Ngày 22.11, Bộ GT-VT làm việc với lãnh đạo UBND TP.HCM về điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tảiTP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.
Theo đó, quy hoạch giao thông TP.HCM theo hướng mở, kết nối đường bộ, đường sắt, đường thủy giữa TP.HCM với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Bên cạnh đó, quy hoạch còn điều chỉnh tỷ lệ cơ cấu vận tải theo hướng hạn chế dần phương tiện cá nhân. Phương tiện cá nhân (ô tô con, xe máy, xe đạp) hiện chiếm khoảng 88-91% thì sau năm 2020 chỉ còn 72-77% và sau năm 2030 giảm xuống 35-45%.
Giao thông thành phố cũng sẽ đẩy nhanh phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng. Đến năm 2020, xe buýdự kiến sẽ đảm nhận khoảng 13-16% nhu cầu đi lại của người dân, năm 2030 sẽ là 35-45% và sau năm 2030 tăng lên 50-60%.
Đáng chú ý, đơn vị tư vấn là Công ty CP tư vấn thiết kế giao thông phía Nam cũng đề xuất xây dựng thêm một tuyến đường trên cao số 5 bắt đầu từ nút giao Trạm 2 (quận 9), chạy dọc theo vành đai 2 (quốc lộ 1A) và giao với tuyến số 4 tại đường Vườn Lài và kết thúc tại nút giao An Lạc (quận Bình Tân) với chiều dài khoảng 34 km, quy mô 4 làn xe chạy.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín cho biết: “Lộ giới quy hoạch đường vành đai 2, đoạn An Sương – An Lạc hiện đã 120 m, nếu đưa thêm tuyến số 5 vào nữa thì sẽ không biết bao giờ làm được vì khu dân cư 2 bên đường dày đặc”.TP.HCM có chiều hướng làm tăng khối lượng đền bù, giải tỏa nhà dân, vì nếu như vậy sẽ rất khó thực hiện trên thực tế.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nhìn nhận hạn chế của nội dung điều chỉnh quy hoạch lần này chỉ dừng ở mức độ cập nhật, không nghiên cứu tổng thể, do vậy sẽ tiếp thu ý kiến địa phương để hoàn chỉnh quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ.
theo TNO
Bình luận (0)