Trường học thân thiện với môi trường. Ảnh: B.V |
LTS: Nhân dịp Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo về “Chỉ đạo, quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông” ngày hôm nay, 3/1/2009 tại tỉnh Nghệ An dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, GS Nguyễn Thiện Nhân; xin được trân trọng giới thiệu bài viết dưới đây của Thường trực Ban chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”:
Trong cuốn “Sổ tay Trường học thân thiện, học sinh tích cực” (do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn và phát hành tháng 10/2008) đã viết: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực chính là sự cụ thể hoá của yêu cầu “Dạy tốt, học tốt” trong hoàn cảnh hiện nay. Dạy tốt không chỉ là hoạt động của các cá nhân giáo viên, mà còn là hoạt động của tập thể thầy cô, là sự tham gia của gia đình, đoàn thể vào quá trình sư phạm, là tạo môi trường thân thiện cho các em. Dạy tốt không chỉ là nói cho các em nghe, chỉ cho các em làm mà còn là tạo điều kiện để các em nói, để các em tự đề xuất việc cần làm và tự làm. Dạy và học tốt không chỉ là dạy qua sách vở, mà còn qua thực hành, không chỉ hiểu biết mà còn làm, thực hành kỹ năng sống, tìm hiểu các di tích văn hoá, lịch sử. Dạy tốt, học tốt không chỉ có thầy cô là người dạy, mà chính các em, qua các hoạt động tích cực trong học tập, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội mà tự giúp nhau trưởng thành, tự rèn luyện. Các em học sinh không chỉ là đối tượng cần được giáo dục mà thông qua hoạt động tích cực của các em, các em chính là những người nuôi dưỡng và phổ biến văn hoá dân tộc, truyền thống cách mạng của đất nước. Các em cũng là chủ thể của quá trình giáo dục xã hội”.
Cuốn sổ tay đã thể hiện những gợi ý và giải pháp rất cụ thể nhằm hỗ trợ cho công tác chỉ đạo, quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nói riêng, phong trào thi đua nói chung. Đó là:
1/ Thể hiện qua yêu cầu: Một trong năm yêu cầu của phong trào thi đua là “phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế”.
2/ Thể hiện qua nội dung: Nội dung thứ hai trong 5 nội dung của chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, đã nêu : “Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập:
– Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh.
– Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao”.
3/ Thể hiện qua một số gợi ý, giải pháp, hướng dẫn cụ thể trong Phần Hỏi – Đáp cuốn Sổ tay:
1/ Nhà trường trong công tác chỉ đạo, quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học:
– Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các Dự án của Bộ, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý Giáo dục giới thiệu tài liệu, phương tiện nghe nhìn và tổ chức tập huấn về đổi mới phương pháp dạy và học cho giáo viên, nhân các điển hình giáo viên giỏi của trường và địa phương cho các thầy cô của mỗi trường.
– Xây dựng một số băng hình tiết dạy hoặc hoạt động ngoại khóa, lồng ghép nội dung dạy kiến thức với giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương.
– Động viên giáo viên sưu tầm tài liệu, sách báo, tra cứu thông tin trên mạng Internet (ở nơi có điều kiện) để xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ giảng dạy và học tập, nghiên cứu, đề xuất sáng kiến về đổi mới phương pháp dạy học. Nâng cao chất lượng dạy học. Nơi có điều kiện thì khuyến khích giáo viên khai thác thông tin trên Internet, có thể khai thác tư liệu ở một số trang web như http://www.moet.gov.vn/ (trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo); http://www.giaovien.net; http://vi.wikipedia.org (bách khoa toàn thư có nội dung mở); http://vi.wiktionary.org (từ điển có nội dung mở); http://vi.wikibooks.org (tủ sách mở),…
– Khuyến khích giáo viên các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Nhạc, Mỹ thuật đưa vào bài giảng các nội dung hoặc yêu cầu bài tập gắn với các di tích văn hoá lịch sử ở địa phương, có thể tổ chức học chính khóa hoặc hoạt động ngoại khóa cho học sinh ngay tại khu di tích.Vì vậy làm tốt phong trào thi đua này sẽ làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và việc học của học sinh, việc dạy của thầy cô sẽ hiệu quả hơn.
– Cải tiến nội dung dạy học và các hoạt động giáo dục cho phù hợp với nhu cầu và cuộc sống của học sinh tại địa phương, trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc và yêu cầu mà Bộ đã quy định và hướng dẫn.
