Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Cuộc đua vào lớp 6 – căng thẳng vì chỉ tiêu có hạn

Tạp Chí Giáo Dục

Cuộc đua vào lớp 6 – căng thẳng vì chỉ tiêu có hạn

Thứ sáu, 20/05/2016, 10:06 (GMT+7)

Dù Bộ GD-ĐT đã có văn bản cấm các trường THCS thi tuyển đầu vào, chỉ được xét tuyển, nhưng cuộc đua chọn một chỗ học lớp 6 thuộc các trường chất lượng cao, trường điểm của quận, huyện ở TPHCM dự báo vẫn căng thẳng, khốc liệt.

Học sinh thi khảo sát tiếng Anh vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa  năm học 2015 – 2016

Giảm sĩ số lớp học để nâng cao chất lượng

Đến thời điểm này, kế hoạch tuyển sinh đầu cấp ở các quận, huyện chưa được công bố và các trường THCS ở TPHCM chưa biết chính xác chỉ tiêu lớp 6 phân bổ tuyển sinh trong năm học mới tăng hay giảm. Thế nhưng, với khát khao con mình được xét tuyển vào các trường THCS điểm, chất lượng cao đang khiến nhiều phụ huynh nhấp nhổm, đau đầu. Theo một số hiệu trưởng ở các trường THCS có tên tuổi, đạt chuẩn chất lượng cao ở quận trung tâm, nhiều khả năng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 6 năm nay sẽ giảm hơn so với năm học trước để thực hiện mục tiêu giảm sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục. Thầy Đào Hữu Khánh, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn (quận 3), cho biết: “Năm học trước, trường chúng tôi tuyển sinh 16 lớp 6 với gần 800 em (sĩ số bình quân lớp học khá cao, gần 50 em/lớp). Theo lộ trình, năm nay có thể chỉ tiêu tuyển sinh giảm hơn để nhà trường giảm dần sĩ số lớp học, có thêm điều kiện chăm sóc học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục theo yêu cầu hội nhập quốc tế”. Thế nhưng, nhiều trường THCS có thương hiệu vẫn phải chấp nhận tăng sĩ số cao, thậm chí đến 45 – 50 học sinh/lớp. Ngay cả những trường THCS đạt chuẩn quốc gia (35 học sinh/lớp) như Trường THCS Ngô Tất Tố (quận Phú Nhuận) cũng đành chấp nhận phá chuẩn, với sĩ số 40 – 45 học sinh/lớp để đáp ứng chỗ học đầu cấp.

Mặc dù chủ trương tuyển sinh đầu cấp tại TPHCM là phân tuyến theo địa bàn nhưng một số trường THCS trọng điểm, chất lượng cao tại các quận, huyện cũng dành một số chỉ tiêu, tỷ lệ nhất định cho học sinh trái tuyến với tiêu chí tuyển chọn riêng và khá khắt khe.

Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức “chạy đua” khốc liệt đối với học sinh, phụ huynh vì cánh cửa vào học ở những trường trọng điểm, chất lượng cao rất hẹp. Cụ thể trong năm học trước, các trường THCS: Nguyễn Du, Trần Văn Ơn (quận 1); Hồng Bàng (quận 5); Nguyễn Du (Gò Vấp); Ngô Tất Tố (Phú Nhuận)… chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 6 có hạn nhưng hồ sơ xét tuyển thì rất lớn. Như Trường THCS Nguyễn Văn Tố (quận 10) chỉ tuyển 175 chỉ tiêu vào lớp 6 nhưng có tới hơn 800 hồ sơ đạt yêu cầu nộp vào trường. Theo Ban Giám hiệu Trường THCS Nguyễn Văn Tố, ngoài xét tuyển theo chế độ ưu tiên, trường tuyển chọn theo các tiêu chí khác như giỏi tiếng Anh, giàu kỹ năng sống, giỏi các môn liên quan đến khoa học tự nhiên… Riêng Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) có phương án tuyển sinh thoáng hơn – dành 50% cho học sinh trong tuyến và 50% cho ngoài tuyến. Theo đó, dựa trên danh sách đề xuất với tỷ lệ 10% học sinh giỏi của các trường tiểu học, hội đồng tuyển sinh của quận sẽ xét tuyển chỉ tiêu ngoài tuyến theo các tiêu chí từ cao đến thấp.

