Hiện nay, nhà trường thường đào tạo theo kiểu ai học đủ môn, đủ tín chỉ, đủ điểm và đóng đủ học phí thì được cấp bằng chứ chưa quan tâm đến nhu cầu của doanh nghiệp…
Khi còn đi học, tôi đã nghe nhiều cụm từ “nhân lực thừa và thiếu”, “sinh viên mới ra trường làm việc trái ngành nghề”, “doanh nghiệp (DN) phải đào tạo lại sinh viên”… Sau khi ra trường làm việc, tôi thấy mọi thứ vẫn không thay đổi.
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM tìm việc tại Ngày hội việc làm do nhà trường và Báo Người Lao Động tổ chức ngày 2-10. Ảnh: NLĐ
Không có điểm chung
Nếu lao động là hàng hóa, nhà trường là người sản xuất, DN là người tiêu dùng thì nhà trường phải tìm hiểu nhu cầu của DN và đưa ra sản phẩm (sinh viên) đáp ứng được nhu cầu đó. Đây là điều cơ bản mà nhà trường đã dạy sinh viên nhưng trong thực tế, nhà trường cũng chưa làm được điều này mà thường đào tạo theo kiểu ai học đủ môn, đủ tín chỉ, đủ điểm và đóng đủ học phí thì được cấp bằng.
Về phía DN, họ không cần một sinh viên đọc vanh vách quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không mà chẳng làm được từng bước trong quy trình đó. Vì vậy, có thể nói nhiều sinh viên ra trường giống như những sản phẩm chưa hoàn thiện nên người tiêu dùng, tức DN, không sẵn lòng “mua” hoặc khi “mua” về lại phải điều chỉnh theo ý mình. Điều đó cho thấy nhà trường và DN chưa tìm được tiếng nói chung.
Giải quyết hai vấn đề lớn
Muốn thay đổi thực trạng này, theo tôi, phải làm rõ hai vấn đề mang tính cốt lõi. Thứ nhất, mỗi nhà trường cần xác định hướng đào tạo của mình, theo hướng nghiên cứu hay theo hướng ứng dụng. Sinh viên hiện nay, nếu được hỏi, cũng lơ mơ không biết thực sự mình đang học theo hướng nào, nghiên cứu thì chưa đủ tầm, ứng dụng thì không hiệu quả. Hướng đào tạo hiện nay là dàn trải, chung chung, môn nào cũng học lướt qua một ít nhưng không chuyên sâu, vì vậy, sinh viên gặp rất nhiều khó khăn nếu theo hướng nghiên cứu. Nhiều môn quá tỉ mỉ về lý thuyết nghiệp vụ mà thiếu tình huống thực tế, trong khi ở mỗi DN đều có quy trình hoặc nghiệp vụ riêng và không giống nhau hoàn toàn. Vì thế, sinh viên “bị đào tạo lại” để thích nghi với quy trình tại DN.
Thứ hai, cho dù đào tạo theo hướng nào, nhà trường nên tuyển lựa thí sinh ngay từ đầu vào thông qua phỏng vấn trực tiếp để tìm hiểu đúng khả năng, mục đích học tập và định hướng tương lai của từng thí sinh sau bài thi kiểm tra kiến thức. Thử hỏi hiện nay có trường nào có quy trình này hay không? Đây thực sự là một thiếu sót bởi không ít sinh viên học theo ý gia đình, theo “phong trào”, theo điểm cho dễ đậu… Kết quả là học xong, ra trường, họ lại đi làm công việc mình thích, dẫn đến làm trái ngành nghề.
Doanh nghiệp cũng phải xem lại mình
Về phía DN, đa số còn rất dè dặt với sinh viên mới tốt nghiệp. Họ không mặn mà nhận người mới ra trường vì không có kinh nghiệm thực tế, sợ làm hỏng việc, mất thời gian; thậm chí sợ là người của đối tác “cài vào”, sợ bị phát hiện bí mật của DN … Đào tạo của DN thực chất là tạo điều kiện cho nhân viên mới tiếp cận, tìm hiểu và thực hiện nghiệp vụ, công việc cụ thể của một vị trí, bộ phận, thường kéo dài từ 1 – 3 tháng, gọi là giai đoạn định hướng, thử việc. Đây là quá trình cần thiết cho một nhân viên mới mà bộ phận nhân sự phải thực hiện vì lợi ích của DN, chứ không thể xem là “đào tạo lại” vì lý do nhà trường đào tạo kém.
Rõ ràng, giữa nhà trường và DN vẫn chưa gặp nhau. Đó là lý do vấn đề “đào tạo – sử dụng lao động” không phải là vấn đề mới nhưng mãi vẫn không có hướng giải quyết triệt để. Hy vọng từ diễn đàn này và hội thảo về hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao do ĐH Quốc gia TPHCM và Báo Người Lao Động tổ chức sẽ có sự thay đổi, sự chủ động xích lại với nhau giữa nhà trường và DN.
