Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Dạy văn hóa ở trường nghề: Tưởng dễ mà khó

Tạp Chí Giáo Dục

Dy văn hóa cho hc sinh sau THCS hc ngh là công vic tưng d mà khó. Khó vì cht lưng đu vào thp, hc sinh và ph huynh thiếu hp tác…

Gi hc văn hóa ca hc sinh mt trưng ngh

Nhiều giáo viên cho biết với đối tượng học sinh sau THCS học nghề, họ phải vừa làm công việc chuyên môn, vừa vào các vai như cha mẹ, chuyên gia tâm lý, thậm chí làm cả những việc chưa từng có ở môi trường giáo dục.

Khó tìm giáo viên

Ông Nguyễn Xuân Toán (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức) cho rằng dạy văn hóa cho học sinh sau THCS học nghề không dễ. Ông lý giải: Do đầu vào của đối tượng này thường rất thấp, hầu hết các em đã ngán học văn hóa, vì vậy chỉ học vài môn thôi đã vất vả. Để các em nắm được kiến thức, giáo viên phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức.

Hiệu trưởng một trường TC tại TP.HCM cũng khẳng định dạy văn hóa ở trường nghề đã khó nên việc dạy học sinh sau THCS học nghề càng không dễ chút nào. Với một số em không thể áp dụng biện pháp cứng rắn, “kỷ luật thép” mà phải theo kiểu vừa dạy vừa dỗ, luôn nhẹ nhàng và ngọt ngào thì mới đạt hiệu quả. Học sinh nào chịu học thì còn nhẹ nhàng, gặp học sinh lười, ham chơi hơn học thì giáo viên rất cực. Lúc này, để “kéo” các em đứng dậy, giáo viên phải vào vai anh chị, cha mẹ. Từ sự quan tâm, gần gũi ấy mà các em tin tưởng, có thể chia sẻ những điều thầm kín nhất, qua đó có phương pháp giáo dục phù hợp.

Không ít giáo viên được trường nghề mời về dạy văn hóa, chỉ một thời gian ngắn là “rút lui” vì cực quá, trong khi thù lao thì không cao. Nhà trường cũng đã cân nhắc tăng tiền mỗi tiết dạy nhưng vẫn khó tìm giáo viên. Mục đích của các trường tổ chức dạy văn hóa tại trường là để dễ quản lý, theo dõi việc học của các em và phù hợp với giờ học văn hóa và giờ học nghề trong ngày. Hơn nữa, tổ chức như vậy để phụ huynh tin tưởng, an tâm hơn trong kiểm soát con cái. Đây là lý do vì sao trường nghề không liên kết với các trung tâm GDNN-GDTX để dạy văn hóa mà phải mời giáo viên về trường.

“Sau THCS các em chỉ 15 tuổi, tuổi này phần lớn chưa có ý thức học để có một công việc cho tương lai. Thêm nữa, một bộ phận không nhỏ xem môi trường học nghề chỉ là để “neo” chờ cơ hội vào ĐH. Bản thân phụ huynh cũng còn tư tưởng “con phải vào ĐH cho bằng bạn bè”, vì thế việc phối hợp với nhà trường trong giáo dục, quan tâm đến con cái chưa được tốt”, vị hiệu trưởng này nói.

Va dy, va d

Bà Phạm Quang Trang Thủy (Hiệu trưởng Trường TC nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương) cũng thừa nhận công tác dạy văn hóa ở trường nghề đòi hỏi giáo viên phải kiên nhẫn bởi mặt bằng chung các em tiếp thu chậm. Nếu dạy theo kiểu qua loa, hết tiết rồi về thì các em khó mà có được giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT.

Bà Thủy cho biết thêm, với học sinh sau THCS học văn hóa ở trường nghề, giáo viên bộ môn phải soạn giáo án phù hợp với năng lực của học sinh chứ không thể theo chương trình đại trà, các em sẽ không theo kịp. Đây cũng là lý do khiến học sinh chán nản, bỏ học hoặc phải chuyển sang ngành học khác không đòi hỏi phải học văn hóa. Tuy nhiên, như vậy các em sẽ mất cơ hội học liên thông lên CĐ và ĐH. “Ở tuổi này (15 tuổi – PV), các em chưa đủ chín chắn để nhìn nhận những gì xung quanh mình. Tâm sinh lý đang thay đổi nên ngoài chuyên môn, giáo viên phải vào vai chuyên gia tâm lý, gỡ rối những gì mà học sinh gặp phải nhằm giúp các em hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, cái khó là không phải giáo viên nào cũng làm được việc này”, bà Thủy chia sẻ.

Một giáo viên đã về hưu có hơn 2 năm được trường nghề mời về dạy văn hóa than: Dạy văn hóa ở trường TC mỗi lớp rất ít học sinh nhưng… đuối lắm. Các em tiếp thu bài chậm, đã vậy còn thiếu tập trung, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập cũng hạn chế. “Để các em có đủ nền tảng kiến thức thi THPT quốc gia sau 2 năm học nghề là không đơn giản”, giáo viên này nói.

TS. Nguyễn Phan Hòa (nguyên Hiệu trưởng Trường TC nghề Nhân Đạo) cho rằng không chỉ đầu vào thấp mà hạnh kiểm của một bộ phận học sinh cũng có vấn đề. Do đó, giáo viên phải vừa dạy văn hóa vừa dạy đạo đức theo kiểu mưa dầm thấm lâu. Nhờ giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm kiên trì, chịu khó gần gũi tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em mà nhiều em đã thay đổi tích cực, có ý thức học tập, hành vi tốt hơn.

T.Anh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)