Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Viết tiếp bài “Phạt tiền giáo viên và học sinh: Không phải là biện pháp giáo dục nhân bản!” (ngày 10-10): Một tín hiệu vui

Tạp Chí Giáo Dục

Khi đc D tho Ngh đnh x pht vi phm hành chính trong lĩnh vc giáo dc, là mt ph huynh hc sinh (HS), tôi rt vui và tâm đc vi Điu 8 – Mc 2 các hành vi vi phm quy đnh v dy thêm: “Pht tin t 8 đến 10 triu đng đi vi hành vi ép buc HS hc thêm”.

Giáo viên hưng dn hc sinh ghi bài trên lp (nh mang tính cht minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Dù học thêm là nhu cầu của phụ huynh, nhưng thực tế cho thấy không chỉ HS yếu, mà nhiều HS khá, giỏi cũng bị giáo viên dùng thủ thuật để o ép học thêm, xảy ra tình trạng các em bị “hành” quá mức. Chiều chiều đi trên đường, nhìn HS tan trường được cha mẹ chở đến các lớp học thêm, ngồi trên xe tranh thủ ăn bánh mì, gương mặt phờ phạc, mệt mỏi, thậm chí có em ngủ gục trên lưng của người thân, thấy mà thương. Nếu là HS lớp cuối cấp, phải luyện thi, thì sau giờ tan học (5 giờ chiều), các em còn phải học thêm hai ca nữa mới được về nhà lúc hơn 9 giờ tối. Thời gian học có khi còn nhiều hơn giờ lao động của người lớn nữa. Thử hỏi, thời gian học nhiều như vậy, các em còn thì giờ đâu mà tự học và nghiền ngẫm kiến thức.

Nhiu h ly đến t vic dy thêm, hc thêm

Thầy cô nào mở lớp dạy thêm ngoài nhà trường, ai cũng có mong muốn lớp đông để thu nhập khá. Ngoại trừ những giáo viên dạy giỏi “hữu xạ tự nhiên hương” HS nô nức tìm đến thọ giáo, các giáo viên khác phải tìm đủ mọi chiêu trò để lôi kéo HS. Thật đau xót khi nghe HS bàn tán về chiêu trò thầy cô “có dạy thêm” với những danh xưng và lời lẽ thiếu kính trọng.

Không học thêm thì không được điểm cao, danh hiệu HS giỏi. Tâm lý chung phụ huynh nào cũng muốn con em học giỏi nên đăng ký cho con học thêm dù biết rằng học nhiều sẽ tổn hại sức khỏe. Không học thêm thì sẽ không hiểu được bài vì thầy cô không giảng hết trong lớp mà chừa những phần quan trọng để đem về nhà giảng; không học thêm thì dù cố gắng nhiều vẫn không theo kịp bạn bè vì sẽ không có được đề cương, bài tập mà thầy cô sẽ ra đề trong giờ kiểm tra; không đi học thêm thì sẽ bị phân biệt đối xử, đừng mong có sự công bằng trong điểm số, đánh giá, thi cử… Các em sẽ không thể nào được thầy cô yêu thương bằng những bạn có học thêm.

Một nhà văn nổi tiếng có cháu nội học lớp 7 ở một trường THCS nọ. Khi cháu làm tập làm văn, ông thương cháu đã ngồi hàng giờ kèm cặp, hướng dẫn cháu chỉnh sửa từng câu văn cho trôi chảy, suôn sẻ, mạch lạc, gợi cho cháu thêm ý tưởng để bài văn phong phú. Ông hy vọng với kinh nghiệm viết văn và sự “hà hơi, tiếp sức” của mình, bài của cháu ông thế nào cũng đạt điểm cao. Thế nhưng, khi cô giáo phát bài kiểm tra, cháu ông chỉ nhận được điểm 4, kèm theo lời phê “Văn viết kém, cố lên”. Cháu ông ngây thơ đem bài văn lên hỏi cô giáo: “Sao bài này con viết hay như thế mà cô cho con có 4 điểm vậy cô?”. Cô chỉ mỉm cười mà không trả lời gì cả. Còn ông nhà văn thì ông biết chắc rằng: chỉ vì cháu ông chưa đăng ký học thêm cô!

