Thanh nhiệt, giải nhiệt là việc rất cần quan tâm để giúp cơ thể chống lại thời tiết nắng nóng. Một số món ăn, đồ uống sau đây rất dễ làm, chi phí vừa phải mà rất có tác dụng trong việc thanh nhiệt, giải nhiệt
– Canh tần ô nấu thịt: 500 g rau tần ô lặt kỹ, rửa sạch, để ráo, cắt khúc ngắn; thịt nạc dăm 200 g (có thể thay bằng tôm đất) băm nhuyễn, ướp dầu ăn, hành, nước mắm, muối, tiêu, bột ngọt; hành tím 2 củ băm nhỏ.
Đun sôi nước, cho thịt băm đã ướp vào từng viên nhỏ, thịt chín thì nêm lại vừa ăn, cho tần ô vào khuấy nhẹ rồi bắc xuống ngay. Rắc lên trên ít tiêu, ăn nóng.
Món này kết hợp thịt nạc (vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng bổ huyết, nhuận trường) với rau tần ô (vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát) nên tác dụng rất tốt cho kích thích tiêu hóa, trừ đàm nhiệt, ho, viêm họng do nhiệt hay bị đau mắt đỏ do phong nhiệt.
– Canh hến nấu bồ ngót: 1 kg hến ngâm nước rồi rửa sạch đất cát, cho nước vào nồi ngập hến và thêm ít muối, luộc chín, đãi lấy thịt hến, để ráo nước; rau bồ ngót 200 g tuốt lấy lá, rửa sạch, vò sơ cho mềm; nước luộc hến lọc lấy nước trong, đun sôi và cho thịt hến vào, nêm nước mắm vừa ăn rồi cho rau bồ ngót vào, đun sôi trở lại.
Thịt hến vị ngọt, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, giải độc, nhuận trường, mát gan, thông tiểu nên rất tốt cho người bị nhiệt độc thường sinh mụn nhọt, táo bón, tiểu tiện khó, viêm gan, vàng mắt, tiểu đường. Rau bồ ngót có vị ngọt, tính mát, tác dụng bổ huyết, giải nhiệt, giải độc, nhuận trường, thông tiểu.
Món này cung cấp một lượng canxi đáng kể và rất có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể trong mùa nắng nóng hoặc người suy yếu, hay mụn nhọt, người bị nhiệt gây táo bón, khó tiểu.
– Canh bầu nấu tôm: 1 trái bầu non chừng 500 g, gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành sợi; 200 g tôm bạc rửa sạch, lột vỏ, lấy gân đen rồi băm nhỏ, ướp với ít muối, tiêu; hành lá, rau ngò rửa sạch, cắt nhỏ. Bắc nồi lên bếp, cho ít dầu ăn vào, dầu nóng thì cho tỏi vào phi vàng, cho tôm vào xào đều.
Đổ khoảng 1/2 lít nước, nấu sôi thì cho bầu vào. Bầu vừa chín tới thì nêm nước mắm, đường vừa ăn. Bỏ hành lá và rau ngò, rắc thêm ít tiêu vào trước khi bắc nồi xuống, ăn nóng trong bữa cơm.
Bầu (vị ngọt, tính hàn, tác dụng giải nhiệt, trừ độc, tiêu viêm) và tôm bạc (vị ngọt, tính ấm, tác dụng bổ thận, tráng dương, thông sữa, giải độc) khi kết hợp với nhau thì tính ấm của tôm giảm bớt tính lạnh của bầu nên điều hòa được tính chất hàn nhiệt của món ăn.
Đun sôi nước, cho thịt băm đã ướp vào từng viên nhỏ, thịt chín thì nêm lại vừa ăn, cho tần ô vào khuấy nhẹ rồi bắc xuống ngay. Rắc lên trên ít tiêu, ăn nóng.
Món này kết hợp thịt nạc (vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng bổ huyết, nhuận trường) với rau tần ô (vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát) nên tác dụng rất tốt cho kích thích tiêu hóa, trừ đàm nhiệt, ho, viêm họng do nhiệt hay bị đau mắt đỏ do phong nhiệt.
