Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tự điều chỉnh lại hành vi

Tạp Chí Giáo Dục

Học sinh cảm thấy thoải mái trong các buổi sinh hoạt dưới cờ (ảnh minh họa)

1. Hộp thư “Điều em muốn nói” hiện nay không còn xa lạ đối với các bạn học sinh trong nhà trường. Quả thật hữu ích khi được lắng nghe những tâm tư tình cảm, những thắc mắc lo âu, những vấn đề nan giải, những sắc thái khác nhau… của các bạn dành cho tất cả mọi người; đặc biệt đối với cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường. Hộp thư “Điều em muốn nói với cô hiệu trưởng” là một sáng kiến tôi cho là có ý nghĩa. Cô Bích Ngọc hẳn là người có tâm đối với sự nghiệp trồng người.
Là một hiệu trưởng như cô chắc không bao giờ chờ đợi những lời khen tặng sáo rỗng, những điều không tốt của cấp dưới đến từ hộp thư. Nay đọc được một thư trong chiếc phong bì rất trịnh trọng, mặt cô bỗng biến sắc – hiệu quả là đây, ý nghĩa là đây, sâu sắc là đây.
Nếu là cô Bích Ngọc trong tình huống này, đọc xong mặt tôi chắc hẳn cũng trở nên khác thường! Nhưng là một người có văn hóa lại là đầu tàu một đơn vị giáo dục tôi không chọn cách giải quyết ab. Tôi sẽ chọn phương án e như sau:
Uống một tách nước trà, nhắm mắt, thả lỏng người lấy lại trạng thái cân bằng, tiếp tục công việc chung. Đem lá thư về buổi tối suy ngẫm, lục tìm trong trí nhớ xem ngoài hai điều bạn học sinh muốn nói, mình còn hành vi nào chưa đúng. Trở lại nội dung bức thư tôi thầm cảm ơn bạn nhỏ. Bản thân tôi phải hát quốc ca mỗi lúc chào cờ để làm gương cho các em chứ, vậy mà tôi đã quên. Không một lời biện hộ, tôi tự điều chỉnh hành vi của mình ngay sáng thứ hai tới.
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui không chỉ ưu tiên dành riêng cho các bạn nhỏ – đó cũng là điều mỗi giáo viên chúng ta tạo ra mỗi ngày đến trường để đem lại niềm thương yêu, hạnh phúc cho các em.
Tự phê bình và phê bình để cùng nhau tốt hơn. Tôi không chỉ thực hiện công việc này trong chi bộ, trong phòng họp đơn vị mà chắc hẳn tôi phải suy nghĩ thật nhiều để đưa ra một tác phẩm có nội dung thực hiện Luật Giao thông đường bộ. Trong một buổi chào cờ, chính tôi sẽ kể chuyện và tự phê bình trước học sinh của mình (…đây là điều cô hối hận và ăn năn mãi…). Một câu chuyện nhẹ nhàng, có nhân vật cụ thể, mang ý nghĩa giáo dục và giải đáp điều mà bạn học sinh muốn nói. Các bạn có đồng ý với tôi không?
2. Cuộc vận động xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực ngày càng làm cho các mối quan hệ giữa con người và con người trở nên gần gũi hơn, thân ái hơn và luôn đầy thiện cảm. Vậy cớ gì bản thân ta không vui và không vận động mọi người cùng chung xây dựng trường học thân thiện. Người thầy thay đổi phương pháp giảng dạy, tổ chức hình thức học tập sao cho các em hứng thú, khơi gợi tinh thần tích cực học tập, chủ động, sáng tạo của các em. 
Nguyễn Lê Mỹ An Nhì
(Trường TH Kim Đồng, Gò Vấp, TP.HCM)
* Tựa do tòa soạn đặt

Bình luận (0)