Bạn tôi là giáo viên dạy môn lý nhưng điểm môn lý của con thường rất tệ. Hỏi ra mới biết vì cháu không đi học thêm nên cô giáo nhiều lần gây khó khăn. Bài không được giảng cặn kẽ, cháu không hiểu, hỏi lại thì bị cô mắng; làm bài theo sự hướng dẫn của mẹ thì cô cho rằng không đúng phương pháp nên bị trừ điểm. Bạn tôi vào trường đề nghị gặp giáo viên môn lý để hỏi cho ra lẽ, tại sao lại cho điểm bất hợp lý như vậy?! Cô giáo im lặng không trả lời gì cả! Nhưng cuối năm học ấy, cháu lãnh hậu quả: được xếp loại khá thay vì giỏi vì bị khống chế môn lý.

Mi quan h thy – trò b phá v

Những chuyện như trên vô tình làm mối quan hệ giữa giáo viên với phụ huynh cũng không còn tốt đẹp. Học trò biết được “thuyết âm mưu” sẽ suy nghĩ thế nào về người thầy của mình? Cha mẹ sẽ không còn tin tưởng vào lương tâm và trách nhiệm của người thầy khi mà nhiều chiêu trò, thủ thuật diễn ra nhan nhản, trắng trợn hàng ngày, dù khôn khéo cách mấy cũng không thể che mắt được thế gian.

Thực ra muốn trở thành HS giỏi không khó. Các em chỉ cần chuyên cần, chú tâm và học tập có phương pháp tốt là được. Báo chí từng nêu gương nhiều HS nghèo, không đến lớp học thêm ngày nào nhưng vẫn đỗ thủ khoa hoặc vào các trường ĐH danh tiếng. Ấy là nhờ các em biết phát huy tinh thần tự học, tự tìm cách giải quyết các vấn đề trong học tập mà không trông chờ ỷ lại vào sự giúp đỡ của thầy cô qua các lớp dạy thêm. Ở các nước tiên tiến cũng không có hiện tượng HS học thêm đại trà như nước ta.

LTS: Sau bài viết này, Giáo dục TP.HCM xin mở diễn đàn “Phạt tiền: Có phải là biện pháp hay!”. Tòa soạn mong nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc chia sẻ về vấn đề trên. Ý kiến tham gia diễn đàn vui lòng gửi về: Báo Giáo dục TP.HCM, số 300 Điện Biên Phủ, Q.3, TP.HCM; email: tantruc_tg@yahoo.com.

Để khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm, ngành giáo dục cần xem lại phong trào thi đua giáo viên và cách đánh giá HS sao cho thực chất, hiệu quả. Nhà trường cũng nên tìm cách giảm tải cho HS để việc học nhẹ nhàng, hứng thú, giảm lý thuyết, tăng thực hành, trải nghiệm thực tế. Ban giám hiệu không vì thành tích của trường mà tạo áp lực lên giáo viên. Giáo viên không vì bệnh thành tích mà yêu cầu HS phải học tốt môn học của mình và dùng thủ thuật o ép các em học thêm. Phụ huynh cũng không nên vì căn “bệnh sĩ”, lúc nào cũng muốn con em mình phải giỏi mà vô tình biến các em thành “cái máy học tập”, nhồi nhét kiến thức thiếu khoa học.

Báo chí và dư luận xã hội đã nhiều lần lên tiếng nhưng việc dạy thêm, học thêm tiêu cực vẫn diễn ra. Một khi đã kêu gọi tự giác, tuyên truyền mà không kết quả thì cần phải có biện pháp hành chính để ngăn chặn vấn nạn này. Cũng như việc thực hiện Luật Giao thông, nếu chỉ kêu gọi suông thì mọi người sẽ không tự giác thực hiện. Nhà nước đã ban hành các biện pháp xử phạt cụ thể mới ngăn ngừa được những vi phạm. Tai nạn giao thông có thể gây thương tích về thể chất, còn hành vi o ép học thêm sẽ làm tổn hại tinh thần HS, gây ra hậu quả nghiêm trọng trước mắt và lâu dài cho các em.

Điều xử phạt trong nghị định trên hy vọng sẽ làm giảm bớt đến chấm dứt tình trạng dạy thêm tiêu cực. Tiền bạc là cần thiết, nhưng có những thứ khác cần và quý hơn. Đó là danh dự và trách nhiệm, đó là lương tâm và tình thương của người thầy dành cho đối tượng giáo dục của mình. Mong các thầy cô giáo không tiếp tục vi phạm để hình ảnh người thầy luôn sáng đẹp trong lòng mọi người.

Trn Th An Bình

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)