– Có sự phân phối thời gian thích hợp cho các loại hoạt động trong quá trình thực hiện kế hoạch dạy học đã quy định.
2/ Tôn trọng vai trò cùng tham gia của học sinh. Đẩy mạnh việc động viên khích lệ học sinh kịp thời:
– Động viên khích lệ học sinh phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện, đặc biệt là khích lệ kịp thời đối với học sinh yếu kém khi các em có sự tiến bộ dù là rất nhỏ.
– Khuyến khích, hướng dẫn học sinh giúp đỡ nhau trong học tập, học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém. Động viên các em mạnh dạn đề xuất các ý kiến, sáng kiến của mình trong học tập. Rèn cho các em có thói quen tự học, tự nghiên cứu, tìm hiểu thêm tài liệu ngoài bài giảng của giáo viên ở trường. Nơi có điều kiện thì nên hướng dẫn học sinh tìm kiếm tư liệu bổ ích trên Internet, giới thiệu và hướng dẫn các em khai thác một số trang web như http://www.moet.gov.vn (trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo); http://vi.wikipedia.org (bách khoa toàn thư có nội dung mở); http://vi.wiktionary.org (từ điển có nội dung mở); http://vi.wikibooks.org (tủ sách mở),… để hỗ trợ cho việc học trên lớp và làm cho học sinh hứng thú học tập hơn.
– Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du lịch”. Có sự vận dụng linh hoạt về thời lượng, nội dung, cách thức tổ chức để đảm bảo thực hiện hài hòa giữa các hoạt động học tập, vui chơi, chăm sóc các di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương.
– Tổ chức dạy và học phù hợp với điều kiện vùng miền và gắn liền với bản sắc văn hóa của dân tộc, của địa phương. Đây chính là các hoạt động phát huy cao độ tính tích cực của học sinh trong việc tự giáo dục và góp phần bảo tồn, phát huy truyền thống văn hoá, lịch sử địa phương và quốc gia trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Thông qua hoạt động tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích văn hoá lịch sử ở địa phương mà làm cho việc dạy các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân trở nên sống động và hiệu quả hơn, học gắn với thực tiễn chứ không chỉ qua sách vở.
– Tích cực học tập, tự tin, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình trong các cuộc thảo luận ở nhóm, lớp hoặc trong các tiết học.
– Lựa chọn môn thể thao (như cầu lông, bóng đá, bóng bàn, đá cầu,…) hay trò chơi dân gian mà mình yêu thích để đề xuất với lớp hoặc các tổ chức đội, đoàn thanh
– Thực hiện Chương trình “Học từ thiên nhiên”, các đoàn trường, Liên đội phối hợp với giáo viên bộ môn tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động dã ngoại gắn với các môn học như: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Giáo dục quốc phòng, Sinh học… và Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
– Vận động và tạo điều kiện về vật chất (cấp sách, vở, dụng cụ học tập) để mọi học sinh trong độ tuổi được đến trường. Động viên, khích lệ kịp thời sự tiến bộ (dù là rất nhỏ) của những em học sinh yếu kém hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
3/ Giới thiệu và phổ biến kịp thời những kinh nghiệm, sáng kiến hay trên các phương tiện thông tin truyền thông:
– Chú trọng việc phát hiện, biểu dương và phổ biến kịp thời các gương người tốt, việc tốt, những kinh nghiệm, sáng kiến hay trong quá trình triển khai phong trào thi đua cũng như các hoạt động khác của ngành.
– Giới thiệu các điển hình trường học từng cấp ở tỉnh, huyện nhà và ngoài tỉnh làm tốt phong trào để các thầy cô và học sinh tham khảo, bình luận và chọn cách làm phù hợp cho mình.
4/ Tham khảo và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo kinh nghiệm của các trường, các địa phương khác cũng như một số nước trên thế giới.
Có thể xem thêm phần "Một vài hình ảnh và tư liệu về tính thân thiện và tích cực trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam và nước ngoài” có trong cuốn sổ tay:
– Các hoạt động tập thể trong học tập, rèn luyện
– Một số mô hình hoạt động các câu lạc bộ ngoại khóa
– Chương trình phát triển nhân cách cho học sinh
– Câu lạc bộ hùng biện
– Câu lạc bộ thể thao và nghệ thuật
– Các hoạt động trao đổi văn hóa
– Tổ chức các sự kiện trong trường học
– Sự gắn kết của trường học và cộng đồng
– Khuyến nghị tăng hoạt động rèn luyện sức khỏe
5/ Coi trong thực chất, đổi mới công tác đánh giá và khen thưởng:
– Phần thưởng lớn nhất đối với các trường, với các em học sinh khi thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là niềm vui đến trường của các em, là hiệu quả và chất lượng giáo dục, là sự trưởng thành về nhân cách của các em, là niềm vui của gia đình, là niềm tin của xã hội đối với nhà trường và ngành giáo dục.
