Y tế - Văn hóaDinh dưỡng học đường

Ăn giờ nào tốt cho sức khỏe?

Tạp Chí Giáo Dục

Nếu ăn muộn, cơ thể vẫn phải làm việc, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi đêm, khiến bạn ngủ không ngon giấc.

Bạn nên ngừng ăn uống ít nhất hai giờ trước khi đi ngủ vào ban đêm.  Tất cả những gì bạn ăn và uống đều sẽ phải trải qua một quá trình xử lý phức tạp trước khi trôi vào bụng và đi vào quá trình tiêu hóa.
Tiêu hóa thức ăn tức là làm cho các chấn rắn cũng như chất lỏng phân hủy, cho phép cơ thể hấp thụ được các vitamin và khoáng chất cần thiết để nuôi các tế bào và sinh lực cho cơ thể.

Để giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, điều quan trọng nhất là điều chỉnh thói quen ăn uống của bạn, đặc biệt là trước khi đi ngủ.

Quy tắc "Hai giờ"
Trước và trong khi ngủ, cơ thể bạn bước vào một trạng thái thư giãn. Vì vậy nếu bạn ăn muộn, cơ thể sẽ vẫn phải làm việc và không được thư giãn thực sự, kể cả trong khi bạn ngủ.
Hơn nữa, nằm xuống để đi vào giấc ngủ sau khi ăn một bữa ăn tối muộn hoặc ăn nhẹ lúc nửa đêm thì thức ăn cũng như đồ uống sẽ không thể còn nguyên ở vị trí trong dạ dày để axit dạ dày có thể làm công việc của nó là tiêu hóa thức ăn. Theo các chuyên gia y tế Mỹ, bạn nên ngừng ăn uống ít nhất hai giờ trước khi đi ngủ vào ban đêm.
Cơ chế trao đổi chất
Thời gian của một ngày không thể quay ngược lại, vì vậy, sự trao đổi chất của cơ thể cũng bắt đầu chậm dần để chuẩn bị cho giấc ngủ lúc buổi đêm, nhiệt độ cơ thể cũng giảm xuống theo.
Đại học Columbia giải thích rằng sự sụt giảm nhiệt độ cơ thể là cần thiết cho giấc ngủ, dù là ngủ ở thời điểm nào đi nữa. Nếu ăn muộn, cơ thể vẫn phải làm việc, quá trình tiêu hóa làm tăng nhiệt độ cơ thể, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi đêm, khiến bạn ngủ không ngon giấc.
Giấc ngủ kém do thói quen ăn uống không đúng cách gây ra có thể dẫn đến điều kiện sức khỏe không tốt như trào ngược axit – xảy ra khi axit dạ dày tràn vào thực quản.
Với đồ uống thì sao? Có nên uống nhiều trước giấc ngủ?
Cũng giống như chất rắn, tiêu thụ quá nhiều chất lỏng trước khi đi ngủ cũng sẽ khiến bạn khó ngủ và cơ thể không được nghỉ ngơi đúng nghĩa, nhất là với các lỏng có đường, cồn hay ga thì càng làm bạn mệt mỏi hơn.
Theo Trường Cao đẳng St. Norbert (Mỹ), nếu bạn uống nhiều nước quá gần giờ đi ngủ, quá trình tiêu hóa có thể giữ cho bạn tỉnh táo vào ban đêm. Hơn nữa, uống nhiều chất lỏng còn khiến bạn muốn đi tiểu liên tục. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho bạn không “ngon giấc”.
Quy tắc “hai giờ” dành cho các đồ ăn cứng trước khi đi ngủ cũng được áp dụng đối với cả chất lỏng. Nếu bạn uống rượu, nên dừng uống 4-6 giờ trước khi ngủ vào ban đêm.
Tranh cãi về chuyện tăng cân
Việc ăn muộn gần giờ đi ngủ sẽ làm bạn tăng cân vẫn còn đang là vấn đề tranh cãi giữa nhiều chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng.
Theo các chuyên gia Đại học Brigham Young, tiêu hoá kém do ăn uống gần giờ đi ngủ có thể đóng góp cho sự tăng cân của bạn. Bởi vì khi ngủ chính là lúc cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi chứ không phải “tập thể dục”. Một số nhà nghiên cứu tin rằng đi ngủ với một cái bụng đang no sẽ làm cho thực phẩm dễ biến thành chất béo.
Những người khác lại tin rằng một lượng thức ăn nhỏ còn sót lại trong bụng khi bạn ngủ không thể là nguyên nhân khiến bạn tăng cân. Bất kể lý thuyết nào là chính xác, nhưng kết luận cuối cùng vẫn là ăn uống gần giờ trước khi đi ngủ sẽ gây trở ngại cho bạn có một đêm ngủ “ngon”.

Theo Gia đình & Xã hội/ aFamily
(alobacsi)

Bình luận (0)