Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên: Cần làm sớm để đảm bảo quyền lợi

Tạp Chí Giáo Dục

Thông tư s 34 ca B GD-ĐT quy đnh v thăng hng chc danh ngh nghip giáo viên chính thc có hiu lc t ngày 15-1-2022, song đến nay vn còn nhiu băn khoăn ca giáo viên liên quan đến vn đ thăng hng chc danh ngh nghip.


Vic thăng hng chc danh ngh nghip giáo viên là câu chuyn đưc nhiu giáo viên quan tâm

“Nóng” thăng hng chc danh ngh nghip giáo viên

Trong hội nghị tiếp xúc cử tri ngành giáo dục của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM mới đây, vấn đề về xét thănng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên được nhiều giáo viên đề cập đến.

Cô Nguyễn Vũ Thùy Trung – giáo viên Q.12 nêu ý kiến có giáo viên đã có bằng đại học 11 năm nhưng đến nay vẫn chưa được xét thăng hạng. Nhiều giáo viên có bằng đại học và chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng 2 nhưng vẫn phải hưởng lương trung cấp. Như vậy là thiệt thòi cho giáo viên.

Ngoài ra, cũng có giáo viên cho biết, dù đã có bằng đại học từ năm 2002 nhưng đến nay vẫn chưa được chuyển ngạch để hưởng đúng hệ số bằng cấp.

Tương tự, thầy Nguyễn Ngọc Tuấn (giáo viên Q.Tân Bình) nhận định, hiện nay việc thực hiện chức danh nghề nghiệp theo các thông tư của Bộ GD-ĐT còn một số bất cập, đến nay nhiều địa phương vẫn chưa triển khai xong. Trong khi đó, nội dung này liên quan đến việc xếp lương cho giáo viên.

“Như vậy, nơi nào làm trước thì giáo viên được hưởng trước, nơi chưa làm thì giáo viên chưa được hưởng trong khi tiêu chuẩn của giáo viên giống nhau. Nơi làm chậm thì giáo viên cũng không được truy lãnh”, giáo viên này bày tỏ.

Để đảm bảo quyền lợi cho giáo viên một cách công bằng, thầy Nguyễn Ngọc Tuấn cho rằng cần nên ấn định một mốc thời gian áp dụng chung cho giáo viên cả nước theo hiệu lực của các thông tư. Thời điểm áp dụng là kể từ khi giáo viên đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện chứ không lệ thuộc vào thời điểm mà cơ quan quản lý từng nơi làm chậm hay làm nhanh.

Cũng liên quan đến nội dung này, giáo viên tại Q.6 đề nghị cần xem xét ban hành hướng dẫn nâng ngạch cho giáo viên đã đủ tiêu chuẩn theo các thông tư, hướng dẫn quy định. Bởi lẽ, hiện nay một số giáo viên đã đủ tiêu chuẩn nâng ngạch theo quy định nhưng vẫn chưa được xét nâng ngạch.

S có nhng đ xut thay đi

Theo Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 15-1-2022 quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Bộ GD-ĐT quy định, tiêu chuẩn và điều kiện thăng hạng giáo viên đã được quy định chung cho cả trường hợp thi và đăng ký xét thăng hạng tại Điều 3 Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT.

Đáng chú ý là thông tư mới đã giảm thời gian xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ. Khoản 2 Điều 3 Thông tư 34 quy định để được thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, giáo viên phải được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Tuy nhiên, điều kiện thăng hạng giáo viên được bổ sung thêm yêu cầu: “Đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhận”.

Một điểm mới khác là thay đổi về điểm chấm hồ sơ xét thăng hạng. Hồ sơ xét thăng hạng được chấm theo thang điểm 100, không làm tròn số khi cộng các điểm thành phần, cụ thể: Điểm chấm nhóm tiêu chí về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng: 20 điểm; Điểm chấm nhóm tiêu chí về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: 80 điểm. Đồng thời, không còn chấm điểm nhóm tiêu chí đánh giá về khả năng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên ở hạng đề nghị xét.


Nhiu giáo viên cho rng vic thăng hng sm thì giáo viên s đưc “hưng li” sm

Cạnh đó, quy định tại thông tư mới, giáo viên sẽ không được cộng điểm tăng thêm khi tính điểm xét hồ sơ. Trước đây, ngoài các tiêu chí chấm điểm hồ sơ như trên, giáo viên còn được cộng điểm tăng thêm nếu thuộc một trong các trường hợp: Có trình độ đào tạo, trình độ ngoại ngữ, tin học cao hơn so với quy định của hạng; có thành tích được tặng bằng khen từ cấp tỉnh, Bộ trở lên.

Bộ GD-ĐT đánh giá, Thông tư 34 không làm phát sinh thêm các quy định mới về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên song vẫn bảo đảm phù hợp nếu các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được sửa đổi, bổ sung.

Ông Nguyễn Duy Tân – Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM thông tin, các ý kiến liên quan đến xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên, tiến độ chậm bao gồm cả thi xét thăng hạng trong 2 năm nay là do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Dự kiến tháng 6-2022 sẽ tổ chức thi trở lại.

Cạnh đó, một số nội dung liên quan đến xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi trình lên Chính phủ, Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ thì có một số đề án có thay đổi. Do vậy khi Sở Nội vụ tham mưu UBND TP cũng có đề nghị điều chỉnh lại nên có gây ra chậm.

“Việc xét chức danh nghề nghiệp, theo quy định đối với các chức danh nghề nghiệp sẽ giao cho Sở GD-ĐT. Xét thăng hạng cũng thuộc thẩm quyền của Sở GD-ĐT. Các vấn đề giáo viên nêu Nghị định chính phủ quy định, với các trường hợp thăng hạng phải thi chứ không phải có bằng đại học là được xét. Dù vậy, một số bất cập của quy định thời gian tới Sở Nội vụ cũng sẽ có ý kiến đề xuất để thay đổi”, ông Nguyễn Duy Tân chia sẻ.

Phó Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Duy Tân nhìn nhận, hiện nay rất nhiều vấn đề mà nếu như TP.HCM áp dụng như các quy định, hướng dẫn chung của các tỉnh thành khác thì rất khó thực hiện vì TP.HCM có những đặc thù riêng. Ông cho rằng, Sở GD-ĐT nên có các buổi làm việc với các ban ngành và Sở Nội vụ, để các vấn đề liên quan đến thẩm quyền, đặc thù của thành phố thì chúng ta đề xuất giải quyết hoặc đề xuất thẩm quyền cao hơn…, làm sao phù hợp với đặc thù của TP.HCM.

Khương Yến

Bình luận (0)