– Canh hến nấu bồ ngót: 1 kg hến ngâm nước rồi rửa sạch đất cát, cho nước vào nồi ngập hến và thêm ít muối, luộc chín, đãi lấy thịt hến, để ráo nước; rau bồ ngót 200 g tuốt lấy lá, rửa sạch, vò sơ cho mềm; nước luộc hến lọc lấy nước trong, đun sôi và cho thịt hến vào, nêm nước mắm vừa ăn rồi cho rau bồ ngót vào, đun sôi trở lại.
Thịt hến vị ngọt, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, giải độc, nhuận trường, mát gan, thông tiểu nên rất tốt cho người bị nhiệt độc thường sinh mụn nhọt, táo bón, tiểu tiện khó, viêm gan, vàng mắt, tiểu đường. Rau bồ ngót có vị ngọt, tính mát, tác dụng bổ huyết, giải nhiệt, giải độc, nhuận trường, thông tiểu.
Món này cung cấp một lượng canxi đáng kể và rất có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể trong mùa nắng nóng hoặc người suy yếu, hay mụn nhọt, người bị nhiệt gây táo bón, khó tiểu.
– Canh bầu nấu tôm: 1 trái bầu non chừng 500 g, gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành sợi; 200 g tôm bạc rửa sạch, lột vỏ, lấy gân đen rồi băm nhỏ, ướp với ít muối, tiêu; hành lá, rau ngò rửa sạch, cắt nhỏ. Bắc nồi lên bếp, cho ít dầu ăn vào, dầu nóng thì cho tỏi vào phi vàng, cho tôm vào xào đều.
Đổ khoảng 1/2 lít nước, nấu sôi thì cho bầu vào. Bầu vừa chín tới thì nêm nước mắm, đường vừa ăn. Bỏ hành lá và rau ngò, rắc thêm ít tiêu vào trước khi bắc nồi xuống, ăn nóng trong bữa cơm.
Bầu (vị ngọt, tính hàn, tác dụng giải nhiệt, trừ độc, tiêu viêm) và tôm bạc (vị ngọt, tính ấm, tác dụng bổ thận, tráng dương, thông sữa, giải độc) khi kết hợp với nhau thì tính ấm của tôm giảm bớt tính lạnh của bầu nên điều hòa được tính chất hàn nhiệt của món ăn.
Cà chua, cà rốt, khổ qua, bầu… đều là những loại củ và quả rất dễ tìm cho thực đơn giải nhiệt. Ảnh: L. SƠN
Món này rất tốt trong mùa nắng nóng vì vừa giải nhiệt độc, tăng cường khí lực lại có tác dụng phòng ngừa các chứng mụn nhọt, viêm nhiễm ngoài da. Tuy nhiên, lưu ý là nam giới thận suy, dương khí kém thì nên dùng nhiều tôm, giảm bầu; người bị lạnh bụng, đầy hơi, đi tiêu lỏng thì không nên ăn.
– Nước chanh, cà rốt: Táo tây 1 trái gọt bỏ vỏ, xắt hạt lựu rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng 1 củ cà rốt. Thêm 1 muỗng canh nước chanh vắt vào và khuấy đều, có thể thêm ít đường cho dễ uống. Món này dùng ngay, ướp lạnh hoặc thêm đá lạnh đều được.
Ngoài tác dụng giải nhiệt, chống nóng, kích thích tiêu hóa, món này còn tác dụng trong việc cải thiện thị lực, thích hợp với trường hợp mắt bị mệt mỏi.
– Nước thơm, lê: 1/2 trái thơm gọt bỏ vỏ và mắt, thêm nước vào xay nhuyễn cùng 1 trái lê gọt vỏ, thêm chút đường hoặc mật ong vào khuấy đều với một ít muối. Món này bổ sung nước và muối khoáng, sinh tố cho cơ thể, bảo vệ làn da luôn mát mẻ trước nhiệt độ cao.
