Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Tuyển sinh nghề còn “vướng” hướng nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

Thc tế hin nay ch có khong 2,5-3,5% hc sinh tt nghip THCS tham gia hc ngh, mt t l rt thp so vi mc tiêu đ ra – phn đu đến năm 2020 có ít nht 30% hc sinh sau THCS đi hc ngh. Nguyên nhân nào dn đến tình trng trên?

Giáo viên mt trưng ngh ti TP.HCM hưng dn hc sinh trong gi thc hành

Phân lung chưa hiu qu

Đề án Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục nghề nghiệp (GDNN) giai đoạn 2016-2020 khẳng định: Thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT vào CĐ-ĐH chưa hiệu quả. Con số trên là minh chứng cho thực trạng phân luồng hiện nay.

Đại diện các trường TC-CĐ cũng cho rằng công tác hướng nghiệp tại các trường THCS-THPT hiện nay chưa đi vào thực chất, một số nơi còn mang tính hình thức, nói là hướng nghiệp nhưng lại là những buổi để các trường CĐ-ĐH đến quảng bá, giới thiệu về trường của mình. TS. Nguyễn Phan Hòa (Hiệu trưởng Trường TC Nhân Đạo) nhìn nhận: Công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp chưa làm cho xã hội, nhất là học sinh tốt nghiệp THCS-THPT và thanh niên nhận thức rõ “vào ĐH không phải là con đường duy nhất để đảm bảo cuộc sống”.

Đề cập đến công tác phân luồng sau trung học, đại diện Trường TC nghề Kỹ thuật – Công nghệ Hùng Vương cho rằng hiện luồng đã thông nhưng hướng đi chưa rõ. Học sinh và phụ huynh còn quá mơ hồ về các ngành nghề, lo lắng về cơ hội việc làm… nhưng chưa được tư vấn, hướng nghiệp khoa học, bài bản. Ông Đặng Minh Sự (Trưởng phòng GDNN, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cũng thừa nhận ngay cả giáo viên các trường THCS-THPT trực tiếp làm công tác hướng nghiệp cũng không muốn học sinh của mình đi học nghề, dù năng lực của các em còn hạn chế. “Tư duy bằng cấp, thành tích vẫn còn nặng nề thì công tác hướng nghiệp khó mà đạt kết quả cao”, ông Sự nói.

Trong khi đó, đại diện Trường CĐ Bách khoa Nam Sài Gòn cho rằng những năm gần đây công tác phân luồng chỉ đạt khoảng 10% bởi đa phần phụ huynh có con em có học lực hạn chế nhưng vẫn muốn vào ĐH. Hơn nữa chỉ tiêu vào lớp 10 cao nên dẫn đến không đạt mục tiêu phân luồng. Vì vậy để công tác phân luồng đạt hiệu quả cần khống chế chỉ tiêu đầu vào lớp 10 các trường tương ứng.

Ông Đinh Văn Đệ (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Lý Tự Trọng) nhìn nhận hoạt động quảng bá, tư vấn hướng nghiệp chưa được tổ chức thường xuyên, chỉ làm theo mùa dẫn đến học sinh và phụ huynh thiếu thông tin về hệ GDNN.

ng nghip nhìn tc ngoài

PGS.TS Cao Văn Sâm (Phó Chủ tịch Hiệp hội GDNN và nghề Công tác xã hội Việt Nam) thông tin: Tại Nhật Bản có nhiều loại hình trường kỹ thuật, trong đó có trung học kỹ thuật (còn gọi trung học chuyên nghiệp) kết hợp giữa giáo dục phổ cập và dạy nghề dành cho học sinh sau tốt nghiệp THCS với thời gian đào tạo 3 năm; loại hình CĐ kỹ thuật với thời gian đào tạo 5 năm (tức trung học kỹ thuật + 2 năm), khác với trường CĐ ở Việt Nam chỉ đào tạo cho học sinh sau THPT; loại hình trường đào tạo chuyên ngành với thời gian đào tạo từ 2-3 năm tùy vào bộ môn ở các ngành y tế cộng đồng, chăm sóc người già, y tá…; trung tâm huấn luyện nghề (học hoàn toàn miễn phí dành cho những người về hưu, muốn đổi nghề… nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp). Ngoài hệ thống đào tạo của Nhà nước, Nhật Bản còn có các trường chuyên tu của tư nhân.

“Hot đng qung bá, tư vn hưng nghip chưa đưc t chc thưng xuyên, ch làm theo mùa dn đến hc sinh và ph huynh thiếu thông tin v h GDNN”, ông Đinh Văn Đ (Phó Hiu trưng Trưng CĐ Lý T Trng) nhìn nhn.

Cũng theo PGS.TS Cao Văn Sâm, với hệ thống GDNN của Nhật Bản như hiện nay, người học được định hướng nghề nghiệp rõ ràng ngay từ sau THCS và sớm đi làm với trình độ tay nghề cao. Còn ở Việt Nam bằng mọi giá phải vào THPT rồi vào ĐH, thậm chí có nhiều người có trình độ văn hóa cao, sở hữu nhiều tấm bằng ĐH nhưng trình độ tay nghề thấp, doanh nghiệp phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng.

Trong khi đó, tại Đức, học sinh được phân luồng dựa theo khả năng cá nhân để vào học trong các loại hình trường khác nhau. Hoàn thành lớp 4, học sinh được chia theo năng lực và sở thích, giáo viên sẽ dựa vào đó mà có định hướng, khuyến cáo phụ huynh, tuy nhiên quyền quyết định cho con học ở loại hình trường nào vẫn là ở phụ huynh để có cơ hội học tập và phát triển năng lực hơn nữa.

ThS. Nguyễn Thị Hà (Vụ Kỹ năng nghề, Tổng cục GDNN – Bộ LĐ-TB&XH) cho biết các loại hình trường ở Đức gồm: Hauptschule (từ lớp 5 tới lớp 9); Realschule (từ lớp 5 tới lớp 10); Gymnasium (từ lớp 5 tới lớp 13). Có khoảng 1/4 học sinh có độ tuổi 14 học trong những trường này. Học sinh học những trường (từ lớp 5 đến lớp 9) thường có học lực thấp, học những môn cơ bản với tốc độ chậm và những môn phụ chỉ mang tính định hướng nghề nghiệp.

Theo đó, hoàn thành lớp 5 đến lớp 9 sẽ vào học bán thời gian trong các trường nghề kết hợp với việc rèn nghề tới khi 18 tuổi. Những nghề được dạy là kinh tế gia đình; may; thủ công; cơ khí; sử dụng máy tính; vẽ kỹ thuật. Những chương trình này được thiết kế giúp học sinh phát hiện ra những điểm mạnh của họ và chuẩn bị cho con đường nghề nghiệp sau này. Từ lớp 5 đến lớp 10 theo học bán thời gian trong các trường nghề, trường CĐ nghề hoặc tiếp tục học trong một trường từ lớp 5 đến lớp 13. Ở loại hình trường từ lớp 5 đến 13, người học sẽ thi tốt nghiệp với 4 bài thi cuối khóa và chuẩn bị vào ĐH.

T.Anh

Bình luận (0)