Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

“Nợ nước non” và bài học quý dành cho học sinh, sinh viên

Tạp Chí Giáo Dục

Sau hai sut din ti TP.HCM, phn mt “Nc non” ca v sân khu ci lương “Nưc non vn dm” nhn đưc s ng h rt ln t khán gi và gii chuyên môn. V din đã khc ha xúc đng và sâu sc hình tưng ca Bác H t thi niên thiếu cho đến trưng thành và ý chí đi tìm đưng cu nưc đ giành li đc lp t do cho dân tc.


Lãnh đo Trung ương và TP.HCM chp hình lưu nim vi các ngh sĩ trong v din

Chân tht và sinh đng

Nói về Bác Hồ không ai mà không biết, bởi hình tượng về Người được khắc họa rất nhiều từ sách, báo, phim ảnh, hội họa… Dù vậy nhưng khi xem phần một “Nợ nước non” trong “Nước non vạn dặm” của tác giả PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, đạo diễn NSND Triệu Trung Kiên người xem vẫn cảm thấy rất thích thú vì tái hiện hình tượng Bác Hồ rất chân thật và sinh động. Người xem như được về thăm, tìm hiểu vùng đất xứ Nghệ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20; được sống cùng gia đình cậu bé Nguyễn Sinh Cung cũng như theo hành trình của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành… Từ cảnh chàng trai Nguyễn Sinh Sắc gặp bà Hoàng Thị Loan bên dòng sông Lam, cảnh gia đình đón cậu bé Nguyễn Sinh Cung chào đời giữa mùa sen tháng 5 thơm ngát, cảnh bà Hoàng Thị Loan qua đời khi cha Nguyễn Sinh Sắc và anh trai Nguyễn Sinh Khiêm đi xa… đều được đầu tư, dàn dựng kỹ lưỡng.

Nhân vật đảm nhận vai Bác Hồ là nghệ sĩ Minh Hải (Nhà hát Cải lương Việt Nam). Có gương mặt hao hao như thời Bác Hồ ở tuổi đôi mươi cùng với khả năng diễn xuất, nghệ sĩ Minh Hải làm người xem có cảm giác như đang nhìn thấy Bác. Nghệ sĩ Minh Hải cho biết, anh vào nghề hơn 10 năm và đảm nhận nhiều vai diễn khác nhau nhưng đây là lần đầu tiên được chọn vào vai người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành. “Để hoàn thành vai diễn, tôi phải tìm hiểu nhiều tư liệu về Bác để giúp khán giả có thể thấy được hình tượng Bác Hồ chân thật trên sân khấu. Sự đóng góp của mình hy vọng giúp vở diễn đạt thành công, xứng đáng là vở diễn quốc gia”, nghệ sĩ Minh Hải chia sẻ.


Ngưi thanh niên Nguyn Tt Thành bày t quyết tâm ra đi tìm đưng cu nưc

Với sự đan xen giữa hiện thực và quá khứ càng giúp người xem bị thu hút. Bé Anh Đức đảm nhận vai cậu bé Nguyễn Sinh Cung khiến khán giả cảm nhận rõ hơn về sự thông minh, lanh lợi, hiểu chuyện dù còn rất nhỏ. Cảnh cậu bé Nguyễn Sinh Cung đi xin sữa về nuôi em và cảnh cậu bé thốt lên “Mẹ, mẹ ơi!” lúc mẹ mình là bà Hoàng Thị Loan qua đời đã lấy đi nước mắt của khán giả. Để mọi người thấy rằng, cảm giác mất mẹ từ nhỏ là một thiệt thòi, mất mát lớn lao biết chừng nào.

Tác phm giá tr

Vở diễn không chỉ khắc họa những ký ức lịch sử, xã hội mà còn đi sâu lý giải những yếu tố văn hóa, tư tưởng, chính trị đã hun đúc, rèn giũa nên cậu bé Nguyễn Sinh Cung – Nguyễn Tất Thành – Văn Ba để Người có chuyến đi lịch sử vạn dặm từ Nghệ An đến Huế, Bình Định, Phan Thiết và Bến cảng Sài Gòn cho chuyến vượt trùng khơi cứu nước vào ngày 5-6-1911.

