Lãnh đạo Bộ GD-ĐT trao cờ “Đơn vị tiêu biểu xuất sắc năm học 2014-2015” cho ThS. Dương Văn Thư, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Cần Giờ (thứ 2 từ trái qua) |
Cần Giờ là một huyện nghèo nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 50km. Được sự quan tâm của UBND TP và các sở/ngành liên quan, huyện Cần Giờ đã từng bước “thay da đổi thịt” về kinh tế – văn hóa và dân sinh, qua đó giúp cho ngành GD-ĐT huyện cũng phát triển không ngừng.
Lãnh đạo TP và huyện Cần Giờ khánh thành Trường TH Bình Khánh |
Ông Nguyễn Văn Đua (nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM) và ông Lê Hồng Sơn (Giám đốc Sở GD-ĐT TP) trồng cây lưu niệm tại Trường TH Vàm Sát |
Trên cơ sở quy hoạch mạng lưới trường lớp đến năm 2020, ngành GD-ĐT huyện đã tích cực tham mưu đổi mới cơ chế, thúc đẩy quy trình xây dựng trường lớp, góp phần quan trọng phục vụ yêu cầu học tập ngày càng cao của con em Nhân dân. Song song đó đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tích cực tham mưu UBND huyện cho phép thành lập các trường ngoài công lập ở những địa bàn cần thiết.
Ông Nguyễn Quyết Thắng, Bí thư Huyện ủy Cần Giờ, cho biết: “Huyện Cần Giờ đang được Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới TP đề nghị Trung ương công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tiêu chí giáo dục được huyện hết sức quan tâm bởi GD-ĐT huyện nhà phát triển sẽ giúp cho đội ngũ nguồn nhân lực của huyện đáp ứng được nhu cầu CNH-HĐH. Đồng thời, góp phần vào mục tiêu phát triển GD-ĐT của TP và cả nước”.
|
Tính đến tháng 6-2015, ngành GD-ĐT huyện đã huy động và duy trì được 99,2% trẻ 5 tuổi ra lớp học mẫu giáo; huy động và duy trì được 100% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1; huy động và duy trì 94,4% trẻ trong độ tuổi từ 11 đến 14 theo học bậc THCS. Đặc biệt, huyện Cần Giờ tiếp tục giữ vững và nâng cao hiệu quả công tác phổ cập giáo dục, đảm bảo đạt chuẩn phổ cập các bậc học, trong đó tỷ lệ phổ cập giáo dục bậc trung học đạt 78,41%, vượt chỉ tiêu đề ra (trên 75%); trình độ học vấn bình quân của người dân từng bước được nâng lên, từ 8,5 lớp năm 2010 nâng lên 9 lớp ở thời điểm tháng 6 năm 2015; tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15-35 đạt 99,93%. Từ năm 2010 đến nay, việc đầu tư sửa chữa nâng cấp, xây mới trường lớp tiếp tục được quan tâm, đảm bảo đủ chỗ học, an toàn cho con em Nhân dân địa phương; không có trường nào có CSVC yếu kém. Có 7/7 trung tâm học tập cộng đồng tại các xã/thị trấn được thành lập và hoạt động hiệu quả; các trung tâm học tập cộng đồng được đầu tư thêm từ ngân sách địa phương đã liên kết bồi dưỡng nghề ngắn hạn cho người lao động, dạy tin học và các loại hình hoạt động khác. Công tác phát triển đảng viên trong ngành GD-ĐT được quan tâm, hiện nay trong 38 trường học chỉ còn 1 trường (Chuyên biệt Cần Thạnh) chưa có chi bộ; toàn ngành có 507 đảng viên, chiếm tỷ lệ 33,66%.
Giờ ăn của các cháu ở Trường MN Bình Minh (thị trấn Cần Thạnh) |
Nhiệm vụ đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện được quan tâm thực hiện, tạo chuyển biến tích cực, phát triển tốt; số lượng HS giỏi cấp TP, HS đạt giải trong các hội thi cấp TP, HS đậu vào các trường ĐH hàng năm đều tăng; công tác dạy nghề cho HS từ năm học 2010-2011 đến nay có nhiều chuyển biến tích cực. Để chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho HS phổ thông của huyện, Phòng GD-ĐT đã tham mưu UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch này giai đoạn 2012-2020. Theo đó quy mô trường lớp, HS học tiếng Anh trong 3 năm qua được đầu tư hiệu quả, tạo nhiều chuyển biến tích cực, số HS bậc TH được học tiếng Anh ngày càng tăng, đảm bảo theo tiến độ chung của TP.
Kết quả đạt được của ngành GD-ĐT Cần Giờ
Chi bộ Đảng được đánh giá “Trong sạch vững mạnh”; Công đoàn được đánh giá “Vững mạnh xuất sắc”. Từ 2008 đến 2014 đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc; năm học 2010-2011 nhận Cờ thi đua xuất sắc của TP; Bằng khen của UBND TP hai năm liên tục (2010, 2011); Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ từ 2009 đến 2012; Bằng khen Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Đặc biệt, năm học 2014-2015, ngành GD-ĐT huyện Cần Giờ đã vinh dự được nhận cờ “Đơn vị tiêu biểu xuất sắc”…
|
Nhiệm vụ quản lý Nhà nước về giáo dục trên địa bàn tiếp tục được quan tâm thực hiện tốt, Phòng GD-ĐT và Đảng ủy các xã/thị trấn cùng các tổ chức liên quan phối hợp thực hiện tốt QĐ số 432 của Ban Thường vụ Huyện ủy. Công tác quản lý giáo dục có sự chuyển biến đáng ghi nhận theo hướng đổi mới về công tác quản lý, phương pháp dạy học, phát huy vai trò tích cực, chủ động của HS, ứng dụng CNTT…
Bình luận (0)