Theo các chuyên gia, hiện nguồn nước nhiễm asen vượt quá mức cho phép và tình trạng nhiễm độc asen ngày càng nặng nề.
Sử dụng nguồn nước nhiễm asen sẽ gây hại nhiều hệ cơ quan như thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, sinh sản…
Nhiễm độc asen rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai.
|
Nhiều bệnh rình rập
Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ô nhiễm asen trong nước ngầm đã được tìm thấy ở nhiều nơi ở miền Bắc, miền Nam. Ở miền Bắc, ô nhiễm asen trong nước ngầm tại khu vực như Hà Nam, Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình… Hà Nam là địa phương có nguồn nước bị nhiễm asen nghiêm trọng nhất với 62% xét nghiệm nước giếng khoan ở địa phương này có nồng độ asen trên 0,05mg/lít. Trong khi, theo tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt của Việt Nam hiện nay, mức asen đối với nước ăn uống là 0,01mg/lít.
Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ô nhiễm asen trong nước ngầm đã được tìm thấy ở nhiều nơi ở miền Bắc, miền Nam. Ở miền Bắc, ô nhiễm asen trong nước ngầm tại khu vực như Hà Nam, Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình… Hà Nam là địa phương có nguồn nước bị nhiễm asen nghiêm trọng nhất với 62% xét nghiệm nước giếng khoan ở địa phương này có nồng độ asen trên 0,05mg/lít. Trong khi, theo tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt của Việt Nam hiện nay, mức asen đối với nước ăn uống là 0,01mg/lít.
Một nghiên cứu mới đây do Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường phối hợp với Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nam tiến hành tại 6 xã của tỉnh Hà Nam cũng cho thấy, trong số 122 mẫu nước có 14% mẫu có nồng độ asen cao hơn mức cho phép. Nước ngầm không xử lý có nồng độ asen cao nhất, tiếp theo là nước ngầm được xử lý, nước vòi và nước mưa. GS.TS Nguyễn Khắc Hải, nguyên Viện trưởng Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường cho biết, với nguồn nước nhiễm asen ở mức >250 mcrg/l thì người dùng chỉ sau 6 tháng là phát bệnh.
|
Nghiên cứu cũng chỉ ra, hiện vẫn còn khoảng 20% dân số (17-18 triệu người) ở khu vực nông thôn sử dụng nước giếng khoan trong sinh hoạt. Sau lọc, hàm lượng asen vượt mức cho phép (>10 mcrg/l) được dùng cho ăn uống vẫn chiếm đến 2/3 số hộ được nghiên cứu. Đặc biệt, có đến 14,7% số hộ dân sử dụng nước uống có hàm lượng asen cao hơn mức 50 mcrg/l.
Theo TS. Nguyễn Duy Bảo, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (Bộ Y tế), nước bị nhiễm asen tại Việt Nam là nguyên nhân của nhiều bệnh nghiêm trọng. Qua kiểm tra tình hình sức khỏe của 3.700 người dân sử dụng nguồn nước ngầm có ô nhiễm asen trên 0,05 mg/l để ăn uống và sinh hoạt tại 8 tỉnh ồng bằng sông Hồng cho thấy, một số biểu hiện bệnh lý liên quan đến asen như: Suy nhược thần kinh chiếm 64,7%; bệnh lý về thai sản chiếm 32,7%; rụng tóc (25,6%); rối loạn cảm giác (19%); rối loạn sắc tố da (4,6%)…
Tại Hà Nam, nghiên cứu của Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường đã phát hiện 8 ca bị nhiễm độc asen ở giai đoạn sau 5 – 10 năm sử dụng nước nhiễm độc. Cũng tại đây, 94,4% giếng khoan được nghiên cứu có hàm lượng asen trong nước cao hơn tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống. Khi tiến hành kiểm tra sức khỏe cho 400 người sống trong khu vực ô nhiễm asen nặng, Viện đã phát hiện có ít nhất 7 trường hợp mắc các chứng bệnh do ăn uống với nguồn nước nhiễm asen.
PGS.TS Trịnh Lê Hùng, khoa Hoá, ĐH KHTN, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, nước bị nhiễm asen vô cơ có nguy cơ cao đối với sức khỏe con người như loét da, hoại tử và nhiều dạng ung thư. Ở phụ nữ mang thai, asen có thể qua nhau thai và bào thai làm tổn hại thai nhi và làm sảy thai sớm. "Nếu sử dụng nguồn nước lâu dài nhiễm asen có thể gây ngộ độc mạn tính dẫn tới rụng tóc, viêm dạ dày, viêm ruột, đau mắt, đau tai, người gầy còm, kiệt sức rồi tử vong trong vài tháng hoặc vài năm. Người bị ngộ độc asen cấp tính có biểu hiện nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy liên tục, khát nước dữ dội, mạch đập yếu… và có thể tử vong sau 24 giờ" – TS Hùng nói.
