Đó là ý kiến của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga tại Hội thảo về xây dựng khung trình độ quốc gia được tổ chức trong hai ngày cuối tuần qua tại Hà Nội.
Để phân biệt thế nào là CĐ nghề và CĐ không nghề, TCCN – trung cấp nghề không phải ai cũng phân biệt được. Có người nói TCCN mang tính hàn lâm nhưng hiện các trường 75% thời gian dạy thực hành.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: Chính phủ đã giao cho Bộ GD-ĐT và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng khung trình độ quốc gia (NQF). Khung trình độ này cần tương thích với khung trình độ tham chiếu ASEAN (ARQF). Từ năm 2013 đến nay hai bộ đã tích cực chuẩn bị dự thảo, có nhiều phiên thảo luận, trao đổi để đi đến thống nhất các nguyên tắc khung về các mức độ trong khung trình độ quốc gia.
Theo dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp mới thì các hệ đào tạo này sẽ được thống nhất với nhau. Khi đó việc phân chia các mức độ trong khung trình độ quốc gia sẽ tương thích với khung trình độ tham chiếu ASEAN.
Sau khi đã thống nhất sự phân chia các cấp độ trong khung trình độ, ban soạn thảo của bộ sẽ xác định các yêu cầu về kiến thức, năng lực mà người lao động cần đạt được ở mỗi cấp độ.
Trên cơ sở này các cơ sở giáo dục ĐH, cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo phù hợp. Lâu nay các trường vẫn công bố chuẩn đầu ra nhưng vì chưa có khung trình độ quốc gia nên các tiêu chí chưa được nhất quán, do đó chưa so sánh được chuẩn đầu ra của sinh viên nước ta với các nước trong khu vực.
Khi khung trình độ quốc gia được công bố, sự dịch chuyển lao động giữa các nước trong khu vực sẽ diễn ra dễ dàng. Khi đó trình độ lao động sẽ được thừa nhận chung, tránh thiệt thòi cho người lao động về lương, chế độ đãi ngộ… Đồng thời nó cũng tạo thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi sinh viên, học viên các hệ đào tạo giữa các nước.
H.N
Bình luận (0)