Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Học ngành cấp thoát nước ở đâu?

Tạp Chí Giáo Dục

– Cho em hỏi, em hiện đang là sinh viên ĐH Thủy Lợi, và năm sau em có nguyện vọng muốn thi vào một trường ĐH khác, vậy em cần làm thêm những hồ sơ gì khác so với năm học lớp 12 không ạ? Em biết là phải xin chứng nhận của trường đang học, nhưng em không biết là em có cần xin thêm chứng nhận của địa phương nữa không ạ?
Nguyễn Hoàng Hà
314 Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh, TPHCM
Nếu em muốn dự thi vào một trường ĐH khác thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Hiệu trưởng trường mà em đang học. Nếu không, kết quả tuyển sinh của em sẽ không được công nhận.  Nếu không có thủ tục này, xem như em là TS tự do.
Em phải xác định rõ việc thay đổi ngành học/trường học do nguyên nhân nào để có quyết định chính xác, sau khi quyết định rồi thì quyết tâm với sự lựa chọn của mình để đỡ lãng phí thời gian, tiền bạc… của bản thân, gia đình và xã hội.
– Em nghe nói năm nay khung điểm ưu tiên cho thí sinh thi ĐH, CĐ sẽ thay đổi, cho em hỏi thay đổi như thế nào?
hoaiminhgiang_vuive@…
Về cơ bản, khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh không thay đổi. Còn đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng được phép lớn hơn 1 điểm, nhưng không quá 1,5 điểm, để số thí sinh trúng tuyển là người dân tộc thiểu số đạt tỉ lệ cần thiết.
Đối với các trường được giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ sử dụng và các trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho địa phương, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các khu vực được phép lớn hơn 0,5 điểm, nhưng không quá 1 điểm để tuyển đủ chỉ tiêu được giao.
– Em muốn thi vào ĐH An Giang ngành Phát triển nông thôn, cho em hỏi ngành này đào tạo những gì, ra trường làm việc ở đâu?
Trần Minh Tánh lớp 12 Trường THPT BC Đức Trí
thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang
Chuyên ngành phát triển nông thôn của Trường ĐH An Giang đào tạo kỹ sư có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực liên quan đến phát triển nông thôn; có đủ năng lực tự học để tiếp tục nâng cao trình độ, mở rộng kiến thức nhằm thích nghi tốt với nhu cầu đổi mới của đất nước. Có đủ năng lực để tổ chức và quản lý các loại hình sản xuất trong cộng đồng; có khả năng để truyền đạt thông tin, chuyển giao các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất; có năng lực nghiên cứu tìm ra các giải pháp tác động vào cộng đồng góp phần nâng cao đời sống và phát triển năng lực của cộng đồng ở nông thôn.
SV tốt nghiệp có khả năng làm việc ở các sở, ban, ngành các tỉnh; các tổ chức khuyến nông, khuyến ngư, nghiên cứu thị trường, điều hành sản xuất trong các cơ sở sản xuất có liên quan đến nông thôn thuộc mọi thành phần kinh tế.
SV có thể tham gia vào các nghiệp vụ kinh tế mà mình yêu thích phù hợp với ngành nghề mình sẽ tham gia công tác sau này.
Theo SGGP

Bình luận (0)