Theo TS. Nguyễn Duy Bảo, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (Bộ Y tế), nước bị nhiễm asen tại Việt Nam là nguyên nhân của nhiều bệnh nghiêm trọng. Qua kiểm tra tình hình sức khỏe của 3.700 người dân sử dụng nguồn nước ngầm có ô nhiễm asen trên 0,05 mg/l để ăn uống và sinh hoạt tại 8 tỉnh ồng bằng sông Hồng cho thấy, một số biểu hiện bệnh lý liên quan đến asen như: Suy nhược thần kinh chiếm 64,7%; bệnh lý về thai sản chiếm 32,7%; rụng tóc (25,6%); rối loạn cảm giác (19%); rối loạn sắc tố da (4,6%)…
Tại Hà Nam, nghiên cứu của Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường đã phát hiện 8 ca bị nhiễm độc asen ở giai đoạn sau 5 – 10 năm sử dụng nước nhiễm độc. Cũng tại đây, 94,4% giếng khoan được nghiên cứu có hàm lượng asen trong nước cao hơn tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống. Khi tiến hành kiểm tra sức khỏe cho 400 người sống trong khu vực ô nhiễm asen nặng, Viện đã phát hiện có ít nhất 7 trường hợp mắc các chứng bệnh do ăn uống với nguồn nước nhiễm asen.
PGS.TS Trịnh Lê Hùng, khoa Hoá, ĐH KHTN, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, nước bị nhiễm asen vô cơ có nguy cơ cao đối với sức khỏe con người như loét da, hoại tử và nhiều dạng ung thư. Ở phụ nữ mang thai, asen có thể qua nhau thai và bào thai làm tổn hại thai nhi và làm sảy thai sớm. "Nếu sử dụng nguồn nước lâu dài nhiễm asen có thể gây ngộ độc mạn tính dẫn tới rụng tóc, viêm dạ dày, viêm ruột, đau mắt, đau tai, người gầy còm, kiệt sức rồi tử vong trong vài tháng hoặc vài năm. Người bị ngộ độc asen cấp tính có biểu hiện nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy liên tục, khát nước dữ dội, mạch đập yếu… và có thể tử vong sau 24 giờ" – TS Hùng nói.
Loại bỏ asen
Theo TS. Nguyễn Duy Bảo, asen thâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua thực phẩm, nước uống và không khí. Trong nước uống, asen không trông thấy được, không mùi vị, do đó nếu không có phương tiện thử, không thể biết. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị các bệnh do asen gây ra mà chủ yếu dựa vào phương pháp dự phòng. Muốn hạn chế nồng độ asen trong nước sinh hoạt, người dân có thể tự làm bể lọc chủ yếu là lọc qua cát đen, cát vàng và sỏi. Kết quả là từ 41,1% – 63,5% nước sau lọc đạt tiêu chuẩn để ăn uống và 83,2% – 97,6% mẫu nước sau lọc đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt. Thứ hai, mô hình bể lọc cát kết hợp với giàn phun mưa đã giải quyết tương đối triệt để sắt và asen trong nước ngầm: 100% nước sau lọc đạt tiêu chuẩn về hàm lượng asen dùng cho nước sinh hoạt. Mô hình này đã được phổ biến áp dụng tại nhiều tỉnh như: Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định…
Ngoài ra, người dân có thể sử dụng các loại bộ lọc asen chuyên dụng được bày bán và giới thiệu ở Việt Nam trong đó có bộ lọc được asen. Tuy nhiên, TS. Bảo cũng khuyến cáo, chưa có cơ quan nào kiểm định được chất lượng của các bộ lọc này nên người tiêu dùng cần cẩn trọng khi lựa chọn sản phẩm
Một cách khác có thể dùng bột quặng pyrolusite để khử. Đây là phương pháp của Tiến sĩ Bùi Quang Cư tại Viện Công nghệ Hóa học (thuộc Viện Khoa học tự nhiên và Công nghệ Việt Nam). Khi cho bột pyrolusite vào trong nước, asen sẽ phản ứng với các chất trong quặng và đọng lại trên bề mặt. Sau khi vớt bột ra sẽ loại bỏ được asen.
Theo TS. Nguyễn Duy Bảo, asen thâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua thực phẩm, nước uống và không khí. Trong nước uống, asen không trông thấy được, không mùi vị, do đó nếu không có phương tiện thử, không thể biết. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị các bệnh do asen gây ra mà chủ yếu dựa vào phương pháp dự phòng. Muốn hạn chế nồng độ asen trong nước sinh hoạt, người dân có thể tự làm bể lọc chủ yếu là lọc qua cát đen, cát vàng và sỏi. Kết quả là từ 41,1% – 63,5% nước sau lọc đạt tiêu chuẩn để ăn uống và 83,2% – 97,6% mẫu nước sau lọc đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt. Thứ hai, mô hình bể lọc cát kết hợp với giàn phun mưa đã giải quyết tương đối triệt để sắt và asen trong nước ngầm: 100% nước sau lọc đạt tiêu chuẩn về hàm lượng asen dùng cho nước sinh hoạt. Mô hình này đã được phổ biến áp dụng tại nhiều tỉnh như: Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định…
Ngoài ra, người dân có thể sử dụng các loại bộ lọc asen chuyên dụng được bày bán và giới thiệu ở Việt Nam trong đó có bộ lọc được asen. Tuy nhiên, TS. Bảo cũng khuyến cáo, chưa có cơ quan nào kiểm định được chất lượng của các bộ lọc này nên người tiêu dùng cần cẩn trọng khi lựa chọn sản phẩm
Một cách khác có thể dùng bột quặng pyrolusite để khử. Đây là phương pháp của Tiến sĩ Bùi Quang Cư tại Viện Công nghệ Hóa học (thuộc Viện Khoa học tự nhiên và Công nghệ Việt Nam). Khi cho bột pyrolusite vào trong nước, asen sẽ phản ứng với các chất trong quặng và đọng lại trên bề mặt. Sau khi vớt bột ra sẽ loại bỏ được asen.
Phương Thuận
Giadinh
Bình luận (0)