Nhiều năm trở lại đây, rác thải đã trở thành vấn đề nhức nhối của huyện Côn Đảo nói riêng và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung. Thế nhưng, qua nhiều lần nâng lên đặt xuống, dự án Nhà máy xử lý rác thải vẫn còn nằm trên giấy và rác tồn đọng ở đảo ngọc du lịch này vẫn chất cao như núi khiến người dân, du khách không khỏi lo lắng.
Rác thải tại khu vực Bãi Nhát, huyện Côn Đảo
Vấn đề xử lý rác thải tại Bãi Nhát của huyện Côn Đảo đã được các chuyên gia môi trường cảnh báo và chính quyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đưa ra bàn thảo từ nhiều năm trước nhưng mãi đến năm 2018, khi mà hơn 70.000 tấn rác thải đã chất cao như núi và diện tích còn lại để chứa rác thải mới phát sinh chỉ vỏn vẹn vài trăm mét vuông, thì việc xử lý rác thải mới thực sự trở thành vấn đề nóng hàng đầu cần được xử lý. Trong năm 2019, qua nhiều cuộc họp bàn, huyện đảo đề xuất phương án chở rác về đất liền xử lý với kinh phí hơn 60 tỷ đồng nhưng do thiếu tính bền vững, chi phí cao nên phương án này bị loại bỏ. Đến ngày 31-7-2020, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới lựa chọn được liên doanh Công ty CP Đầu tư Kim Trường Phát – Công ty CP H-T Giang San xử lý núi rác bằng công nghệ đốt tại chỗ với đơn giá 630.000 đồng/tấn, thời gian lắp đặt dây chuyền và xử lý rác là 13 tháng.
Tháng 8-2020, UBND huyện Côn Đảo đã ban hành công văn yêu cầu các đơn vị phối hợp chuẩn bị mặt bằng cũng như các điều kiện cần thiết để đơn vị thi công lắp đặt trang thiết bị đốt rác. Công văn cũng nêu rõ, việc lắp đặt phải hoàn thành vào giữa tháng 11-2020 và nếu quá thời gian mà không có lý do chính đáng thì coi như công ty không hoàn thành nhiệm vụ , phải tháo dỡ các hạng mục và không được khiếu nại bất cứ phát sinh có liên quan. Thế nhưng, đến nay chưa một tấn rác thải nào tại Bãi Nhát được đơn vị này xử lý.
Tại cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày 15-3-2021, đại diện liên doanh Công ty CP Đầu tư Kim Trường Phát – Công ty CP H-T Giang San đã nêu ra nhiều lý do chậm tiến độ. Theo đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tiến độ sản xuất dây chuyền bị ảnh hưởng, cùng với đó, thời điểm cuối năm là mùa gió chướng, khó vận chuyển máy móc ra đảo để lắp ghép, phát sinh thêm nhiều thủ tục như hồ sơ xây dựng nhà xưởng, xây dựng tường rào… khiến đơn vị gặp nhiều khó khăn khi triển khai. Trong khi đó, ông Mai Trung Hưng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cho rằng nhà xưởng để đốt rác là công trình tạm, không cần giấy phép xây dựng nhưng phải có hồ sơ thể hiện các thông số kỹ thuật để giám sát; đơn vị được lựa chọn chưa thực hiện đúng yêu cầu nên sở cũng chưa có văn bản tham mưu cho tỉnh đối với việc xây dựng công trình này.
Để giải quyết bài toán rác thải cho huyện đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã lên phương án xây dựng nhà máy xử lý rác thải với công suất 50 tấn/ngày. Ngày 30-10-2019, tỉnh có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng tại Vườn quốc gia Côn Đảo để triển khai dự án và Chính phủ giao Bộ NN-PTNT cùng các bộ ngành liên quan tổ chức rà soát để báo cáo trình Chính phủ xem xét quyết định. Đến ngày 28-1-2021, Bộ NN-PTNT có báo cáo xác định việc xây dựng dự án tường, đường vào và chuẩn bị mặt bằng chỉ là một hợp phần trong dự án Nhà máy xử lý rác Côn Đảo; tại thời điểm kiểm tra chủ đầu tư chưa xác định rõ quy mô, phạm vi của dự án nên chưa xác định diện tích rừng cần chuyển mục đích cho dự án. Bộ NN-PTNT đề nghị phải bổ sung tài liệu liên quan như chủ trương đầu tư và đánh giá tác động môi trường của dự án Nhà máy xử lý rác Côn Đảo.
