Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Giải pháp xử lý rác thải hữu cơ

Tạp Chí Giáo Dục

Vi công ngh x lý rác thi hu cơ tái to năng lưng đang đưc trin khai ti mt s ch TP.HCM, hy vng trong thi gian ti, TP s có nhiu đim x lý rác các đa phương nhm gim thiu chi phí, khc phc ô nhim.

Công ngh x lý rác thành đin năng s gim chi phí thu gom, vn chuyn rác và gim thiu phát thi khí nhà kính

X lý rác thành đin năng

Bài toán xử lý rác thải hữu cơ đang là vấn đề phức tạp của các đô thị lớn tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Riêng tại TP.HCM, đã có hơn 8.000 tấn rác thải hữu cơ được xử lý mỗi ngày, trong đó phần lớn vẫn xử lý bằng công nghệ chôn lấp.

Ông Huỳnh Kim Tước – Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (SIHUB) cho rằng, với công nghệ chôn lấp rác thải như hiện nay sẽ tạo nhiều hệ lụy lâu dài về môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân.

Với các công nghệ hiện tại, rác hữu cơ thường được xử lý để tạo ra phân composit hoặc xử lý theo hướng biogas do đó mất nhiều thời gian, chiếm không gian và gây ô nhiễm.

Trước thực trạng này, SIHUB đang hợp tác với các đơn vị và Chính phủ Nhật Bản đưa công nghệ xử lý rác thải hữu cơ tái tạo năng lượng với mục tiêu không phát thải khí CO2 trong suốt quy trình vận chuyển đến xử lý.

Ghi nhận tại chợ Nông sản Thủ Đức, rác hữu cơ được thu gom bằng xe điện, và dùng chính điện được tạo ra từ quá trình xử lý rác mà xe mang về để sạc ngược lại cho xe, tạo nên một vòng khép kín năng lượng đảm nhằm giảm phát thải CO2. Hệ thống gồm 2 thành phần chính: hệ thống xử lý rác thải hữu cơ và xe điện thu gom rác.

Sau thời gian vận hành, ông Tước đánh giá: “Công nghệ xử lý rác hữu cơ này cho phép giải quyết bài toán xử lý rác hữu cơ để chuyển hóa thành điện năng hoặc nhiệt năng với hiệu suất cao. Hiệu quả của dự án đã được SIHUB triển khai kiểm chứng trong hơn 5 tháng xử lý mẫu nguồn rác từ chợ đầu mối Nông sản Thủ Đức”.

Với đặc điểm của TP.HCM, việc thu gom rác ở các khu vực dân cư gặp nhiều khó khăn do hẻm nhỏ, quãng đường di chuyển xa, phân tán sẽ tốn rất nhiều chi phí. Công nghệ xử lý rác thải mới có những ưu điểm nổi bật như có thể linh động mô hình xử lý rác tập trung hoặc phân tán giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí vận chuyển rác thải.

Hơn hết, mục tiêu của công nghệ mới là xử lý rác thải hữu cơ thành điện năng và phân hữu cơ tùy vào nhu cầu. “Trước đây việc đốt rác hữu cơ phát điện vô cùng khó khăn và tốn kém do rác hữu cơ vốn có đặc tính nhiên liệu kém và độ ẩm cao 70-80%”, ông Tước nhấn mạnh.

K vng công ngh x lý rác mi

Kỹ sư Ngô Thành Vinh (giảng viên ĐH Môi trường) chia sẻ: “Không chỉ ở các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Nha Trang, Hải Phòng… các đảo như Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang), Lý Sơn (Quảng Ngãi)… cũng đang đau đầu với việc xử lý lượng rác khổng lồ thải ra. Công nghệ này giải quyết bài toán xử lý rác bởi công suất của thiết bị này từ 100kg đến 25 tấn/ ngày/ và có thể đặt ở các vùng biển đảo, nông thôn…”.

“Chất thải thực phẩm tại TP.HCM chiếm tỷ lệ khá cao, từ 83-88,9% thành phần chất thải rắn, SIHUB đang thực hiện chuyển giao công nghệ này và nội địa hóa tại Việt Nam, góp phần giải quyết vấn nạn rác thải, đem lại môi trường sống tốt”, ông Tước kỳ vọng.

Đại diện đơn vị cung cấp công nghệ, ông Ichiro Hatayama (Chủ tịch Tập đoàn Milai – Nhật Bản) chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn cùng với các chuyên gia của SIHUB chuyển giao và nội địa hóa công nghệ phát điện và nhiệt từ rác thải hữu cơ với hiệu suất cao. Đây là công nghệ rất phù hợp với tính chất và thành phần rác thải của Việt Nam”.

Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ (Phó Giám đốc Sở TN-MT TP.HCM) cho rằng, với đặc thù TP.HCM lượng rác hữu cơ thải ra trong ngày quá lớn, trong khi quá trình thu gom, vận chuyển còn nhiều hạn chế thì công nghệ này sẽ góp phần giảm tải rác thải tập trung. Hơn nữa, xử lý rác thải hữu cơ tái tạo năng lượng là phù hợp, giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

T.Anh

 

Bình luận (0)