Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Chuẩn cho bữa ăn gia đình

Tạp Chí Giáo Dục

Chuẩn cho bữa ăn gia đình

Thứ bảy, 21/05/2016, 08:23 (GMT+7)

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 90% nguyên nhân của việc não bộ hoạt động kém, mất cân bằng cảm xúc và các bệnh nan y là do dinh dưỡng không đúng cách và thiếu cân bằng trong cuộc sống. Vậy làm sao để cân bằng dinh dưỡng cho gia đình và con em mình là điều mà các bà nội trợ hiện đại đang trăn trở.

Cảnh báo

Chị Hương Tú (quận Bình Thạnh, TPHCM) kinh doanh thời trang, có hai con đang học lớp 8 và lớp 3, cho biết nhà chị gần chợ nên thường mua rau, thịt ở các cửa hàng quen và gần như tin cậy hoàn toàn vào người bán; nhưng kể từ khi đọc được thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm thì chị rối bời. Trước mắt, chị hạn chế cho các con ăn thịt, hải sản và thay vào đó là những bữa cơm rau được mua tại các cửa hàng VietGap hoặc cửa hàng rau sạch. Không yên tâm với các loại củ quả, chị phải nhờ người thân trên Đà Lạt gửi các loại củ, trái cây mua tại nhà vườn xuống cho gia đình ăn. Từ trước đến nay, chị không có một “chìa khóa” dinh dưỡng nào cho gia đình, gần như mua gì ăn nấy, không tính toán về cân bằng chế độ cho một ngày.

An toàn thực phẩm là trên hết

Chị Mai Hữu (quận Gò Vấp) làm thợ may và không được như chị Tú có rau sạch ở quê.  Chị Hữu cho biết, con chị đã lớn nên gần như gia đình chỉ gặp mặt nhau vào bữa tối, đa phần ăn ở các quán ăn đường phố. “Biết là trong số 20.000 quán ăn đường phố thì hết 1.400 quán vi phạm các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm (theo kiểm tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế TPHCM), nhưng làm sao được khi mà công việc và cuộc sống của chúng tôi quá chật vật, gần như chiếm hết thời gian nấu nướng và ăn tại nhà”, chị Hữu tâm sự.

Thỉnh thoảng chị Hữu cũng ra chợ hoặc siêu thị mua thực phẩm nấu bữa tối cho gia đình. “Dân thường như tôi không thể phân biệt được đâu là thực phẩm mất an toàn, do đó cứ thấy người ta mua thì mình cũng mua. Có một vài thực phẩm được báo chí phản ánh gắt gao như thịt heo ngâm hóa chất thành thịt bò hoặc hải sản tẩy trắng… thì chúng tôi tự kiểm tra kỹ hơn trước khi mua. Ngoài ra, chúng tôi chẳng biết cách nào để có một bữa ăn dinh dưỡng và an toàn cho gia đình và người thân”, chị Hữu bộc bạch.
Riêng chị Ngọc Nga, làm việc văn phòng ở cơ quan nhà nước nên lượng thông tin về thực phẩm an toàn chị đọc được rất nhiều, vì vậy chị hạn chế mọi thành viên trong gia đình dùng thức ăn đường phố và chọn những cửa hàng uy tín và nhìn sạch sẽ (theo mắt thường) để ăn uống; còn rau, thịt chị chọn mua ở các siêu thị. Gần đây gia đình chị đã đổi chế độ ăn, bớt thịt và ăn rau quả nhiều hơn.

Cần có chiến lược sức khỏe toàn diện

Trước thực trạng đáng báo động về vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng cho gia đình từ các bữa ăn, chúng ta sẽ làm gì để cân bằng cuộc sống, chọn đúng các loại thực phẩm tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm mà vẫn đủ chế độ dinh dưỡng cho con em và những người thân trong gia đình? Chuyên gia tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng Trần Lan Hương, tốt nghiệp Học viện Dinh dưỡng của Mỹ, cho biết để tránh những loại thực phẩm không an toàn cho sức khỏe, chúng ta có thể đa dạng phối hợp giữa đạm động vật và đạm thực vật và những “thức ăn từ đất đến đĩa, từ chuồng đến bàn ăn” là an toàn nhất cho bữa ăn gia đình.