Như vậy, chỉ riêng việc xin chuyển đổi đất rừng để xây dựng nhà máy xử lý rác đã mất hơn 1 năm nhưng đến nay vẫn chưa xong. Và hiện tại, chưa biết đến khi nào nhà máy sẽ được khởi công xây dựng?
Tháng 8-2020, UBND huyện Côn Đảo đã ban hành công văn yêu cầu các đơn vị phối hợp chuẩn bị mặt bằng cũng như các điều kiện cần thiết để đơn vị thi công lắp đặt trang thiết bị đốt rác. Công văn cũng nêu rõ, việc lắp đặt phải hoàn thành vào giữa tháng 11-2020 và nếu quá thời gian mà không có lý do chính đáng thì coi như công ty không hoàn thành nhiệm vụ , phải tháo dỡ các hạng mục và không được khiếu nại bất cứ phát sinh có liên quan. Thế nhưng, đến nay chưa một tấn rác thải nào tại Bãi Nhát được đơn vị này xử lý.
Tại cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày 15-3-2021, đại diện liên doanh Công ty CP Đầu tư Kim Trường Phát – Công ty CP H-T Giang San đã nêu ra nhiều lý do chậm tiến độ. Theo đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tiến độ sản xuất dây chuyền bị ảnh hưởng, cùng với đó, thời điểm cuối năm là mùa gió chướng, khó vận chuyển máy móc ra đảo để lắp ghép, phát sinh thêm nhiều thủ tục như hồ sơ xây dựng nhà xưởng, xây dựng tường rào… khiến đơn vị gặp nhiều khó khăn khi triển khai. Trong khi đó, ông Mai Trung Hưng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cho rằng nhà xưởng để đốt rác là công trình tạm, không cần giấy phép xây dựng nhưng phải có hồ sơ thể hiện các thông số kỹ thuật để giám sát; đơn vị được lựa chọn chưa thực hiện đúng yêu cầu nên sở cũng chưa có văn bản tham mưu cho tỉnh đối với việc xây dựng công trình này.
Để giải quyết bài toán rác thải cho huyện đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã lên phương án xây dựng nhà máy xử lý rác thải với công suất 50 tấn/ngày. Ngày 30-10-2019, tỉnh có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng tại Vườn quốc gia Côn Đảo để triển khai dự án và Chính phủ giao Bộ NN-PTNT cùng các bộ ngành liên quan tổ chức rà soát để báo cáo trình Chính phủ xem xét quyết định. Đến ngày 28-1-2021, Bộ NN-PTNT có báo cáo xác định việc xây dựng dự án tường, đường vào và chuẩn bị mặt bằng chỉ là một hợp phần trong dự án Nhà máy xử lý rác Côn Đảo; tại thời điểm kiểm tra chủ đầu tư chưa xác định rõ quy mô, phạm vi của dự án nên chưa xác định diện tích rừng cần chuyển mục đích cho dự án. Bộ NN-PTNT đề nghị phải bổ sung tài liệu liên quan như chủ trương đầu tư và đánh giá tác động môi trường của dự án Nhà máy xử lý rác Côn Đảo.
Như vậy, chỉ riêng việc xin chuyển đổi đất rừng để xây dựng nhà máy xử lý rác đã mất hơn 1 năm nhưng đến nay vẫn chưa xong. Và hiện tại, chưa biết đến khi nào nhà máy sẽ được khởi công xây dựng?
NÔNG NGÂN (theo SGGP)
Bình luận (0)