Hội nhậpThế giới 24h

Trung Quốc đóng thêm tàu sân bay đối phó với Nhật Bản

Tạp Chí Giáo Dục

Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ đóng thêm 3 tàu sân bay nội địa nhằm chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản liên quan đến tranh chấp biển đảo, theo tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review (Canada).

 
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc – Ảnh: Reuters

Tàu sân bay Liêu Ninh và tàu sân bay trực thăng Izumo đã trở thành yếu tố sống còn của Hải quân PLA và Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản trong tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trển biển Hoa Đông, theo nhận định của Kanwa Defense Review (KDR) ngày 27.4.

KDR cho rằng Nhật Bản có thể trở thành mối đe dọa lớn hơn đối với Trung Quốc nếu Tokyo sử dụng tàu tấn công đổ bộ lớp Tarawa và triển khai chiến đấu cơ F-35B có khả năng cất cánh thẳng đứng và có khả năng hạ cánh xuống tàu tấn công đổ bộ lớp Tarawa.
Nhưng theo đánh giá của KDR, chiến đấu cơ F-35B (do Mỹ sản xuất) của Nhật Bản được thiết kế chủ yếu dùng cho sứ mạng tấn công trên đất liền và nó không thể địch lại chiến đấu cơ nội địa J-15 của Trung Quốc, được thiết kế dùng cho tàu sân bay.
Đối mặt với Nhật Bản trong trường hợp xảy ra giao tranh, PLA lên kế hoạch đóng thêm ít nhất 3 tàu sân bay dựa theo thiết kế của Liêu Ninh, theo KDR.
 
Tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH, Izumo của Nhật Bản – Ảnh: Reuters
Theo Tân Hoa xã, Bộ Quốc phòng Trung Quốc hồi tháng 2.2014 lại bác bỏ thông tin cho rằng Trung Quốc lên kế hoạch đóng thêm tàu sân bay.
Hiện tàu sân đầu tiên của Trung Quốc là tàu Liêu Ninh mua lại từ Ukraine. Trung Quốc đưa tàu sân bay Liêu Ninh đi vào hoạt động từ năm 2012.
Còn Nhật Bản làm lễ hạ thủy tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH, Izumo trị giá 1,56 tỉ USD vào ngày 6.8.2013, trùng vào dịp nước này kỷ niệm 68 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima.
Căng thẳng tranh chấp lãnh thổ Trung – Nhật leo thang kể từ tháng 9.2012, sau khi Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa một số hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp Sekaku/Điếu Ngư.
Tàu và máy bay cả hai bên thường xuyên “đụng độ” và chơi trò “mèo đuổi chuột” tại vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Theo TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)