Bội thực vì học sinh giỏi quá nhiều

Nhìn chung tình trạng cạnh tranh để vào lớp 6 ở các trường điểm, trường chất lượng cao ở các quận, huyện đều căng thẳng và gây áp lực đối với hội đồng tuyển sinh của địa phương. Thậm chí vì cầu lớn và cung nhỏ nên nhu cầu gửi gắm, kể cả “chạy trường” vẫn ngấm ngầm diễn ra bằng nhiều cách. Một hiệu trưởng trường THCS ở một quận trung tâm bộc bạch: “Dù chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 6 hàng năm khoảng vài trăm em nhưng hồ sơ xét tuyển theo tuyến luôn cao hơn và ngoài tuyến thì dày cả mấy gang tay…”. Một cái khó khiến việc xét tuyển vào lớp 6 thêm áp lực là tỷ lệ học sinh có thành tích học giỏi suốt 5 năm học tiểu học và thi 2 môn Toán – Văn đạt điểm tối đa 20/20 quá nhiều. Nguyên nhân “bùng nổ” học sinh giỏi ở bậc tiểu học là do Thông tư 30 đã (cởi trói) việc kiểm tra, cho điểm môn học bằng nhận xét, đánh giá năng lực học sinh. Và trong vườn hoa tỏa sáng học trò ưu tú này, các trường THCS không thuộc tốp “nóng” cũng khó lựa chọn, xét tuyển. Cô Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1), cho biết: “Năm nay nhà trường xét tuyển hơn 200 học sinh lớp 6. Ngoài ưu tiên hồ sơ học lực giỏi, nhà trường sẽ chú trọng đến những học sinh có nhiều thành tích tham gia các cuộc thi học sinh giỏi trong nước và quốc tế, có năng khiếu chuyên biệt khác như giỏi tiếng Anh, tin học…”. Tuy nhiên, theo nhiều phụ huynh, nếu các trường “hot” đều công khai minh bạch, thể hiện sự công bằng trong xét tuyển thì học sinh dù không trúng tuyển cũng chấp nhận thử sức.

Đặc biệt, với cuộc đua thi tuyển vào lớp 6 duy nhất ở Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TPHCM) thì sức nóng cũng không kém phần so với năm học trước. Năm nay, dự báo có ít nhất 3.000 – 4.000 thí sinh dự thi bằng hình thức khảo sát năng lực tiếng Anh. Để vượt qua cuộc đua so tài khốc liệt, tỷ lệ chọi cao ngất và giành được một suất học mơ ước trong tổng số 600 chỉ tiêu vào trường chuyên này, nhiều sĩ tử nhỏ sẽ phải căng não, đấu trí. Nhưng khát vọng được học ở ngôi trường chuyên – nơi có điều kiện phát triển năng khiếu, tài năng này vẫn hấp dẫn nhiều học sinh lẫn phụ huynh.

 Rõ ràng đứng trước áp lực gia tăng chỗ học, nhu cầu được học ở những ngôi trường chất lượng cao, có môi trường học tập tiên tiến, các quận, huyện và thành phố cần phải ưu tiên nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Khi mỗi quận, huyện đều có thêm những ngôi trường tiên tiến, đạt chuẩn về chất lượng đào tạo thì áp lực chạy đua vào lớp 6 như nêu trên sẽ giảm nhiệt.

KHÁNH BÌNH

– See more at: http://sggp.org.vn/giaoduc/2016/5/421578/#sthash.NEKMpvJX.dpuf

Dù Bộ GD-ĐT đã có văn bản cấm các trường THCS thi tuyển đầu vào, chỉ được xét tuyển, nhưng cuộc đua chọn một chỗ học lớp 6 thuộc các trường chất lượng cao, trường điểm của quận, huyện ở TPHCM dự báo vẫn căng thẳng, khốc liệt.

Học sinh thi khảo sát tiếng Anh vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa  năm học 2015 – 2016