Sự đánh giá chính xác nhất đối với nhà trường khi tham gia phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” chính là sự thừa nhận của học sinh nhà trường, của các thầy cô giáo trong trường về việc trường đã đạt được 5 nội dung ở mức nào, bằng cách nào.
Như vậy, việc đánh giá kết quả phong trào thi đua ở mỗi trường cần đối chiếu với tình hình của trường trước khi triển khai phong trào thi đua, hoặc trước mỗi đầu năm học, đối chiếu với 5 nội dung của phong trào, nhà trường đã chọn mức phấn đấu cho từng năm học thế nào theo tinh thần: mỗi năm học tạo sự chuyển biến, tiến bộ thực sự ở một số nội dung, phát huy tối đa khả năng của nhà trường và xã hội, nhưng không chạy theo “bệnh thành tích”. Trường nào có điều kiện “xuất phát” khó khăn, nhưng đạt được tiến bộ cụ thể, có cách làm hiệu quả, sáng tạo, đã tự nâng mình lên qua mỗi năm học đều xứng đáng được đánh giá cao và khen thưởng. Có thể nói đơn giản, việc đánh giá phong trào thi đua ở mỗi cơ sở theo tiêu chí 5 + 1: 5 nội dung phong trào thi đua cộng cách làm thế nào (chủ động, hiệu quả, sáng tạo).
Kết luận: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực với 5 nội dung là một phong trào thi đua nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, tạo môi trường giáo dục khuyến khích học tập và dạy học hiệu quả, thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt nhấn mạnh giáo dục nhân cách văn hoá Việt Nam và coi các em học sinh chính là những người gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá lịch sử Việt Nam cho cộng đồng xã hội. Chú trọng vào chiều sâu chuyên môn là mục tiêu, yêu cầu, nội dung trọng tâm của phong trào thi đua, góp phần quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Nguyễn Hữu Châu: “Rút bớt chỉ tiêu trong Chiến lược phát triển GD không phải “xoá bỏ” mà giữ lại những gì có căn cứ để thực hiện”
Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009- 2020 đang được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học giáo dục, các tổ chức xã hội và dư luận rộng rãi. Mới đây Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Nguyễn Hữu Châu đã trả lời phỏng vấn về một số khía cạnh liên quan đến nội dung của Chiến lược quan trọng này.
Trong cuốn “Sổ tay Trường học thân thiện, học sinh tích cực” (do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn và phát hành tháng 10/2008) đã viết: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực chính là sự cụ thể hoá của yêu cầu “Dạy tốt, học tốt” trong hoàn cảnh hiện nay. Dạy tốt không chỉ là hoạt động của các cá nhân giáo viên, mà còn là hoạt động của tập thể thầy cô, là sự tham gia của gia đình, đoàn thể vào quá trình sư phạm, là tạo môi trường thân thiện cho các em. Dạy tốt không chỉ là nói cho các em nghe, chỉ cho các em làm mà còn là tạo điều kiện để các em nói, để các em tự đề xuất việc cần làm và tự làm. Dạy và học tốt không chỉ là dạy qua sách vở, mà còn qua thực hành, không chỉ hiểu biết mà còn làm, thực hành kỹ năng sống, tìm hiểu các di tích văn hoá, lịch sử. Dạy tốt, học tốt không chỉ có thầy cô là người dạy, mà chính các em, qua các hoạt động tích cực trong học tập, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội mà tự giúp nhau trưởng thành, tự rèn luyện. Các em học sinh không chỉ là đối tượng cần được giáo dục mà thông qua hoạt động tích cực của các em, các em chính là những người nuôi dưỡng và phổ biến văn hoá dân tộc, truyền thống cách mạng của đất nước. Các em cũng là chủ thể của quá trình giáo dục xã hội”.
Cuốn sổ tay đã thể hiện những gợi ý và giải pháp rất cụ thể nhằm hỗ trợ cho công tác chỉ đạo, quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nói riêng, phong trào thi đua nói chung. Đó là:
1/ Thể hiện qua yêu cầu: Một trong năm yêu cầu của phong trào thi đua là “phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế”.