Bạn Làu Tường Hân (sinh viên Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM) bày tỏ: “Chăm chú xem vở diễn từ đầu đến cuối em càng khâm phục và ngưỡng mộ Bác. Đọc những câu chuyện về Bác trên sách vở em đã hiểu rất nhiều nhưng khi xem vở diễn trên sân khấu em thấy sống động hơn và có cảm giác như những gì mình đã được học đang ở trước mắt. Em nghĩ nếu vở diễn này được biểu diễn thường xuyên cho học sinh, sinh viên xem sẽ rất hay”.

Bên cạnh nghệ thuật cải lương, vở diễn còn có âm hưởng dân ca, âm nhạc trải dài từ Bắc chí Nam: Ví dặm Nghệ Tĩnh, hò Huế, bài chòi, hò Nam bộ… giúp người xem hòa vào không gian văn hóa dân tộc với biết bao giá trị.


Cu bé Nguyn Sinh Cung lúc nh bên cnh cha và m

Em Trần Ngọc Minh Châu (bạn trẻ) chia sẻ: “Vở diễn đúng với những gì mà em hình dung về Bác. Thay vì học trên sách vở, nhiều chữ thì việc sân khấu hóa như thế giúp chúng em vừa hiểu về Bác về lịch sử, văn hóa dân tộc một cách dễ dàng, nhớ lâu”.

Bn Châu Tuyết Sang (sinh viên Trưng ĐH Văn hóa TP.HCM) chia s: “Em đc rt nhiu sách v cuc đi ca Bác H. Nhưng khi xem v din này em mi càng thy rõ hơn v Bác. Còn nh nhưng Bác rt hiếu tho, biết ph m trông em, yêu thương anh, ch trong gia đình”.

Theo dõi xuyên suốt vở diễn, NSƯT Lê Thiện cho biết, bà rất vui mừng khi có thêm tác phẩm cải lương về Bác Hồ thật xúc động. Trước đây cũng có vở diễn về Bác nhưng ở thời điểm Bác đã tìm đường cứu nước thành công. Còn phần một “Nợ nước non” của vở sân khấu cải lương “Nước non vạn dặm” nói về Bác từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành, từ tình yêu đến sự hy sinh vì dân tộc. “Đối với ngành giáo dục, nếu cho học sinh, sinh viên học lịch sử kiểu này rất hay và sâu. Tôi nghĩ, tác phẩm này nên được công diễn rộng rãi, đẩy mạnh tuyên truyền đến khán giả, nhất là các em học sinh, sinh viên để mọi người biết tới. Các thầy cô giáo nên tổ chức cho học sinh, sinh viên đi xem vở diễn để vừa mang tính chất giải trí vừa học lịch sử thay vì chỉ học trên lớp”, NSƯT Lê Thiện góp ý.

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ (tác giả vở diễn) cho biết, ai cũng có thể viết về Bác, từ một cháu bé cũng có thể viết, kể một chuyện gì đó với Bác, viết một bức thư tới Bác… Mỗi chặng đường lịch sử của Bác, đều có rất nhiều tác phẩm để tái hiện, bằng các loại hình mỹ thuật, âm nhạc, văn học… Nhưng khi chuyển thể thành tác phẩm sân khấu nghệ thuật là phải đảm bảo vừa có tính chân thực và tính hư cấu và đi vào nội tâm của nhân vật. Theo đó, vở diễn chân thực nhất bằng những hình ảnh tuổi thơ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung hay chặng đường phát triển tình yêu nước của thanh niên Nguyễn Tất Thành mà còn thấm đượm tinh thần trách nhiệm với Tổ quốc của mỗi người dân, mỗi nhân vật xuất hiện trong tác phẩm. “Vở diễn này sẽ mang tới cho khán giả những bài học có giá trị về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Thế hệ trẻ càng thêm trân trọng để học tập và làm theo lời Bác”, ông Kỷ nhấn mạnh.

H Trinh

Bình luận (0)