Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Làm sao để sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả?

Tạp Chí Giáo Dục

Việc viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) có chạy theo hình thức và phong trào hay không phụ thuộc vào thủ trưởng của đơn vị. Nếu thủ trưởng đơn vị là một người chạy theo hình thức và phong trào thì tất yếu tập thể đơn vị đó cũng sẽ như vậy, và ngược lại. Tuy nhiên, dù thủ trưởng đơn vị có chạy theo hình thức và phong trào thì các cá nhân phải có ý thức khi viết SKKN. Vì viết sáng kiến là cơ hội để bản thân tự trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp… Việc mượn SKKN của đồng nghiệp hay tham khảo trên mạng là việc cần làm khi viết sáng kiến. Mượn xem hay tham khảo không có nghĩa là sao chép. Bởi người viết SKKN, đặc biệt là người viết lần đầu cần tham khảo để biết hình thức của một SKKN như thế nào cũng như tầm cỡ (phạm vi ứng dụng, mức độ đầu tư nghiên cứu cơ sở lý luận và số liệu thực tế) của một SKKN ra sao? Thật ra không cần mượn vì ý nghĩa của SKKN là phải được công bố rộng rãi để càng nhiều người áp dụng càng tốt. Tuy nhiên cần có các biện pháp ngăn chặn việc sao chép.

SKKN có thể hiểu là một công trình nghiên cứu khoa học và cần được thực hiện theo những bước cần thiết. Tuy nhiên, SKKN vẫn có thể hiểu là những kinh nghiệm trong quá trình công tác muốn truyền lại cho thế hệ sau nhằm rút ngắn thời gian tự trau dồi của đồng nghiệp mới.

Với ý nghĩa này thì nhân viên y tế, bảo vệ và kế toán hoàn toàn nên viết SKKN. Ví dụ, nhân viên y tế sau nhiều năm làm việc rút ra được những kinh nghiệm là: Tại địa bàn của trường, mùa nào trong năm học sinh hay bệnh và bệnh gì? Những dịch bệnh gì thường xảy ra trên địa bàn theo chu kỳ? Học sinh khối nào hay xảy ra tai nạn? Giờ nào và nơi nào trong trường học sinh dễ gây tai nạn? Khi có ngộ độc thực phẩm, các bước cần thực hiện là gì?…

Theo tôi, không phải chúng ta xóa bỏ đối tượng không cần thiết mà là mời gọi tất cả mọi đối tượng tham gia viết SKKN. Tuy nhiên, chỉ những SKKN có giá trị mới được công nhận và được tặng thưởng xứng đáng. Thực ra SKKN chỉ là một trong các tiêu chí của thi đua. Bỏ SKKN ra khỏi tiêu chí thi đua cũng chẳng ảnh hưởng gì nhiều đến thi đua. Nếu thi đua ở một số nơi mang tính chất ảo thì có hay không có SKNN, công tác thi đua của nơi ấy vẫn mang tính thành tích và ảo mà thôi. Nếu không có SKKN trong các kỳ thi giáo viên giỏi nhưng ban giám khảo muốn đánh giá khả năng trình bày của giáo viên thì SKKN sẽ được chuyển thành tham luận hoặc thuyết trình, và khi đó chắc chắn sẽ mang dáng dấp của những kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy của người giáo viên.

Theo tôi, đối tượng thụ hưởng đầu tiên của một SKKN chính là đơn vị nơi khai sinh SKKN. Chính thủ trưởng đơn vị chứ không ai khác phải là người hiểu được những mặt hạn chế của đơn vị, những vấn đề cần được cải thiện từ đó đặt ra các đề tài để những người có năng lực, có tâm giúp đưa ra những giải pháp cụ thể….

Lê Vit Tiến
(giáo viên Trưng Tiu hc Hng Hà,
Q.Bình Th
nh, TP.HCM)

Bình luận (0)