“Tồn dư kháng sinh trong động vật nuôi còn nguy hiểm hơn cả chất tạo nạo. Để giảm nguy cơ nhiễm độc kháng sinh và đủ loại hóa chất khác trong cám công nghiệp, chúng ta nên giảm ăn đạm động vật nuôi công nghiệp (thịt, cá, tôm, sữa bò và trứng), chuyển sang ăn đa dạng các loại đạm thực vật từ đậu và hạt (hạn chế đậu nành chưa lên men như sữa đậu nành, đậu hũ), giá đỗ, vừng lạc, hạnh nhân, bí, hướng dương… Bên cạnh đó, tìm nguồn nuôi trồng đánh bắt thịt, cá, tôm sạch tại các chuỗi cửa hàng cung cấp như organica, green family, home food… hoặc các nhóm gia đình có trang trại”, chuyên gia Lan Hương nói thêm.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên chỉ ăn đạm thực vật (như người ăn chay) mà có thể đa dạng phối hợp các nhóm hạt, đậu, ngũ cốc, rau xanh và các loại trái cây giàu vitamin C như chanh, cam để đảm bảo cơ thể có đủ các loại đạm thiết yếu và dễ hấp thu sắt. Nếu tiêu thụ 400g rau ngót sẽ tương đương 100g thịt bò hoặc 400g giá đỗ = 100g thịt bò…

Trong môi trường sống như hiện nay một số hạt khi ăn cần ngâm trong nước khoảng 2 – 12 giờ để xử lý axit phytic, các enzyme và phản dưỡng chất, hình thành các dưỡng chất dễ hấp thu trong quá trình hạt chuẩn bị nảy mầm. Trong đó, đậu hạt và mè ngâm 8 giờ; gạo lứt 8 – 22 giờ; hạt hạnh nhân ngâm trong 8 giờ …

Trong thời buổi thức ăn công nghiệp bủa vây tứ phía cộng với các loại thực phẩm tươi không an toàn đang tràn lan thì việc chọn thực phẩm tốt, sạch, an toàn và đủ chất dinh dưỡng cho gia đình là việc làm cần thiết nhất, vì có sức khỏe tốt thì mới có một gia đình vững mạnh…

 

 Theo chuyên gia tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng Trần Lan Hương, các bà nội trợ có thể thay thế đạm động vật bằng đạm thực vật, ví dụ như thịt bò nạc có khoảng 18-20g đạm/100g thịt, còn hạt đậu phộng có 25g đạm và hạt bí là 33g đạm/100g hạt. Nên chọn nguồn thực phẩm sạch và đọc nhãn sản phẩm đối với các loại thức ăn chế biến (theo tiêu chí càng ít thành phần càng tốt. Ví dụ nước mắm thật ra chỉ có 3 thành phần gồm: cá, muối và nước; còn các hương liệu, màu tổng hợp hoặc các loại thành phần khác sẽ khiến cho sản phẩm không an toàn) cũng rất cần thiết.


Gia Lynh

– See more at: http://sggp.org.vn/xahoi/2016/5/421643/#sthash.8mHUN3EE.dpuf

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 90% nguyên nhân của việc não bộ hoạt động kém, mất cân bằng cảm xúc và các bệnh nan y là do dinh dưỡng không đúng cách và thiếu cân bằng trong cuộc sống. Vậy làm sao để cân bằng dinh dưỡng cho gia đình và con em mình là điều mà các bà nội trợ hiện đại đang trăn trở.
Cảnh báo
Chị Hương Tú (quận Bình Thạnh, TPHCM) kinh doanh thời trang, có hai con đang học lớp 8 và lớp 3, cho biết nhà chị gần chợ nên thường mua rau, thịt ở các cửa hàng quen và gần như tin cậy hoàn toàn vào người bán; nhưng kể từ khi đọc được thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm thì chị rối bời. Trước mắt, chị hạn chế cho các con ăn thịt, hải sản và thay vào đó là những bữa cơm rau được mua tại các cửa hàng VietGap hoặc cửa hàng rau sạch. Không yên tâm với các loại củ quả, chị phải nhờ người thân trên Đà Lạt gửi các loại củ, trái cây mua tại nhà vườn xuống cho gia đình ăn. Từ trước đến nay, chị không có một “chìa khóa” dinh dưỡng nào cho gia đình, gần như mua gì ăn nấy, không tính toán về cân bằng chế độ cho một ngày.