Giảm sĩ số lớp học để nâng cao chất lượng
Đến thời điểm này, kế hoạch tuyển sinh đầu cấp ở các quận, huyện chưa được công bố và các trường THCS ở TPHCM chưa biết chính xác chỉ tiêu lớp 6 phân bổ tuyển sinh trong năm học mới tăng hay giảm. Thế nhưng, với khát khao con mình được xét tuyển vào các trường THCS điểm, chất lượng cao đang khiến nhiều phụ huynh nhấp nhổm, đau đầu. Theo một số hiệu trưởng ở các trường THCS có tên tuổi, đạt chuẩn chất lượng cao ở quận trung tâm, nhiều khả năng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 6 năm nay sẽ giảm hơn so với năm học trước để thực hiện mục tiêu giảm sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục. Thầy Đào Hữu Khánh, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn (quận 3), cho biết: “Năm học trước, trường chúng tôi tuyển sinh 16 lớp 6 với gần 800 em (sĩ số bình quân lớp học khá cao, gần 50 em/lớp). Theo lộ trình, năm nay có thể chỉ tiêu tuyển sinh giảm hơn để nhà trường giảm dần sĩ số lớp học, có thêm điều kiện chăm sóc học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục theo yêu cầu hội nhập quốc tế”. Thế nhưng, nhiều trường THCS có thương hiệu vẫn phải chấp nhận tăng sĩ số cao, thậm chí đến 45 – 50 học sinh/lớp. Ngay cả những trường THCS đạt chuẩn quốc gia (35 học sinh/lớp) như Trường THCS Ngô Tất Tố (quận Phú Nhuận) cũng đành chấp nhận phá chuẩn, với sĩ số 40 – 45 học sinh/lớp để đáp ứng chỗ học đầu cấp.
Mặc dù chủ trương tuyển sinh đầu cấp tại TPHCM là phân tuyến theo địa bàn nhưng một số trường THCS trọng điểm, chất lượng cao tại các quận, huyện cũng dành một số chỉ tiêu, tỷ lệ nhất định cho học sinh trái tuyến với tiêu chí tuyển chọn riêng và khá khắt khe.
Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức “chạy đua” khốc liệt đối với học sinh, phụ huynh vì cánh cửa vào học ở những trường trọng điểm, chất lượng cao rất hẹp. Cụ thể trong năm học trước, các trường THCS: Nguyễn Du, Trần Văn Ơn (quận 1); Hồng Bàng (quận 5); Nguyễn Du (Gò Vấp); Ngô Tất Tố (Phú Nhuận)… chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 6 có hạn nhưng hồ sơ xét tuyển thì rất lớn. Như Trường THCS Nguyễn Văn Tố (quận 10) chỉ tuyển 175 chỉ tiêu vào lớp 6 nhưng có tới hơn 800 hồ sơ đạt yêu cầu nộp vào trường. Theo Ban Giám hiệu Trường THCS Nguyễn Văn Tố, ngoài xét tuyển theo chế độ ưu tiên, trường tuyển chọn theo các tiêu chí khác như giỏi tiếng Anh, giàu kỹ năng sống, giỏi các môn liên quan đến khoa học tự nhiên… Riêng Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) có phương án tuyển sinh thoáng hơn – dành 50% cho học sinh trong tuyến và 50% cho ngoài tuyến. Theo đó, dựa trên danh sách đề xuất với tỷ lệ 10% học sinh giỏi của các trường tiểu học, hội đồng tuyển sinh của quận sẽ xét tuyển chỉ tiêu ngoài tuyến theo các tiêu chí từ cao đến thấp.
Bội thực vì học sinh giỏi quá nhiều
Nhìn chung tình trạng cạnh tranh để vào lớp 6 ở các trường điểm, trường chất lượng cao ở các quận, huyện đều căng thẳng và gây áp lực đối với hội đồng tuyển sinh của địa phương. Thậm chí vì cầu lớn và cung nhỏ nên nhu cầu gửi gắm, kể cả “chạy trường” vẫn ngấm ngầm diễn ra bằng nhiều cách. Một hiệu trưởng trường THCS ở một quận trung tâm bộc bạch: “Dù chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 6 hàng năm khoảng vài trăm em nhưng hồ sơ xét tuyển theo tuyến luôn cao hơn và ngoài tuyến thì dày cả mấy gang tay…”. Một cái khó khiến việc xét tuyển vào lớp 6 thêm áp lực là tỷ lệ học sinh có thành tích học giỏi suốt 5 năm học tiểu học và thi 2 môn Toán – Văn đạt điểm tối đa 20/20 quá nhiều. Nguyên nhân “bùng nổ” học sinh giỏi ở bậc tiểu học là do Thông tư 30 đã (cởi trói) việc kiểm tra, cho điểm môn học bằng nhận xét, đánh giá năng lực học sinh. Và trong vườn hoa tỏa sáng học trò ưu tú này, các trường THCS không thuộc tốp “nóng” cũng khó lựa chọn, xét tuyển. Cô Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1), cho biết: “Năm nay nhà trường xét tuyển hơn 200 học sinh lớp 6. Ngoài ưu tiên hồ sơ học lực giỏi, nhà trường sẽ chú trọng đến những học sinh có nhiều thành tích tham gia các cuộc thi học sinh giỏi trong nước và quốc tế, có năng khiếu chuyên biệt khác như giỏi tiếng Anh, tin học…”. Tuy nhiên, theo nhiều phụ huynh, nếu các trường “hot” đều công khai minh bạch, thể hiện sự công bằng trong xét tuyển thì học sinh dù không trúng tuyển cũng chấp nhận thử sức.
Đặc biệt, với cuộc đua thi tuyển vào lớp 6 duy nhất ở Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TPHCM) thì sức nóng cũng không kém phần so với năm học trước. Năm nay, dự báo có ít nhất 3.000 – 4.000 thí sinh dự thi bằng hình thức khảo sát năng lực tiếng Anh. Để vượt qua cuộc đua so tài khốc liệt, tỷ lệ chọi cao ngất và giành được một suất học mơ ước trong tổng số 600 chỉ tiêu vào trường chuyên này, nhiều sĩ tử nhỏ sẽ phải căng não, đấu trí. Nhưng khát vọng được học ở ngôi trường chuyên – nơi có điều kiện phát triển năng khiếu, tài năng này vẫn hấp dẫn nhiều học sinh lẫn phụ huynh.
 Rõ ràng đứng trước áp lực gia tăng chỗ học, nhu cầu được học ở những ngôi trường chất lượng cao, có môi trường học tập tiên tiến, các quận, huyện và thành phố cần phải ưu tiên nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Khi mỗi quận, huyện đều có thêm những ngôi trường tiên tiến, đạt chuẩn về chất lượng đào tạo thì áp lực chạy đua vào lớp 6 như nêu trên sẽ giảm nhiệt.

KHÁNH BÌNH (SGGP)

Bình luận (0)