– Nước sữa chua, cà chua: Sữa chua 1 hộp; cà chua 2 trái rửa sạch, cho vào máy xay thành nước cùng sữa, nước lọc và 1 muỗng canh nước chanh. Món này giàu sinh tố A và sinh tố C nên có tác dụng bồi dưỡng, chống nóng và dưỡng da rất tốt.
– Nước khổ qua, mật ong: Khổ qua (mướp đắng) 1 trái rửa sạch, ép hoặc xay lấy nước, khuấy đều cùng 2 muỗng canh mật ong. Món này có tác dụng an thần, giải nhiệt độc, hạ hỏa, giúp phòng ngừa mụn nhọt, rôm sẩy và các loại nhiễm trùng ngoài da nên rất thích hợp trong mùa hè.
Đây cũng là bài thuốc được sử dụng để chữa trị trường hợp trong người luôn có cảm giác bực bội, khó chịu, khó ngủ, biếng ăn, táo bón, tiểu gắt.
– Nước bí đao, gừng: Bí đao 50 g đến 100 g rửa sạch, cho vào nồi cùng vài lát gừng tươi và khoảng 500 ml nước, nấu nhỏ lửa cho đến khi còn khoảng 150 ml, thêm chút đường vào. Món này có tác dụng giải khát, giải nhiệt, lợi tiểu, rất thích hợp lúc thời tiết oi bức khó chịu.
– Nước chanh, cà rốt: Táo tây 1 trái gọt bỏ vỏ, xắt hạt lựu rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng 1 củ cà rốt. Thêm 1 muỗng canh nước chanh vắt vào và khuấy đều, có thể thêm ít đường cho dễ uống. Món này dùng ngay, ướp lạnh hoặc thêm đá lạnh đều được.
Ngoài tác dụng giải nhiệt, chống nóng, kích thích tiêu hóa, món này còn tác dụng trong việc cải thiện thị lực, thích hợp với trường hợp mắt bị mệt mỏi.
– Nước thơm, lê: 1/2 trái thơm gọt bỏ vỏ và mắt, thêm nước vào xay nhuyễn cùng 1 trái lê gọt vỏ, thêm chút đường hoặc mật ong vào khuấy đều với một ít muối. Món này bổ sung nước và muối khoáng, sinh tố cho cơ thể, bảo vệ làn da luôn mát mẻ trước nhiệt độ cao.
– Nước sữa chua, cà chua: Sữa chua 1 hộp; cà chua 2 trái rửa sạch, cho vào máy xay thành nước cùng sữa, nước lọc và 1 muỗng canh nước chanh. Món này giàu sinh tố A và sinh tố C nên có tác dụng bồi dưỡng, chống nóng và dưỡng da rất tốt.
– Nước khổ qua, mật ong: Khổ qua (mướp đắng) 1 trái rửa sạch, ép hoặc xay lấy nước, khuấy đều cùng 2 muỗng canh mật ong. Món này có tác dụng an thần, giải nhiệt độc, hạ hỏa, giúp phòng ngừa mụn nhọt, rôm sẩy và các loại nhiễm trùng ngoài da nên rất thích hợp trong mùa hè.
Đây cũng là bài thuốc được sử dụng để chữa trị trường hợp trong người luôn có cảm giác bực bội, khó chịu, khó ngủ, biếng ăn, táo bón, tiểu gắt.
– Nước bí đao, gừng: Bí đao 50 g đến 100 g rửa sạch, cho vào nồi cùng vài lát gừng tươi và khoảng 500 ml nước, nấu nhỏ lửa cho đến khi còn khoảng 150 ml, thêm chút đường vào. Món này có tác dụng giải khát, giải nhiệt, lợi tiểu, rất thích hợp lúc thời tiết oi bức khó chịu.
Ngoài các món ăn trên, nên cho trẻ ăn thêm các loại chè đậu xanh, đậu ván, sắn dây…
Theo NLĐ
Bình luận (0)