An toàn thực phẩm là trên hết

Chị Mai Hữu (quận Gò Vấp) làm thợ may và không được như chị Tú có rau sạch ở quê.  Chị Hữu cho biết, con chị đã lớn nên gần như gia đình chỉ gặp mặt nhau vào bữa tối, đa phần ăn ở các quán ăn đường phố. “Biết là trong số 20.000 quán ăn đường phố thì hết 1.400 quán vi phạm các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm (theo kiểm tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế TPHCM), nhưng làm sao được khi mà công việc và cuộc sống của chúng tôi quá chật vật, gần như chiếm hết thời gian nấu nướng và ăn tại nhà”, chị Hữu tâm sự.
Thỉnh thoảng chị Hữu cũng ra chợ hoặc siêu thị mua thực phẩm nấu bữa tối cho gia đình. “Dân thường như tôi không thể phân biệt được đâu là thực phẩm mất an toàn, do đó cứ thấy người ta mua thì mình cũng mua. Có một vài thực phẩm được báo chí phản ánh gắt gao như thịt heo ngâm hóa chất thành thịt bò hoặc hải sản tẩy trắng… thì chúng tôi tự kiểm tra kỹ hơn trước khi mua. Ngoài ra, chúng tôi chẳng biết cách nào để có một bữa ăn dinh dưỡng và an toàn cho gia đình và người thân”, chị Hữu bộc bạch.
Riêng chị Ngọc Nga, làm việc văn phòng ở cơ quan nhà nước nên lượng thông tin về thực phẩm an toàn chị đọc được rất nhiều, vì vậy chị hạn chế mọi thành viên trong gia đình dùng thức ăn đường phố và chọn những cửa hàng uy tín và nhìn sạch sẽ (theo mắt thường) để ăn uống; còn rau, thịt chị chọn mua ở các siêu thị. Gần đây gia đình chị đã đổi chế độ ăn, bớt thịt và ăn rau quả nhiều hơn.

Cần có chiến lược sức khỏe toàn diện

Trước thực trạng đáng báo động về vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng cho gia đình từ các bữa ăn, chúng ta sẽ làm gì để cân bằng cuộc sống, chọn đúng các loại thực phẩm tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm mà vẫn đủ chế độ dinh dưỡng cho con em và những người thân trong gia đình? Chuyên gia tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng Trần Lan Hương, tốt nghiệp Học viện Dinh dưỡng của Mỹ, cho biết để tránh những loại thực phẩm không an toàn cho sức khỏe, chúng ta có thể đa dạng phối hợp giữa đạm động vật và đạm thực vật và những “thức ăn từ đất đến đĩa, từ chuồng đến bàn ăn” là an toàn nhất cho bữa ăn gia đình.
“Tồn dư kháng sinh trong động vật nuôi còn nguy hiểm hơn cả chất tạo nạo. Để giảm nguy cơ nhiễm độc kháng sinh và đủ loại hóa chất khác trong cám công nghiệp, chúng ta nên giảm ăn đạm động vật nuôi công nghiệp (thịt, cá, tôm, sữa bò và trứng), chuyển sang ăn đa dạng các loại đạm thực vật từ đậu và hạt (hạn chế đậu nành chưa lên men như sữa đậu nành, đậu hũ), giá đỗ, vừng lạc, hạnh nhân, bí, hướng dương… Bên cạnh đó, tìm nguồn nuôi trồng đánh bắt thịt, cá, tôm sạch tại các chuỗi cửa hàng cung cấp như organica, green family, home food… hoặc các nhóm gia đình có trang trại”, chuyên gia Lan Hương nói thêm.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên chỉ ăn đạm thực vật (như người ăn chay) mà có thể đa dạng phối hợp các nhóm hạt, đậu, ngũ cốc, rau xanh và các loại trái cây giàu vitamin C như chanh, cam để đảm bảo cơ thể có đủ các loại đạm thiết yếu và dễ hấp thu sắt. Nếu tiêu thụ 400g rau ngót sẽ tương đương 100g thịt bò hoặc 400g giá đỗ = 100g thịt bò…
Trong môi trường sống như hiện nay một số hạt khi ăn cần ngâm trong nước khoảng 2 – 12 giờ để xử lý axit phytic, các enzyme và phản dưỡng chất, hình thành các dưỡng chất dễ hấp thu trong quá trình hạt chuẩn bị nảy mầm. Trong đó, đậu hạt và mè ngâm 8 giờ; gạo lứt 8 – 22 giờ; hạt hạnh nhân ngâm trong 8 giờ …
Trong thời buổi thức ăn công nghiệp bủa vây tứ phía cộng với các loại thực phẩm tươi không an toàn đang tràn lan thì việc chọn thực phẩm tốt, sạch, an toàn và đủ chất dinh dưỡng cho gia đình là việc làm cần thiết nhất, vì có sức khỏe tốt thì mới có một gia đình vững mạnh…
 Theo chuyên gia tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng Trần Lan Hương, các bà nội trợ có thể thay thế đạm động vật bằng đạm thực vật, ví dụ như thịt bò nạc có khoảng 18-20g đạm/100g thịt, còn hạt đậu phộng có 25g đạm và hạt bí là 33g đạm/100g hạt. Nên chọn nguồn thực phẩm sạch và đọc nhãn sản phẩm đối với các loại thức ăn chế biến (theo tiêu chí càng ít thành phần càng tốt. Ví dụ nước mắm thật ra chỉ có 3 thành phần gồm: cá, muối và nước; còn các hương liệu, màu tổng hợp hoặc các loại thành phần khác sẽ khiến cho sản phẩm không an toàn) cũng rất cần thiết.

Gia Lynh (SGGP)

Bình luận (0)