Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thời cách mạng 4.0: Giảng viên lạc hậu sẽ mất chỗ đứng

Tạp Chí Giáo Dục

Nếu ging viên lc hu, c ging dy kiến thc cũ cách đây vài chc năm thì không th có ch đng trưng ĐH trong bi cnh cách mng công nghip 4.0. Khi đưc t ch, các trưng s sàng lc ch gi li nhng ngưi dy tt, tng ging viên trong bi cnh này phi phn đu kch lit đ bám tr

GS. Trần Hồng Quân (nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH-CĐ Việt Nam) chia sẻ ý kiến tại một hội thảo bàn về đổi mới đào tạo ĐH

Giáo dc ĐH có s mnh ln

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với các nước, đặc biệt các nước đang phát triển là một cơ hội lớn. Vì như người ta nói, cuộc cách mạng này đem lại cơ hội bình đẳng cho các nước, kể cả các nước phát triển và đang phát triển. Đó là một may mắn vì bản thân cuộc cách mạng này đòi hỏi nhiều về yếu tố trí tuệ, tức là yếu tố về con người, nó không phụ thuộc quá nhiều vào những cơ sở vật chất đã có, được xác lập ở cuộc cách mạng trước đó. Có nghĩa, nếu chúng ta lạc hậu trong cuộc cách mạng trước thì vẫn có cơ hội tiến ngang bằng với các nước khác trong cuộc cách mạng 4.0.

Để nắm bắt được cơ hội này, giáo dục ĐH có sứ mệnh rất to lớn trong việc tạo ra sức mạnh trí tuệ cho đất nước. Nếu không bắt kịp xu thế cuộc cách mạng đó, chúng ta sẽ chịu một thiệt thòi lớn là có thể mãi mãi không bắt kịp được nữa. Do vậy, cần thấy được đây vừa là cơ hội vừa là thách thức, đặc biệt thách thức với nền giáo dục ĐH. Trong khi, chính chúng ta lại chưa hài lòng với nền giáo dục ĐH thì giáo dục ĐH cần phải đổi mới, tạo ra những đột phá để góp phần giúp đất nước bắt nhịp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Bản thân giáo dục ĐH phải nhận thức đầy đủ những thay đổi của cuộc cách mạng này để bắt nhịp. Ngoài 4 trụ cột (kết nối internet phổ biến; tự động hóa, robot hóa; dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo), có thể thấy cuộc cách mạng này còn đem lại nhiều biến đổi lạ lùng. Tuổi thọ của những sản phẩm tiên tiến hay công nghệ tiên tiến không dài, chỉ sau thời gian ngắn đã có thể lạc hậu ngay do sự tiến bộ quá nhanh. Bản thân các ngành nghề vì thế cũng không tồn tại lâu dài theo cách lâu nay. Trong 10 năm tới, khoảng 65-70% các ngành nghề mới xuất hiện. Tương tự như vậy, rất nhiều ngành nghề hiện nay sẽ mất đi do không còn thích hợp những công nghệ cũ. Đó là thách thức lớn đối với giáo dục ĐH, phải đào tạo kiểu gì để ra trường sinh viên không lạc hậu. Toàn bộ hệ thống giáo dục nghề nghiệp chúng ta đều có một danh mục ngành nghề, nếu đào tạo những ngành nghề mà 10 năm sau chúng không còn nữa thì sinh viên sẽ ra sao?

Vì vậy, điều này buộc các trường phải hết sức coi trọng việc đào tạo phần cơ bản, gồm kiến thức và kỹ năng cơ bản. Đây là những trang bị mang tính vạn năng, sinh viên muốn chuyển đổi sang ngành nghề gì cũng không quá khó. Phần kiến thức ứng dụng sinh viên được trang bị sau 4 năm có thể lạc hậu, bị thay thế. Những kiến thức cơ bản sẽ giúp các em nạp mới khối kiến thức ứng dụng khác một cách thuận tiện.