2/ Thể hiện qua nội dung: Nội dung thứ hai trong 5 nội dung của chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, đã nêu : “Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập:
– Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh.
– Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao”.
3/ Thể hiện qua một số gợi ý, giải pháp, hướng dẫn cụ thể trong Phần Hỏi – Đáp cuốn Sổ tay:
1/ Nhà trường trong công tác chỉ đạo, quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học:
– Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các Dự án của Bộ, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý Giáo dục giới thiệu tài liệu, phương tiện nghe nhìn và tổ chức tập huấn về đổi mới phương pháp dạy và học cho giáo viên, nhân các điển hình giáo viên giỏi của trường và địa phương cho các thầy cô của mỗi trường.
– Xây dựng một số băng hình tiết dạy hoặc hoạt động ngoại khóa, lồng ghép nội dung dạy kiến thức với giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương.
– Động viên giáo viên sưu tầm tài liệu, sách báo, tra cứu thông tin trên mạng Internet (ở nơi có điều kiện) để xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ giảng dạy và học tập, nghiên cứu, đề xuất sáng kiến về đổi mới phương pháp dạy học. Nâng cao chất lượng dạy học. Nơi có điều kiện thì khuyến khích giáo viên khai thác thông tin trên Internet, có thể khai thác tư liệu ở một số trang web như http://www.moet.gov.vn/ (trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo); http://www.giaovien.net; http://vi.wikipedia.org (bách khoa toàn thư có nội dung mở); http://vi.wiktionary.org (từ điển có nội dung mở); http://vi.wikibooks.org (tủ sách mở),…
– Khuyến khích giáo viên các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Nhạc, Mỹ thuật đưa vào bài giảng các nội dung hoặc yêu cầu bài tập gắn với các di tích văn hoá lịch sử ở địa phương, có thể tổ chức học chính khóa hoặc hoạt động ngoại khóa cho học sinh ngay tại khu di tích.Vì vậy làm tốt phong trào thi đua này sẽ làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và việc học của học sinh, việc dạy của thầy cô sẽ hiệu quả hơn.
– Cải tiến nội dung dạy học và các hoạt động giáo dục cho phù hợp với nhu cầu và cuộc sống của học sinh tại địa phương, trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc và yêu cầu mà Bộ đã quy định và hướng dẫn.
– Có sự phân phối thời gian thích hợp cho các loại hoạt động trong quá trình thực hiện kế hoạch dạy học đã quy định.
2/ Tôn trọng vai trò cùng tham gia của học sinh. Đẩy mạnh việc động viên khích lệ học sinh kịp thời:
– Động viên khích lệ học sinh phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện, đặc biệt là khích lệ kịp thời đối với học sinh yếu kém khi các em có sự tiến bộ dù là rất nhỏ.
– Khuyến khích, hướng dẫn học sinh giúp đỡ nhau trong học tập, học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém. Động viên các em mạnh dạn đề xuất các ý kiến, sáng kiến của mình trong học tập. Rèn cho các em có thói quen tự học, tự nghiên cứu, tìm hiểu thêm tài liệu ngoài bài giảng của giáo viên ở trường. Nơi có điều kiện thì nên hướng dẫn học sinh tìm kiếm tư liệu bổ ích trên Internet, giới thiệu và hướng dẫn các em khai thác một số trang web như http://www.moet.gov.vn (trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo); http://vi.wikipedia.org (bách khoa toàn thư có nội dung mở); http://vi.wiktionary.org (từ điển có nội dung mở); http://vi.wikibooks.org (tủ sách mở),… để hỗ trợ cho việc học trên lớp và làm cho học sinh hứng thú học tập hơn.
– Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du lịch”. Có sự vận dụng linh hoạt về thời lượng, nội dung, cách thức tổ chức để đảm bảo thực hiện hài hòa giữa các hoạt động học tập, vui chơi, chăm sóc các di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương.
– Tổ chức dạy và học phù hợp với điều kiện vùng miền và gắn liền với bản sắc văn hóa của dân tộc, của địa phương. Đây chính là các hoạt động phát huy cao độ tính tích cực của học sinh trong việc tự giáo dục và góp phần bảo tồn, phát huy truyền thống văn hoá, lịch sử địa phương và quốc gia trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Thông qua hoạt động tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích văn hoá lịch sử ở địa phương mà làm cho việc dạy các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân trở nên sống động và hiệu quả hơn, học gắn với thực tiễn chứ không chỉ qua sách vở.
– Tích cực học tập, tự tin, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình trong các cuộc thảo luận ở nhóm, lớp hoặc trong các tiết học.
