi mình muốn mua mặt hàng gì đó nhiều một chút đều được chủ tiệm khuyên nên mua đủ dùng để hạn chế gánh nặng môi trường trong trường hợp mình dùng không hết, thải ra thành rác”.


Ch
 H Hoàng Oanh m ca tim tp hóa vi mong mun lan ta tinh thn sng xanh

Chị Hoàng Oanh – chủ cửa tiệm bày tỏ, cũng không dễ để hình thành nên một thói quen cho người tiêu dùng, ngay cả bản thân mình từ đầu cũng làm quen dần dần. Những ngày đầu tiên khi mở cửa tiệm, việc thuyết phục khách hàng tiêu dùng xanh cũng mất khá nhiều sức. Phải nói làm sao cho thuyết phục để thu hút được sự quan tâm. Điều quan trọng nhất là phải đọc, tìm tòi tích lũy nhiều kiến thức và kiên nhẫn từng tí một để tạo ra sự khác biệt và thay đổi.

Lan ta tinh thn bo v môi trưng

Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nghe các bài giảng của thầy cô giáo về hiện trạng môi trường, Oanh đã rất trăn trở. Tốt nghiệp THPT, Oanh chọn thi vào ngành Công nghệ thực phẩm tại Đại học Singapore. Trong những năm tháng tuổi trẻ, chị luôn nêu cao ý thức bảo vệ môi trường như hạn chế rác thải, đi xe bus thay vì xe gắn máy và tham gia nhiều hoạt động, dự án vì môi trường ở trong nước. “Mình luôn mong muốn tối giản mọi thứ trong cuộc sống để làm sao thải ra lượng rác nhựa ít nhất có thể. Bởi vì chỉ cần mỗi người thải một túi nilon bé thôi là trái đất đủ gánh nặng ô nhiễm đến thế nào rồi”, chị Oanh bộc bạch.

Ch Oanh cho biết: “Mc tiêu ca tôi là lan ta và m rng thói quen tiêu dùng vì môi trưng cho tt c mi ngưi. Khi vic bo v môi trưng đưc hình thành trong mi ngưi, mi nhà và ai cũng hành đng như mt điu bình thưng hàng ngày, nhiu ca tim No waste to go hình thành khp nơi thì s góp phn gim bt nn ô nhim ca trái đt”.

Năm 2019, chị Oanh quyết định sáng lập mô hình cửa tiệm tạp hóa No waste to go với 3 từ khóa: “làm đầy”, “tái sử dụng” và “tái chế” với mong muốn tình yêu và hành động vì môi trường của mình sẽ góp phần nhỏ lan tỏa đến mọi người. “Mô hình tiệm bán hàng không rác thải nhựa có ở nhiều nước trên thế giới, ở TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng có vài cửa tiệm nhưng ở Đà Nẵng vẫn là mô hình hiếm nên mình quyết định thực hiện niềm mong ước này”, chị Oanh cho biết. Cái gì bắt đầu cũng khó và khổ nhưng chị Oanh vẫn chậm rãi thực hiện. Học chuyên ngành về công nghệ thực phẩm nên các mặt hàng bày bán trong cửa tiệm của chị đều được chọn lọc kỹ càng. Chị luôn ưu tiên các mặt hàng nông sản, sản phẩm hữu cơ có tính vùng miền trước để giảm bớt khí thải nếu vận chuyển đường xa.

Cửa tiệm của chị cũng đa dạng các mặt hàng với hơn 400 loại, bao gồm các sản phẩm sạch từ thực phẩm khô, gia vị, nước rửa chén, lau sàn, dầu gội, tinh dầu… Với các mặt hàng nhập về, chị luôn yêu cầu các đơn vị phận phối hạn chế tối đa bao bì đi kèm. Chị Oanh bảo, hiện các hệ thống mua sắm hiện đại thường khuyến khích mọi người mua nhiều hơn nhu cầu của họ. Điều này khiến việc thải ra ngày càng nhiều, làm mất cân bằng sinh thái. Chị đã đưa ra phương án bằng cách khuyên mọi người mua sắm ít và quay trở lại khi cần để tránh tiêu dùng thái quá. Từ những bỡ ngỡ ban đầu, dần dần một thói quen được hình thành, đến nay khách tới tiệm luôn mang theo chai lọ, bao bì chuyên dùng của mình. “Bốn tháng đầu tiên cửa tiệm chỉ đón vài vị khách lẻ tẻ. Hơi buồn nhưng mình vẫn kiên trì, bởi sống xanh trước hết là từ nhu cầu bản thân và gia đình rồi mới lan tỏa đến mọi người. Thế rồi năm đầu tiên, cửa tiệm cũng hạn chế được khoảng hơn 4 ngàn chai nhựa, túi nilon dùng một lần. Đến năm thứ 2, con số đó tăng lên khoảng gần 11 ngàn. Đó là con số dựa trên lượt khách đến mua hàng để ước tính”, chị Oanh thông tin.

Cửa tiệm của chị còn dành hẳn một góc tái chế để thu nhận các loại chai lọ, sách, quần áo cũ… Chị sắp xếp gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ sau khi nhận, phơi khô và để lên kệ ngăn nắp. Khách hàng đến mua sắm cần cái gì sẽ lấy cái đó. Việc luân chuyển, tái chế này giúp hạn chế rác và kéo dài vòng đời có ích cho các vật dụng.

Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)