Trong khi chờ sự thay đổi từ phía nhà trường hay DN, mỗi sinh viên hãy chủ động trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng cần thiết. Cơ hội là do mình tạo ra, phải tự đi tìm thứ mình cần thay vì chờ đợi người khác mang đến. Hãy tham gia các sân chơi học thuật, đăng ký các suất học bổng, làm công việc bán thời gian, tham gia hoạt động của trường lớp, nghiên cứu khoa học, gia nhập các câu lạc bộ… để mở rộng mối quan hệ và cũng là tạo cơ hội cho chính mình.
Nếu lao động là hàng hóa, nhà trường là người sản xuất, DN là người tiêu dùng thì nhà trường phải tìm hiểu nhu cầu của DN và đưa ra sản phẩm (sinh viên) đáp ứng được nhu cầu đó. Đây là điều cơ bản mà nhà trường đã dạy sinh viên nhưng trong thực tế, nhà trường cũng chưa làm được điều này mà thường đào tạo theo kiểu ai học đủ môn, đủ tín chỉ, đủ điểm và đóng đủ học phí thì được cấp bằng.
Về phía DN, họ không cần một sinh viên đọc vanh vách quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không mà chẳng làm được từng bước trong quy trình đó. Vì vậy, có thể nói nhiều sinh viên ra trường giống như những sản phẩm chưa hoàn thiện nên người tiêu dùng, tức DN, không sẵn lòng “mua” hoặc khi “mua” về lại phải điều chỉnh theo ý mình. Điều đó cho thấy nhà trường và DN chưa tìm được tiếng nói chung.
Giải quyết hai vấn đề lớn
Muốn thay đổi thực trạng này, theo tôi, phải làm rõ hai vấn đề mang tính cốt lõi. Thứ nhất, mỗi nhà trường cần xác định hướng đào tạo của mình, theo hướng nghiên cứu hay theo hướng ứng dụng. Sinh viên hiện nay, nếu được hỏi, cũng lơ mơ không biết thực sự mình đang học theo hướng nào, nghiên cứu thì chưa đủ tầm, ứng dụng thì không hiệu quả. Hướng đào tạo hiện nay là dàn trải, chung chung, môn nào cũng học lướt qua một ít nhưng không chuyên sâu, vì vậy, sinh viên gặp rất nhiều khó khăn nếu theo hướng nghiên cứu. Nhiều môn quá tỉ mỉ về lý thuyết nghiệp vụ mà thiếu tình huống thực tế, trong khi ở mỗi DN đều có quy trình hoặc nghiệp vụ riêng và không giống nhau hoàn toàn. Vì thế, sinh viên “bị đào tạo lại” để thích nghi với quy trình tại DN.
Thứ hai, cho dù đào tạo theo hướng nào, nhà trường nên tuyển lựa thí sinh ngay từ đầu vào thông qua phỏng vấn trực tiếp để tìm hiểu đúng khả năng, mục đích học tập và định hướng tương lai của từng thí sinh sau bài thi kiểm tra kiến thức. Thử hỏi hiện nay có trường nào có quy trình này hay không? Đây thực sự là một thiếu sót bởi không ít sinh viên học theo ý gia đình, theo “phong trào”, theo điểm cho dễ đậu… Kết quả là học xong, ra trường, họ lại đi làm công việc mình thích, dẫn đến làm trái ngành nghề.
Doanh nghiệp cũng phải xem lại mình
Về phía DN, đa số còn rất dè dặt với sinh viên mới tốt nghiệp. Họ không mặn mà nhận người mới ra trường vì không có kinh nghiệm thực tế, sợ làm hỏng việc, mất thời gian; thậm chí sợ là người của đối tác “cài vào”, sợ bị phát hiện bí mật của DN … Đào tạo của DN thực chất là tạo điều kiện cho nhân viên mới tiếp cận, tìm hiểu và thực hiện nghiệp vụ, công việc cụ thể của một vị trí, bộ phận, thường kéo dài từ 1 – 3 tháng, gọi là giai đoạn định hướng, thử việc. Đây là quá trình cần thiết cho một nhân viên mới mà bộ phận nhân sự phải thực hiện vì lợi ích của DN, chứ không thể xem là “đào tạo lại” vì lý do nhà trường đào tạo kém.
Rõ ràng, giữa nhà trường và DN vẫn chưa gặp nhau. Đó là lý do vấn đề “đào tạo – sử dụng lao động” không phải là vấn đề mới nhưng mãi vẫn không có hướng giải quyết triệt để. Hy vọng từ diễn đàn này và hội thảo về hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao do ĐH Quốc gia TPHCM và Báo Người Lao Động tổ chức sẽ có sự thay đổi, sự chủ động xích lại với nhau giữa nhà trường và DN.
Trong khi chờ sự thay đổi từ phía nhà trường hay DN, mỗi sinh viên hãy chủ động trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng cần thiết. Cơ hội là do mình tạo ra, phải tự đi tìm thứ mình cần thay vì chờ đợi người khác mang đến. Hãy tham gia các sân chơi học thuật, đăng ký các suất học bổng, làm công việc bán thời gian, tham gia hoạt động của trường lớp, nghiên cứu khoa học, gia nhập các câu lạc bộ… để mở rộng mối quan hệ và cũng là tạo cơ hội cho chính mình.
(Trần Mỹ Ngọc, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản Jica)
(Theo NLĐ)
(Theo NLĐ)
Bình luận (0)