– Lựa chọn môn thể thao (như cầu lông, bóng đá, bóng bàn, đá cầu,…) hay trò chơi dân gian mà mình yêu thích để đề xuất với lớp hoặc các tổ chức đội, đoàn thanh
– Thực hiện Chương trình “Học từ thiên nhiên”, các đoàn trường, Liên đội phối hợp với giáo viên bộ môn tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động dã ngoại gắn với các môn học như: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Giáo dục quốc phòng, Sinh học… và Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
– Vận động và tạo điều kiện về vật chất (cấp sách, vở, dụng cụ học tập) để mọi học sinh trong độ tuổi được đến trường. Động viên, khích lệ kịp thời sự tiến bộ (dù là rất nhỏ) của những em học sinh yếu kém hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
3/ Giới thiệu và phổ biến kịp thời những kinh nghiệm, sáng kiến hay trên các phương tiện thông tin truyền thông:
– Chú trọng việc phát hiện, biểu dương và phổ biến kịp thời các gương người tốt, việc tốt, những kinh nghiệm, sáng kiến hay trong quá trình triển khai phong trào thi đua cũng như các hoạt động khác của ngành.
– Giới thiệu các điển hình trường học từng cấp ở tỉnh, huyện nhà và ngoài tỉnh làm tốt phong trào để các thầy cô và học sinh tham khảo, bình luận và chọn cách làm phù hợp cho mình.
4/ Tham khảo và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo kinh nghiệm của các trường, các địa phương khác cũng như một số nước trên thế giới.
Có thể xem thêm phần "Một vài hình ảnh và tư liệu về tính thân thiện và tích cực trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam và nước ngoài” có trong cuốn sổ tay:
– Các hoạt động tập thể trong học tập, rèn luyện
– Một số mô hình hoạt động các câu lạc bộ ngoại khóa
– Chương trình phát triển nhân cách cho học sinh
– Câu lạc bộ hùng biện
– Câu lạc bộ thể thao và nghệ thuật
– Các hoạt động trao đổi văn hóa
– Tổ chức các sự kiện trong trường học
– Sự gắn kết của trường học và cộng đồng
– Khuyến nghị tăng hoạt động rèn luyện sức khỏe
5/ Coi trong thực chất, đổi mới công tác đánh giá và khen thưởng:
– Phần thưởng lớn nhất đối với các trường, với các em học sinh khi thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là niềm vui đến trường của các em, là hiệu quả và chất lượng giáo dục, là sự trưởng thành về nhân cách của các em, là niềm vui của gia đình, là niềm tin của xã hội đối với nhà trường và ngành giáo dục.
Sự đánh giá chính xác nhất đối với nhà trường khi tham gia phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” chính là sự thừa nhận của học sinh nhà trường, của các thầy cô giáo trong trường về việc trường đã đạt được 5 nội dung ở mức nào, bằng cách nào.
Như vậy, việc đánh giá kết quả phong trào thi đua ở mỗi trường cần đối chiếu với tình hình của trường trước khi triển khai phong trào thi đua, hoặc trước mỗi đầu năm học, đối chiếu với 5 nội dung của phong trào, nhà trường đã chọn mức phấn đấu cho từng năm học thế nào theo tinh thần: mỗi năm học tạo sự chuyển biến, tiến bộ thực sự ở một số nội dung, phát huy tối đa khả năng của nhà trường và xã hội, nhưng không chạy theo “bệnh thành tích”. Trường nào có điều kiện “xuất phát” khó khăn, nhưng đạt được tiến bộ cụ thể, có cách làm hiệu quả, sáng tạo, đã tự nâng mình lên qua mỗi năm học đều xứng đáng được đánh giá cao và khen thưởng. Có thể nói đơn giản, việc đánh giá phong trào thi đua ở mỗi cơ sở theo tiêu chí 5 + 1: 5 nội dung phong trào thi đua cộng cách làm thế nào (chủ động, hiệu quả, sáng tạo).
Kết luận: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực với 5 nội dung là một phong trào thi đua nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, tạo môi trường giáo dục khuyến khích học tập và dạy học hiệu quả, thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt nhấn mạnh giáo dục nhân cách văn hoá Việt Nam và coi các em học sinh chính là những người gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá lịch sử Việt Nam cho cộng đồng xã hội. Chú trọng vào chiều sâu chuyên môn là mục tiêu, yêu cầu, nội dung trọng tâm của phong trào thi đua, góp phần quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
Theo GD&TĐ
Bình luận (0)