Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Cạn nguồn lao động xuất khẩu?

Tạp Chí Giáo Dục

Hin nhu cu lao đng xut khu là rt ln, song các đơn v hot đng dch v này không th tìm đâu ra ngun đ đáp ng.

Người lao động tìm hiểu ngành nghề ở thị trường lao đng Hàn Quc ti mt ngày hi vic làm do S LĐ-TB&XH TP.HCM t chc

Bà Trần Lê Thanh Trúc (Trưởng phòng Việc làm, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước có 7.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó TP.HCM có 400 người. Theo các đơn vị hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động (XKLĐ) trên địa bàn TP.HCM, đây là con số quá khiêm tốn so với những năm trước đây.

Ngành ngh khát lao đng thì không ai hc…

Giải thích về điều này, ông Huỳnh Hồ Đại Nghĩa (Trung tâm XKLĐ Texgamex) cho rằng người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài nhưng không đủ điều kiện về tài chính. Thêm nữa, trình độ văn hóa thấp, tay nghề hạn chế cũng là một cản trở lớn đối với yêu cầu của thị trường lao động Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Canada, Arập xêut, các nước Trung Đông…

Bà Trần Thị Minh Trang (Trưởng phòng Thị trường và Quản lý lao động, Trung tâm Hiteco) thừa nhận đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lao động xuất khẩu, đặc biệt là lao động các ngành cơ khí, kỹ thuật… Có những nghề chỉ đưa một lượt lao động đi, sau đó không thể kiếm ra người khác. Nguyên nhân, theo bà Trang, là do việc tuyên truyền người lao động học nghề còn hạn chế, cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa gắn kết với thị trường.

Cùng quan điểm với bà Trang, ông Đặng Văn Tý (Phó Tổng giám đốc Công ty CP dịch vụ XKLĐ Suleco) cho rằng, nguyên nhân thiếu hụt lao động xuất khẩu là do các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa đủ sức để cung ứng nguồn lao động có tay nghề theo chuẩn. Ông Tý dẫn chứng: Ngành nghề mà thị trường lao động các nước đang rất cần là hàn tiêu chuẩn 6G của châu Âu. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có Trường CĐ nghề Công nghệ quốc tế Lilama II đào tạo. Với nhu cầu trong nước, người lao động có tay nghề hàn tiêu chuẩn 6G được các công ty tuyển dụng với mức lương từ 10-20 triệu đồng/tháng. “Đồng lương như vậy thì chẳng ai muốn đi XKLĐ, chưa kể các công ty dầu khí có thể trả cho lao động nghề này mức lương lên đến 30 triệu đồng/tháng”, ông Tý quả quyết. Cũng theo ông Tý, để có được thiết bị đào tạo nghề hàn 6G chuẩn châu Âu, vốn đầu tư là không nhỏ, vượt quá khả năng của một số trường.

Tại hội nghị trao đổi về tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài do Sở LĐ-TB&XH TP.HCM tổ chức vào cuối tháng 7, hầu hết doanh nghiệp và trường nghề đều thừa nhận sự phối hợp giữa hai bên chưa chặt chẽ. Đây là nguyên nhân dẫn đến ngành nghề khát lao động thì không ai học, còn ngành nghề dôi dư lao động thì đổ xô đi học.

Trước lo lắng của doanh nghiệp XKLĐ, đại diện Trường CĐ nghề TP.HCM cho biết hiện tại trường chưa đào tạo nghề hàn tiêu chuẩn 6G, tuy nhiên đủ điều kiện để bồi dưỡng, nâng cao từ 3G lên 6G đáp ứng yêu cầu của thị trường. Bà Phạm Quang Trang Thủy (Hiệu trưởng Trường TC nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương) cũng khẳng định: các ngành cơ khí, hàn và may mặc là thế mạnh của trường, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu mà các đơn vị XKLĐ cần.

Đào to theo chun ngh th trưng

Ông Phạm Văn Chương (Phó Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Mai Linh) chia sẻ, nếu phối hợp tốt để đào tạo theo chuẩn của thị trường cần hay các thỏa thuận khác với nước sở tại thì sẽ giải quyết được tình trạng thiếu lao động có tay nghề ở trong nước và xuất khẩu.

“Dù đào tạo ở trường nào, cơ sở nào, bất kỳ lao động thuộc các ngành nghề trọng điểm khu vực và quốc tế phải được đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng mềm… một cách bài bản. Không thể cấp tập đào tạo ngoại ngữ một vài tháng trước khi đưa người lao động đi”, ông Huỳnh Hồ Đại Nghĩa đề xuất.

Để đáp ứng nguồn LĐXK, ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) đề nghị các trường phải đào tạo theo nhu cầu thị trường, đơn vị hoạt động dịch vụ và đặc biệt là đào tạo theo chương trình của nước sở tại. Như hiện nay, ngành điều dưỡng của Trường CĐ Y dược Hồng Đức đào tạo theo chương trình Nhật Bản, hay Trường CĐ Viễn Đông đào tạo theo chương trình của Đức… “Đơn vị XKLĐ có nhu cầu tuyên truyền cho thanh niên các quận/huyện thì đăng ký làm việc, sở sẽ tạo mọi điều kiện, nếu địa phương nào không hợp tác, sở sẽ có hướng giải quyết. Bên cạnh giải pháp này, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cũng đang phối hợp với Đài truyền hình TP, Đài phát thanh TP để có biện pháp tuyên truyền xuyên suốt và hiệu quả”, ông Lâm nói.

Bài, nh: T.Anh

Bình luận (0)