Ngưi hc cn biết thích nghi

Để thích ứng với tình hình mới, người học phải có năng lực tự học, tự trang bị, tự thích nghi rất cao. Chương trình nội dung, phương pháp tổ chức dạy học vì vậy cũng phải khác đi, giảng viên không chỉ truyền đạt kiến thức và sinh viên tiếp thu một cách thụ động nữa. Thay vào đó, sinh viên phải chủ động trong việc thiết lập mục tiêu học tập, tự học, tự thích nghi, hình thành khả năng dịch chuyển ngành nghề. Còn giảng viên thì có vai trò hướng dẫn. Các trường ĐH bên cạnh thích nghi với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 còn phải hiện đại hóa theo hướng thu nhận và khai thác các thuận lợi mà cuộc cách mạng này mang đến phục vụ đào tạo, nghiên cứu. Các chương trình, nội dung thậm chí từng môn học phải cố gắng tối đa đưa vào các trụ cột của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chẳng hạn, phải khai thác tối đa việc kết nối; tự động hóa cao độ; phải xây dựng những trung tâm dữ liệu mở và kết nối những trung tâm khác trong và ngoài nước; lần lượt đưa trí tuệ nhân tạo ở mức độ thích hợp vào các chương trình môn học…

Trong thời đại mới, giảng viên lạc hậu sẽ không còn chỗ đứng. Ảnh: Giảng viên trong một tiết hướng dẫn sinh viên TP.HCM học

Cùng với đó là đòi hỏi sự thay đổi rất nhiều hoạt động dạy và học, không phải lúc nào cũng dạy “mặt đối mặt” giữa thầy và trò. Nhiệm vụ của người thầy cũng rất cao, phải phát hiện ra sinh viên có năng khiếu gì, thiên hướng ra sao để gợi ý hướng dẫn các em thiết lập chương trình học riêng, được coi như quá trình cá nhân hóa giáo dục đào tạo. Đây là điều trước đây chúng ta không làm được, trong điều kiện hiện nay, việc cá nhân hóa đào tạo có thể thực hiện được với công nghệ mới. Trước đây, chúng ta đưa tính đồng loạt lên cao, một lớp có mấy chục sinh viên, dạy chương trình giống hệt nhau, chi phí cơ bản giảm xuống. Nhưng giờ chúng ta khuyến khích cá nhân hóa giáo dục, trong điều kiện hiện nay điều này rất hiệu quả. Việc nhất loạt có ưu điểm là giá thành tổng thể hạ, nhưng nhược điểm là mỗi em xuất thân từ những truyền thống gia đình khác nhau, trưởng thành với những môi trường khác nhau, có những thiên hướng phát triển khác nhau, thậm chí có những nhược điểm khác nhau… khi tổ chức học cùng khó phát huy phương diện mạnh hay khó khắc phục phương diện yếu dẫn đến hiệu quả đào tạo thấp đi, thậm chí có thể hoang phí tiềm năng của những nhân tài. Vì vậy, cá nhân hóa việc đào tạo ĐH rất quan trọng mà may mắn là trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này có thể thực hiện được.

Ging viên phi phn đu kch lit

Tự chủ ĐH là một chủ trương mang tầm chiến lược cực kỳ quan trọng. Vì thế các trường khi tự chủ đầy đủ phải độc lập sáng tạo trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học, đương nhiên có cái khó về phương diện tài chính nhưng sẽ vượt qua được.

Giáo dc ĐH bây gi cn có nhiu đi mi phù hp vi cuc cách mng công nghip 4.0 và cũng là khai thác đưc li thế ca cuc cách mng đó. Các trưng ĐH cn nhn thc v tt c nhng gì cn chun b cho tương lai, đ sn phm đào to ca mình bt nhp đưc vi yêu cu thc tin, không lc hu. 

Khi có cơ chế tự chủ ĐH buộc các giảng viên cũng như các trường phải tạo ra động lực tự thân để tồn tại và phát triển. Động lực tự thân sẽ giúp giảng viên phấn đấu tạo chỗ đứng trong trường. Nếu giảng viên lạc hậu, cứ giảng dạy kiến thức cũ cách đây vài chục năm thì không thể bám trụ trường ĐH trong bối cảnh này được. Khi tự chủ, các trường cũng sẽ sàng lọc giữ lại những người dạy tốt. Từng giáo viên trong bối cảnh này phải phấn đấu kịch liệt, chứ không như lâu nay, đã vào biên chế thì cứng ở đó; ngay cả khi không còn đạt yêu cầu về trình độ, thái độ, nhà trường vẫn phải phân công công việc, giảng viên cứ dạy và sinh viên cứ phải… chịu đựng.

GS. Trn Hng Quân (Nguyên B trưng B GD-ĐT)

Mê Tâm (ghi)

 

 

Bình luận (0)